ÔN TẬP BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ

Một phần của tài liệu Ke hoach giang day (Trang 39 - 41)

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

ÔN TẬP BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ

TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 6 I.Mục tiêu:

-Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vận động phụ họa

-Tập biểu diễn bài hát

II.Chuẩn bị của giáo viên:

-Nhạc cụ quen dùng: Đàn organ

-Chuẩn bị một vài động tác phụ họa cho bài hát -Đọc nhạc và đàn giai điệu bài tập đọc nhạc số 6 -Bảng phụ

III.Hoạt động dạy – học chủ yếu:

1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

-Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tre ngà bên lăng Bác

-Đàn lại giai điệu bài hát

-Học sinh hát bài hát: Tre ngà bên lăng Bác bằng cách hát lĩnh xướng, song ca.

-Trình bày bài hát bằng cách hát lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm theo nhịp

-Hướng dẫn một vài động tác phụ họa đơn giản: Cho học sinh thực hiện trước, sau đó nếu động tác phù hợp sẽ tập cho cả lớp.

-Cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát -Mời một nhóm 4-5 em lên biểu diễn

-Nhận xét

*Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 6: Chú bộ đội

-Treo bảng phụ, giới thiệu bài tập đọc nhạc: Hôm nay chúng ta sẽ học bài TĐN số 6 mang tên Chú bộ đội của nhạc sĩ Hoàng Hà.

-Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp gì?có mấy ô nhịp? Bài hát chia thành hai câu, mỗi câu có 4 nhịp. -Hỏi học sinh: Nốt thấp nhất trong bài, nốt cao nhất trong bài là nốt nào?

-Một học sinh nêu tên các nốt nhạc có trong bài từ thấp đến cao?

-Giáo viên chỉ từng nốt, học sinh đọc tên nốt nhạc. -Trong bài gồm các hình nốt gì?

-Luyện tập tiết tấu: Giáo viên ghi tiết tấu lên bảng, Gõ mẫu, học sinh lắng nghe và thực hiện

-Hướng dẫn học sinh nhìn vào bài tập đọc nhạc, vừa đọc tên nốt vừa gõ tiết tấu.

-Học sinh luyện tập cao độ theo thang âm các nốt có trong bài.

-Tập đọc nhạc từng câu ngắn, giáo viên đàn giai điệu khoảng 2-3 lần rồi bắt nhịp hoc học sinh đọc hòa theo đàn.

-Chỉ định một vài học sinh đọc lại, hướng dẫn những chỗ chưa đúng.

-Tập câu sau tương tự như câu đầu, cho học sinh đọc nối các câu với nhau.

-Lắng nghe -Hát theo cách hát lĩnh xướng, song ca -Hát theo cách hát lĩnh xướng, đồng ca -Tập động tác phụ họa -Hát kết hợp vận động theo nhạc -Một nhóm lên biểu diễn

-Lắng nghe

-Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ -Trả lời

-Trả lời -Học sinh nêu -Đọc tên nốt nhạc -Trả lời

-Luyện tập tiết tấu -Thực hiện

-Luyện cao độ -Tập từng câu -Học sinh đọc -Nối các câu

-Học sinh đọc cả bài, giáo viên lắng nghe, sửa sai. -Mời 1-2 học sinh khá đọc lại bài cho cả lớp nghe. -Giáo viên đàn giai điệu cả bài, học sinh đọc nhạc sau đó ghép lời ca.

-Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm đọc nhạc một nhóm ghép lời ca.

-Hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách

-Chỉ định 1-2 học sinh thực hiện

-Nhắc học sinh thể hiên sắc thái vui tươi của bài tập đọc nhạc. -Đọc cả bài -1,2 em đọc bài -Đọc nhạc, ghép lời -Thực hiện -Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách -Thực hiện -Ghi nhớ 4.Củng cố - dặn dò:

-Giáo viên nhận xét tiết học.

-Nhắc nhở học sinh về hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát, chú ý thể hiện sắc thái mềm mại, tha thiết của bài hát.

-Nhắc học sinh đọc bài tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, chú ý thể hiện sắc thái tươi vui của bài tập đọc nhạc.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

……… ……… ………

Một phần của tài liệu Ke hoach giang day (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w