Thực trạng công tác quản lý đất đa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 39)

Trong những năm qua, UBND huyện Vĩnh Tường đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật đất đai như Luật Đất đai, các nghị định, thông tư... theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chủ trương, chính sách của tỉnh đề ra. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện dần đã đi vào nền nếp và đạt được những thành tựu khả quan.

Việc quản lý sử dụng đất ở Vĩnh Tường nói riêng và cả nước nói chung được tăng cường từ khi có Luật đất đai. Nhiều chính sách về đất đai như giao đất nông nghiệp, đất ở, quy hoạch đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính… đang được quản lý, sử dụng ở Vĩnh Tường.

Tuy nhiên việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất diễn ra dưới hình thức khác nhau gây khó khăn trong việc giải quyết. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên chủ yếu do cơ sở dữ liệu về đất đai còn chưa chặt chẽ, hồ sơ về đất đai chưa được thiết lập đồng bộ, đội ngũ cán bộ địa chính thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, hơn nữa những chính sách về đất đai được ban hành đã không phù hợp với nền kinh tế thị trường gây nên rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc cập nhật, theo dõi biến động đất không đầy đủ, không liên tục, thiếu các tài liệu cần thiết cho việc quản lý sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2013 được sự chỉ đạo lãnh đạo của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện và của các cơ quan chuyên môn cấp trên, công tác quản lý đất đai của huyện đã có chuyển biến tích cực trên các mặt. Cụ thể:

3.1.2.1. Địa giới hành chính

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, là huyện mới được tách từ huyện Vĩnh Lạc (1997), đến nay toàn huyện có 3 thị trấn và 26 xã.

Việc xác định ranh giới của huyện với các huyện và tỉnh khác đã hoàn thành: Phía Đông giáp huyện Yên Lạc; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ (thành phố Việt Trì) và thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì); phía Nam giáp thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây); phía Bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Lập

Thạch, đã được xác định cụ thể trong hồ sơ địa giới hành chính. Toàn bộ ranh giới, địa giới được xác định rõ ràng, không có tranh chấp.

3.1.2.2. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính

Trong những năm 1982 - 1985 trên địa bàn huyện mới tiến hành xây dựng bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng chính phủ trên đất nông nghiệp và một phần đất thổ cư. Loại bản đồ này có độ chính xác không cao, hiện tượng đo chồng, đo sót, thậm chí có địa phương còn bỏ sót không thống kê hết diện tích đất trong ranh giới tự nhiên. Việc chỉnh lý, điều chỉnh, bổ sung tuy được cán bộ địa chính cập nhật song chưa đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ về đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết các tranh chấp về đất đai. Do vậy trong thời gian tới huyện Vĩnh Tường rất cần được sự quan tâm của nhà nước trong việc đo đạc bản đồ địa chính quy để thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn.

Năm 2010 được sự quan tâm của Nhà nước cũng như tỉnh, thực hiện Quyết định số: 3971/QĐ-UBND V/v phê duyệt thiết kế kỹ thuật - Dự toán thành lập Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000 và hồ sơ địa chính huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. Trên địa bàn huyện đã triển khai đo đạc thành lập bản đồ địa chính chi tất cả các xã, thị trấn nhằm phục vụ trong công tác quản lý về đất đai một cách chặt chẽ.

Một số văn bản của UBND huyện Vĩnh Tường trong công tác quản lý đất đai: Văn bản số 1201/UBND-TNMT ngày 23/5/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 20/6/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường về việc tổ chức chiến dịch xử lý vi phạm Luật đất đai từ ngày 25/6 đến ngày 31/12/2019.

Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 20/6/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường về việc tăng cường các biện pháp quản lý, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện.

3.1.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để sắp xếp quỹ đất đai cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh được sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Đây là một nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về đất đai, được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.

UBND huyện Vĩnh Tường đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tường giai đoạn 1997 - 2010; Lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tường đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2006.

Nhu cầu bức xúc đặt ra là phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tường cho thời kỳ mới (2011- 2020) để đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ có diễn biến tiêu cực và phát huy các yếu tố tích cực, làm cơ sở sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả cao, thiết lập các hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Do vậy, ngày 10/01/2014 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 78/QĐ- UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và Nghị Quyết số 33/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhiều dự án trọng điểm của huyện Vĩnh Tường đã được thực hiện theo quy hoạch như: Đường trục trung tâm huyện Vĩnh Tường; Đê Trung ương; Cụm Công nghiệp Đồng Sóc; Khu Công nghiệp Chấn Hưng; Khu đô thị sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường; Khu sinh thái Đầm Rưng; Chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị thương mại Vĩnh Tường…

3.1.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giá đất thu hồi đất

- Giao đất, cho thuê đất:

