Về kỹ năng quản lý công việc

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ đề XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU PHỐI NHÂN SỰ TẠI KHÁCH SẠN VINPEARL LUXURY LANDMARK 81 TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH COVID – 19 (Trang 32)

Ngoài ra, tôi còn học được cách quản lý công việc của bản thân, không để mình rơi vào tình trạng quá tải do đã học được cách liệt kê và sắp xếp công việc theo nhóm ưu tiên cần làm và những việc cần nhiều thời gian. Tôi cũng học được việc chuẩn chỉnh từ tác phong diện mạo cho đến cách làm việc gọn gàng, không hấp tấp và cũng như là phong thái tự tin khi gặp mọi tình huống khó khăn để bình tĩnh giải quyết.

23 3.4.4 Về kỹ năng văn phòng :

Với những gì bản thân tôi học được đa số sẽ là cách giao tiếp, ứng xử tình hoặc tổ chức sự kiện từ các môn học trong Trường tuy nhiên, cho đến khi đảm nhận vị trí này tôi nhận ra mình còn quá lơ là với các kỹ năng về văn phòng. Cụ thể như là kiến thức Excel của tôi chưa thật sự quá giỏi để có thể sử dụng một cách rành rẽ, nhanh chóng nên sau những lần như vậy tôi lại được chị Ngọc chỉ dạy thêm về các thao tác. Bên cạnh đó, tôi cũng thật sự giỏi hơn trong việc sử dụng các thiết bị điện tử như máy chiếu, loa bằng việc setup các lớp đào tạo, định hướng cho cán bộ nhân viên. Trong đó, tôi khá hài lòng khi mình thành thạo hơn trong việc sử dụng máy photo, in ấn màu và cách tự cài đặt chúng lên máy tính. 3.5 Thuận lợi và khó khăn :

3.5.1 Thuận lợi

Tôi đã vô cùng may mắn và thuận lợi khi được vào làm việc cùng với các anh chị nhân viên cực kì dễ thương, họ thấu hiểu và cảm thông cho tôi mỗi lần tôi gặp vấn đề trong công việc. Có thể là những hôm tôi quên mất các thao tác trong công việc hoặc công việc chưa thật sự chỉnh chu, mọi người sẽ luôn góp ý và nhắc nhở nhẹ nhàng.

Tôi cũng cảm thấy vô cùng tự hào khi lựa chọn đúng ngôi trường có kinh nghiệm và có tiếng tăm về đào tạo sinh viên ngành Khách sạn – Du lịch – Nhà hàng. Nhờ đó, không chỉ năng lực tôi được phát triển mà còn gây thiện cảm hơn khi phỏng vấn xin thực tập so với các trường đại học khác. Tôi cũng nghe rất nhiều lời khen dành tặng cho sinh viên Đại học Hoa Sen vì khả năng tiếp thu cũng như năng lực làm tốt hơn khá nhiều so với một số trường khác.

3.5.2 Khó khăn

Không chỉ riêng đối với tôi mà còn với tất cả nhân viên khách sạn đang thấy rằng dịch bệnh đã gây ra quá nhiều khó khăn trong công việc của mọi người. Thực tập trong khoảng thời gian này tôi luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi do khu vực xung quanh khách sạn có rất nhiều khu chung cư cao tầng, số lượng cho thấy khá nhiều người nước ngoài cũng như là cư dân nơi đây sẽ rất dễ lây nhiễm. Đã

24 có khoảng thời gian tôi đứng trước băn khoăn nên xin nghỉ hay không do gia đình lo lắng nhưng sau cùng tôi cũng quyết định vẫn tiếp tục đi làm, hoàn thành xong kỳ Thực tập Tốt nghiệp lần này cũng một phần do chị sếp hướng dẫn tôi vô tình thuộc diện nghi nhiễm ca F1 và sẽ càng khó khăn hơn nếu cả tôi cũng xin nghỉ trong thời điểm đó.

Khó khăn thứ hai đối với tôi là khoảng cách từ nhà đến Khách sạn là một quãng đường khá xa và phải mất 50 phút đi và gần 90 phút để về do đoạn đường đi qua rất nhiều bến xe cũng như chợ gây nên tình trạng kẹt xe khá nghiêm trọng. Trong những ngày đợt dịch thứ tư bùng nổ, tình trạng này đã được cải thiện hơn rất nhiều, đoạn đường tuy thoát khỏi ắt tắt xe cộ nhưng lại gặp một vấn đề khác là khả năng cách ly cao, đi qua nhiều chốt chống dịch.

