Dịch Covid được phát hiện lần đầu tại nước láng giềng Trung Quốc gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế nơi đây, song các biện pháp ngăn chặn còn chưa đáp ứng được thì dịch đã bùng phát sang các nước khác, trong đó có cả Việt Nam. Do Đảng và Chính phủ đã có những chỉ thị cấp bách và quyết định cách ly nhanh chóng các tình trạng nghi nhiễm đã giúp cho phần nào tình trạng dịch bệnh tiến vào trở nên tốt hơn so với Thế giới. Tuy nhiên, cho việc kinh doanh các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí vẫn hoạt động khiến cho tình hình kiểm soát dịch của
25 Nhà nước gặp trở ngại và buộc phải đưa ra các lệnh đóng cửa và tạm ngưng kinh doanh với những dịch vụ tụ tập đông người gây ra khả năng lây nhiễm cao cho cộng đồng.
Trong thời gian đó, việc đón Tết của người dân Hà Nội cũng trở nên khó khăn và vắng vẻ hơn bao giờ hết do các trường hợp lây nhiễm thuộc diện F0 ồ ạt được phát hiện tại Thủ đô này. Người dân bắt buộc phải thực hiện cách ly theo chỉ thị của Nhà nước khiến cho việc kinh doanh các lĩnh vực ăn uống, lưu trú và nhất là dịch vụ rơi vào tình trạng đóng băng. Các chốt dân phòng, an ninh được lập ra nhằm phong tỏa những khu có người nhiễm và người dân cả nước được yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, sử dụng nước rửa tay để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ lây nhiễm. Song với chừng ấy những biện pháp vẫn chưa đủ để ngăn cản dịch bệnh lây lan vào các vùng trên cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu xuất hiện có những ca nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng khiến cho tất cả các khách sạn từ Sheraton, Park Hyatt, Vinpearl,… phải cắt giảm nhân lực nhằm tìm cách đối chọi khi lượng khách lưu trú giảm mạnh xuống dưới 10% trong đó có những khách nước ngoài lưu trú dài hạn bị kẹt lại do không thể về nước.
Báo cáo của UNWTO cho biết ảnh hưởng của đại dịch lần này gây ra một tác động khủng khiếp đến lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu, gây sụt giảm xuống hơn 1 tỷ lượt. Tổng thu toàn cầu bị thất thoát đến hơn nghìn tỷ USD gây ra tình trạng thất nghiệp cho hơn 100 – 120 triệu người lao động trong ngành, các tệ nạn xã cũng có xu hướng tăng lên, lương trợ cấp thất nghiệp cho nhân công tăng lên và chính phủ của các nước phải xuất quỹ ra nhằm cứu trợ những tình trạng khó khăn cũng như đầu tư vào vắc - xin chống dịch. Các doanh nghiệp Nhà hàng – Du lịch – Khách sạn cầm cự tìm cách vượt qua sau những lần bình ổn tình hình họ nhìn ra cơ hội phát triển du lịch nội bộ giá rẻ hướng tới người dân trong nước nhằm kích cầu nền du lịch nước nhà. Xu hướng du lịch tại chỗ bắt đầu hình thành và có chiều hướng tốt hơn, trở thành biện pháp giúp các doanh nghiệp lớn chống chọi với tình hình dịch.
Tuy nhiên, vừa chưa kịp ổn định trước 3 đợt dịch trước đó, các khách sạn lại phải lao đao với đợt dịch thứ tư kéo đến. Chưa kịp tuyển nhân sự lấp đầy các
26 vị trí thì lại phải tìm phương án giảm định biên do ngân sách chi trả nhân công dần cạn kiệt. Tình hình diễn biến và ảnh hưởng ngày càng phức tạp của dịch bệnh đến ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng khiến cho các nhà đầu tư lại một lần nữa thực hiện các chính sách cắt giảm sâu, tiền lương và các quyền lợi đi kèm bị dẹp bỏ, nhân viên vừa ra trường đã thất nghiệp, lượng nhân viên bỏ ngành thì cứ tăng đều, gây áp lực không nhỏ đến nguồn nhân lực lao động vận hành các lĩnh vực này.