Công tác giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân được tiêu chuẩn đất dịch vụ theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc: Việc giải quyết chính sách đất dịch vụ, đất giãn dân là chính sách lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, liên quan đến rất nhiều hộ gia đình, cá nhân và là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện tới cơ sở từ cuối năm 2009 đến nay. Do vậy, ngay sau khi UBND tỉnh ban hành quy định về giải quyết đất dịch vụ kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 11/11/2009, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách đất dịch vụ do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện làm Trưởng ban. Trưởng ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều Hội nghị họp, bàn, chỉ đạo, giao nhiệm vụ triển khai thực hiện chính sách đất dịch vụ đến các thành viên ban chỉ đạo, Chủ tịch và cán bộ địa chính của các xã, thị trấn; các thành viên ban chỉ đạo có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện tại cơ sở và thường xuyên báo cáo tiến độ về ban chỉ đạo (phòng Tài nguyên & Môi trường là cơ quan thường trực của BCĐ tiếp nhận và tổng hợp). Trong quá trình thực hiện UBND tỉnh, các sở liên quan, Huyện ủy và UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo: Chủ tịch UBND tỉnh có kết luận tại Thông báo số 14/TB-UBND ngày 01/02/2010, Các Sở có hướng dẫn số 02/HD-LN ngày 22/12/2009 và Huyện ủy Vĩnh Tường có Thông tri số 55- TT/HU ngày 29/01/2010.

- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thường xuyên quan tâm.

- Chuyển mục đích sử dụng đất:

Việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất trên địa bàn cơ bản được thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Ngoài ra là các trường hợp đơn lẻ do hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn tạp (đất cây lâu năm) sang đất ở.

- Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện đối với các trường hợp thuộc Nhà nước thu hồi đất; đối với các dự án không thuộc Nhà nước thu hồi đất thì chủ đầu tư phải thực hiện việc thỏa thuận với các chủ sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

- Giá đất:

Ngày 31/12/2014 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 61/2014/QĐ-UBND quy định về bảng giá các loại đất 05 năm (2015 - 2020) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.2.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính: Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính: gồm sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai và sổ địa chính. Hồ sơ địa chính được lập và lưu trữ theo quy định ở cấp huyện và cấp xã, thị trấn.

- Năm 2018 đã thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhân dân cụ thể đã cấp được 8.397 giấy chứng nhận QSDĐ cho 300,26 ha.

3.1.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Năm 2015, huyện Vĩnh Tường hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường và 29 xã, thị trấn theo đúng Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3.1.2.7. Quản lý tài chính về đất đai

UBND huyện Vĩnh Tường đã tổ chức thu các loại thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế chuyển mục đích sử dụng đất; tiền thuê đất, tiền đấu giá đất trên cơ sở các văn bản đã ban hành. Công tác này đã được huyện thực hiện tốt.

3.1.2.8. Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Trung bình mỗi năm có khoảng 3.279 lượt hồ sơ chuyển nhượng đất đai và tài sản gắn liền với đất. Việc quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này mới thực hiện

được ở các bước kê khai đăng ký sau đó cán bộ hướng dẫn và thực hiện các thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận, tổ chức thu nộp các khoản thuế, phí và lệ phí. Các nhiệm vụ khác như tổ chức đăng ký hoạt động giao dịch về quyền sử dụng đất, đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản, đăng ký phát triển quỹ đất, tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thị trường bất động sản, bảo vệ quyền và và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, thực hiện các biện pháp bình ổn giá đất, chống đầu cơ đất đai còn khá mới mẻ, chậm và thậm trí là chưa thực hiện được.

3.1.2.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nhìn chung đã được quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các giao dịch về chuyển nhượng quyền sở dụng đất, các hoạt động cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất... Nhằm bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. 3.1.2.10. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về

đất đai, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; Nghị quyết số 39/2012/NQ-QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; các văn bản lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, của Huyện ủy.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện nghiêm các nội dung sau:

- Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm tuchs, hiệu quả các Chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của Huyện ủy về công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; coi trọng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, của cơ quan đơn vị, xã, thị trấn gắn với công tác phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính và chỉnh đốn, xây dựng Đảng.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của chính quyền, giám sát của HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên từ huyện đến xã, thị trấn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người có thẩm quyền trách nhiệm phải nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại tố cáo.

- Chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước, công khai minh bạch quá trình thực hiện chính sách, pháp luật nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư, xây dựng nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo...

Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm... Huyện đã có trụ sở tiếp công dân, có lịch tiếp công dân của lãnh đạo huyện vào các ngày 10 và 20 hàng tháng, có số điện thoại đường dây nóng để giải quyết kịp thời những phản ánh của nhân dân. Chỉ đạo các cấp ngành kịp thời giải quyết các đơn thư khiếu nại của công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w