Ngoài ra, các kiến thức về các thiết bị văn phòng do chưa từng sử dụng hoặc không có cơ hội sử dụng nên khoảng thời gian đầu tôi đã khá chật vật để làm quen kể cả với việc in một chiếc poster qua email cũng sẽ gây khó khăn để phải định dạng lại đúng kích cỡ nhưng khi tập làm đến những lần sau tôi đã thành thạo hơn và khiến công việc trở nên suôn sẻ hơn.

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU PHỐI NHÂN SỰ TẠI KHÁCH SẠN VINPEARL LUXURY LANDMARK 81

TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH COVID - 19 4.1 Thực trạng hiện tại

4.1.1 Ảnh hưởnng của dịch bệnh Covid – 19 đến ngành du lịch :

Dịch Covid được phát hiện lần đầu tại nước láng giềng Trung Quốc gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế nơi đây, song các biện pháp ngăn chặn còn chưa đáp ứng được thì dịch đã bùng phát sang các nước khác, trong đó có cả Việt Nam. Do Đảng và Chính phủ đã có những chỉ thị cấp bách và quyết định cách ly nhanh chóng các tình trạng nghi nhiễm đã giúp cho phần nào tình trạng dịch bệnh tiến vào trở nên tốt hơn so với Thế giới. Tuy nhiên, cho việc kinh doanh các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí vẫn hoạt động khiến cho tình hình kiểm soát dịch của

25 Nhà nước gặp trở ngại và buộc phải đưa ra các lệnh đóng cửa và tạm ngưng kinh doanh với những dịch vụ tụ tập đông người gây ra khả năng lây nhiễm cao cho cộng đồng.

Trong thời gian đó, việc đón Tết của người dân Hà Nội cũng trở nên khó khăn và vắng vẻ hơn bao giờ hết do các trường hợp lây nhiễm thuộc diện F0 ồ ạt được phát hiện tại Thủ đô này. Người dân bắt buộc phải thực hiện cách ly theo chỉ thị của Nhà nước khiến cho việc kinh doanh các lĩnh vực ăn uống, lưu trú và nhất là dịch vụ rơi vào tình trạng đóng băng. Các chốt dân phòng, an ninh được lập ra nhằm phong tỏa những khu có người nhiễm và người dân cả nước được yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, sử dụng nước rửa tay để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ lây nhiễm. Song với chừng ấy những biện pháp vẫn chưa đủ để ngăn cản dịch bệnh lây lan vào các vùng trên cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu xuất hiện có những ca nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng khiến cho tất cả các khách sạn từ Sheraton, Park Hyatt, Vinpearl,… phải cắt giảm nhân lực nhằm tìm cách đối chọi khi lượng khách lưu trú giảm mạnh xuống dưới 10% trong đó có những khách nước ngoài lưu trú dài hạn bị kẹt lại do không thể về nước.

Báo cáo của UNWTO cho biết ảnh hưởng của đại dịch lần này gây ra một tác động khủng khiếp đến lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu, gây sụt giảm xuống hơn 1 tỷ lượt. Tổng thu toàn cầu bị thất thoát đến hơn nghìn tỷ USD gây ra tình trạng thất nghiệp cho hơn 100 – 120 triệu người lao động trong ngành, các tệ nạn xã cũng có xu hướng tăng lên, lương trợ cấp thất nghiệp cho nhân công tăng lên và chính phủ của các nước phải xuất quỹ ra nhằm cứu trợ những tình trạng khó khăn cũng như đầu tư vào vắc - xin chống dịch. Các doanh nghiệp Nhà hàng – Du lịch – Khách sạn cầm cự tìm cách vượt qua sau những lần bình ổn tình hình họ nhìn ra cơ hội phát triển du lịch nội bộ giá rẻ hướng tới người dân trong nước nhằm kích cầu nền du lịch nước nhà. Xu hướng du lịch tại chỗ bắt đầu hình thành và có chiều hướng tốt hơn, trở thành biện pháp giúp các doanh nghiệp lớn chống chọi với tình hình dịch.

Tuy nhiên, vừa chưa kịp ổn định trước 3 đợt dịch trước đó, các khách sạn lại phải lao đao với đợt dịch thứ tư kéo đến. Chưa kịp tuyển nhân sự lấp đầy các

26 vị trí thì lại phải tìm phương án giảm định biên do ngân sách chi trả nhân công dần cạn kiệt. Tình hình diễn biến và ảnh hưởng ngày càng phức tạp của dịch bệnh đến ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng khiến cho các nhà đầu tư lại một lần nữa thực hiện các chính sách cắt giảm sâu, tiền lương và các quyền lợi đi kèm bị dẹp bỏ, nhân viên vừa ra trường đã thất nghiệp, lượng nhân viên bỏ ngành thì cứ tăng đều, gây áp lực không nhỏ đến nguồn nhân lực lao động vận hành các lĩnh vực này.

