Đặc điểm sử dụng vancomycin của mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động giám sát nồng độ vancomycin trong máu tại khoa điều trị tích cực nội khoa bệnh viện nhi trung ương (Trang 38 - 44)

Đặc điểm phác đồ truyền tĩnh mạch ngắt quãng vancomycin của mẫu nghiên cứu

Bảng 3.5 Đặc điểm sử dụng vancomycin trong mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Kết quả

Thời gian điều trị vancomycin (ngày), trung vị (tứ phân vị

(N=166) 8 (5 – 13) Truyền tĩnh mạch ngắt quãng, n (%) (N=166) 166 (100) Dung môi pha truyền, n (%) (N=157)

• NaCl 0,9% 90 (61,8) • Glucose 5% 67 (38,2) Nồng độ pha loãng (mg/mL), n (%) (N=157) • ≤ 5 mg/mL 103 (65,6) • 5 – 10 mg/mL 42 (27,8) • > 10 mg/mL 12 (7,6) Thời gian truyền, n (%) (N=166) • ≥ 60 phút 165 (99,3) • 30 phút 1 (0,7) Tốc độ truyền, n (%) (N=166) • ≤ 10 mg/phút 162 (97,6) • > 10 mg/phút 4 (2,4) Nhận xét:

Thời gian sử dụng vancomycin của bệnh nhân tại khoa Điều trị tích cực nội có trung vị là 8 ngày, khoảng tứ phân vịdao động từ5 đến 13 ngày. Tất cả bệnh nhân được truyền tĩnh mạch ngắt quãng. Dung môi pha truyền sử dụng NaCl 0,9% hoặc glucose

5%, trong đó, dung môi chủ yếu là NaCl 0,9% (61,8%). Đa số bệnh nhân (65,6%) sử

dụng nồng độ pha loãng vancomycin được đảm bảo không quá 5 mg/mL. Tuy nhiên, vẫn có 35,4% bệnh nhân tiêm truyền nồng độđặc hơn, trong đó 7,6% bệnh nhân có nồng

độ vancomycin sau khi pha rất cao (>10 mg/mL). Thời gian truyền duy trì phần lớn đều

đảm bảo tối thiểu 60 phút (99,3%), có 1 bệnh nhân (0,7%) ghi nhận thời gian truyền nhanh (30 phút). Tốc độ truyền phần lớn được đảm bảo không quá 10 mg/phút (97,6%), tuy nhiên, vẫn có 2,4% bệnh nhân truyền tốc độ cao (>10 mg/mL).

Bảng 3.6 Đặc điểm chếđộ liều vancomycin của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Kết quả (N=166)

Số bệnh nhân được sử dụng liều nạp, n (%) 0 (0)

Liều duy trì (mg/kg/ngày) , trung vị (tứ phân vị) 60,0 (58,8 – 61,0) Khoảng đưa liều, n (%)

• Mỗi 6 giờ 126 (75,9)

• Mỗi 8 giờ 35 (21,1)

• Mỗi 12 giờ 5 (3,0)

Nhận xét:

Nghiên cứu không ghi nhận bệnh nhân nào được sử dụng liều nạp. Chế độ liều duy trì 60 mg/kg/ngày chiếm đa số với khoảng tứ phân vịdao động hẹp từ58,8 đến 61,0 mg/kg/ngày. Khoảng cách liều 6 giờ chiếm chủ yếu (75,9%). Tỷ lệ bệnh nhân truyền cách 8 giờ chiếm 21,1%.

Phân bố liều duy trì vancomycin theo chức năng thận được mô tả tại hình 3.2

Hình 3.2 Phân bố chức năng thận bệnh nhi theo liều duy trì vancomycin

Nhận xét:

Có 98 bệnh nhân xác định được tốc độ lọc cầu thận trước khi sử dụng vancomycin. Liều duy trì tập trung chủ yếu ở 60 mg/kg/ngày ở nhiều mức eGFR khác nhau, đặc biệt

với những bệnh nhân có eGFR<90 ml/phút/1,73m2. Một số bệnh nhân có eGFR <90 ml/phút/1,73m2 nhưng lại được sử dụng liều ban đầu cao hơn khuyến cáo (80mg/kg/ngày).