4.1.2 Phân tích vấn đề của Khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 hiện tại : hiện tại :

Khoảng thời gian đợt dịch thứ ba vừa có tín hiệu ngưng lây nhiễm ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Khách sạn những tưởng rằng đây sẽ là giai đoạn giúp cho Vinpearl Luxury Landmark 81 trở mình bằng cách mở lại các dịch vụ vui chơi giải trí trước đó. Các dự án mới dành cho mùa hè như mở bán các gói picnic dành cho khách hàng và sản xuất bánh trung thu - hai trong số hoạt động quan trọng của Khách sạn cũng trở nên khó khăn hơn . Điều bất ngờ và khó lường nhất khiến cho tất cả trở thành tình trạng đóng băng như hiện giờ là do đợt dịch thứ tư lại bùng phát, một số các tòa nhà dân cư xung quanh khách sạn đã bị phong tỏa do nghi có ca nhiễm covid – 19.

Ngay từ đợt dịch đầu tiên vào khoảng tháng 3 năm 2020, Khách sạn đã ra chủ trương cắt giảm định biên đối với cán bộ nhân viên có mức đánh giá hoặc không hoàn thành các lớp học đào tạo và yếu kém trong năng lực giải quyết công việc. Tỷ lệ nhân viên cắt giảm sau định biên là 60% trên tổng số 286 cán bộ nhân viên ban đầu và tiếp tục duy trì đến tình hình hiện tại, khách sạn không tuyển thêm. Tuy vậy, ảnh hưởng của đợt dịch thứ tư này quá nặng nề khiến cho tỷ lệ OCC tụt xuống gần như bằng 0% chưa tính khách longstay. Tổng quản lý đã đưa ra quyết định chỉ cho phép 50% số lượng nhân viên trên toàn khách sạn được phép đi làm. Các nhân viên sẽ bị cắt công từ 26 công xuống 12 công mỗi tháng đồng nghĩa với việc lương nhận được cũng giảm khá nhiều. Cũng do dịch tấn công quá nặng nề, một số nhân viên đã xin nghỉ để chuyển sang công việc khác trong đó có cả các nhân viên lâu năm khiến cho khối lượng công việc trở nên khó khăn hơn.

27 Việc cắt giảm định biên cùng với số lượng cán bộ nhân viên nghỉ việc quá nhiều đã dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự, công việc trở nên nhiều hơn so với lượng nhân viên được phép đi làm. Cụ thể, một số cán bộ nhân viên ở vị trí giám sát, tổ trưởng rời đi khiến công việc ắt tắt do không có nhân sự có đủ chuyên môn đảm nhận cũng như giải quyết.

4.2 Các giải pháp bộ phận Nhân sự đang áp dụng nhằm đối phó với dịch Covid – 19

Về mặt sức khỏe, Công ty Cổ phần Vinpearl nói chung và khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 nói riêng ngay từ những ngày đầu có dấu hiệu dịch bùng phát trở lại đã lập tức lập chốt an ninh với các trang bị máy rửa tay tự động, đo nhiệt độ và giám sát việc đeo khẩu trang khi đi làm. Nghiêm túc thực hiên các chỉ thị y tế của Nhà nước như: chương trình 5K, Khai báo y tế, cách ly theo dõi ngay những trường hợp nghi nhiễm và cho các cán bộ nhân viên đi kiểm tra y tế nếu phát hiện bất thường.

Ngoài ra, Văn phòng Tổng quản lý cũng thường xuyên cập nhật theo dõi các diễn biến dịch để đưa ra những chính sách nhằm đảm bảo an toàn lao động trong giai đoạn này. Vinpearl hiện đã thiết lập một số tiêu chuẩn và quy trình vệ sinh nghiêm ngặt trong khâu quản lý nhân sự cũng như nhằm đảm bảo an toàn cho chính người lao động. Để đảm bảo những quy định này không thể lơ là và ràng buộc mọi người phải chấp hành nghiêm túc, bộ phận Nhân sự cũng như Văn phòng Tổng quản lý đã đưa ra mức phạt trừ 10% trực tiếp vào lương đối với những hành vi bị bắt gặp hoặc an ninh quan sát được qua Camera. Điều này khiến cho nhân viên đang làm việc tại khách sạn cảm thấy an tâm công tác hơn.

Vì những ảnh hưởng của dịch bùng phát mạnh lần nữa, Công ty lại ra đưa ra thêm chỉ thị cắt giảm cả những vị trí hỗ trợ và chỉ giữ lại các vị trí ở cấp quản lý để gánh cả các việc giấy tờ đấy, điển hình như các vị trí Thư ký F&B, Thư ký Tổng bếp trưởng điều hành tất cả các khu vực bếp, hay một số vị trí nhân viên phục vụ Banquet,… Đối với các nhân sự được giữ lại, Khách sạn cũng buộc lòng phải cắt giảm lương bằng cách áp dụng hình thức giảm giờ công lao động từ khoảng 26 ngày công xuống còn khoảng 12 ngày công trong một tháng. Đối với

28 những vị trí của một số bộ phận khối vận hành như Spa, Banquet, Khách sạn cũng hạn chế việc lên công ty trong thời điểm hiện tại do yêu cầu giãn cách và cấm mở cửa các dịch vụ tụ tập đông người của Nhà nước.

Để vượt qua lần đại nạn này, bộ phận Nhân sự lại lần nữa phải đối mặt với bài toán khó về nhân công và lương thưởng của cán bộ nhân viên. Sau đợt dịch đầu tiên vào khoảng tháng 3 năm 2020, Khách sạn đã đưa việc cắt giảm định biên đối với một số các nhân công chưa đáp ứng đủ năng lực trong công việc cũng như là chú trọng việc tuyển Trainee vào các vị trí hỗ trợ như Thư ký các bộ phận và nhân viên Tiền sảnh để tối đa lượng công việc vẫn được xử lí nhưng không phải chi trả về lương.

Về tuyển dụng, khách sạn tuy hiện tại không tuyển thêm các vị trí mới nhưng cũng vẫn chuẩn bị đăng tuyển khi dịch có dấu hiệu ngưng lại và trong thời gian đó sẽ vẫn lưu giữ các hồ sơ nhân sự có tiềm năng cao.

4.3 Giải quyết vấn đề

Có thể thấy rằng về mảng nhân sự, Khách sạn nói chung và Văn phòng Tổng quản lý nói riêng đã kịp thời có những chính sách cần thiết và ngay lập tức để cắt giảm chi phí không đáng có nhằm giúp Khách sạn chống chọi với tình hình căng thẳng của đợt dịch bùng phát thứ tư. Sau 3 tháng học việc và quan sát tình hình tại đây tôi nhận thấy rằng khách sạn đang trên đường để tìm ra thêm các giải pháp hỗ trợ nhân viên có việc làm nhưng vẫn phải tối ưu được ngân sách chi trả cho các cán bộ nhân viên. Có những phương pháp đã và đang được áp dụng tuy nhiên theo góc nhìn của tôi vẫn cảm thấy còn một số các khuyết điểm mà Khách sạn vẫn chưa có giải pháp chu toàn. Qua đó, tôi cũng xin được đưa ra vài góp ý dựa trên quan điểm cá nhân nhằm hỗ trợ Khách sạn có các phương án giải quyêts tốt hơn như sau:

 Điều chuyển nhân sự dư để hỗ trợ các bộ phận khác

Với tình hình hiện tại, các khối vận hành đang ở thế bị động và dư thừa nhân lực, tuy nhiên một số khối back office thì vẫn trong guồng quay của các dự án và biện pháp cải tạo, điều chỉnh nhân cơ hội các dịch vụ đang đóng cửa. Do

29 đó, việc đưa các nhân viên này sang bộ phận khác thuộc khối văn phòng hỗ trợ có thể giảm tình trạng dư thừa và thiếu hụt, tạo công ăn việc làm cho nhân viên. Điển hình nhất là nhân viên thuộc bộ phận Bếp tiệc, trong thời gian này, các nhân viên bộ phận này có thể sang Bếp Canteen hoặc nhà hàng Oriental Pearl để hỗ trợ.

 Chuyển đổi vị trí của nhân sự hoặc gửi đi đào tạo chéo

Có thể nói, thời gian này khá phù hợp với việc mở các lớp đào tạo cũng như là cơ hội để giúp các nhân viên Khách sạn có cơ hội nâng cao tay nghề cũng như là kiến thức của bản thân. Thông qua việc một số vị trí quan trọng vẫn còn trống, tôi thiết nghĩ một số bộ phận có thể đề cử ra nhân viên xuất sắc để

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ đề XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU PHỐI NHÂN SỰ TẠI KHÁCH SẠN VINPEARL LUXURY LANDMARK 81 TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH COVID – 19 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)