Đặc điểm kết quảđịnh lượng nồng độvancomycin trong máu được mô tả tại bảng 3.7

Bảng 3.7. Đặc điểm kết quảđịnh lượng nồng độ vancomycin

Đặc điểm Kết quả

Số bệnh nhân được chỉ định theo dõi nồng độ vancomycin trong máu, n (%) (N=166)

163 (98,2)

Tổng số mẫu được định lượng 369

Số mẫu định lượng trên một bệnh nhân, trung vị (tứ phân vị) 2,2 ± 1,5 Số bệnh nhân đạt đích nồng độđáy, n (%) (N=163) 84 (51,5) Số bệnh nhân đạt đích nồng độđáy ở lần định lượng đầu tiên,

n (%) (N=163)

49 (30,1) Thời gian (ngày) đạt đích nồng độ đáy, trung vị (tứ phân vị)

(N=84)

1,5 (1,0 – 3,0)

Nhận xét:

Trong số 166 bệnh nhân, có 163 bệnh nhân được chỉđịnh đo nồng độ vancomycin trong máu với tổng cộng 369 mẫu, trung bình 2,2 mẫu/một bệnh nhân. Có 84 bệnh nhân có ít nhất 1 lần đạt đích trong quá trình điều trị vancomycin, chiếm 51,5%. Tỷ lệ đạt

đích ngay sau lần định lượng đầu tiên thấp (chiếm 30,1%). Trong số 84 bệnh nhân đạt

đích, thời gian đạt đích có trung vị là 1,5 ngày, khoảng tứ phân vị dao động từ1,0 đến 3,0 ngày.

Hình 3.3 Kết quả nồng độvancomycin định lượng ở lần thứ nhất

Nhận xét:

Nhóm nồng độ đáy 10 – 15 µg/ml chiếm tỷ lệ cao nhất là 30,1%. Ở các nhóm còn lại, sự phân bố nồng độđáy khá chênh lệch, khi nồng độđáy vancomycin chủ yếu nằm trong nhóm nồng độ rất cao (>20 µg/ml) và rất thấp (<7 µg/ml) với tỷ lệ lần lượt là 25,2% và 19,0%. Nhóm nồng độ gần với khoảng nồng độ đáy mục tiêu bao gồm 7 – 10 µg/ml và 15 – 20 µg/ml chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 14,1% và 11,7%.

Phân bố nồng độđáy ở các lần định lượng thứ 1,2,3,4 được trình bày tại hình 3.4 và bảng 3.8

Bảng 3.8 Nồng độđáy vaccomycin và tỷ lệđạt đích

Lần định lượng thứ Nồng độđáy vancomycin

(µg/ml), trung vị (tứ phân vị) Sốlượng bệnh nhân đạt đích (%) 1 (N=163) 11,7 (7,0 – 17,4) 49 (30,1) 2 (N=100) 12,6 (8,1 – 20,4) 23 (23,0) 3 (N=49) 14,3 (9,1 – 21,3) 12 (24,5) 4 (N=32) 13,2 (9,4 – 19,4) 8 (25,0) Nhận xét:

Trung vị nồng độ đáy không có sự thay đổi đáng kể và đều nằm trong khoảng mục tiêu (10 – 15 µg/ml), khoảng tứ phân vị dao động không nhiều giữa các lần định

lượng. Tuy nhiên, tỷ lệđạt đích có xu hướng giảm thấp hơn nữa ở những lần định lượng

Hình 3.4 Phân bố nồng độđáy vancomycin ở các lần định lượng 1 – 4

Nhận xét:

Ở lần định lượng thứ 1, kết quảđịnh lượng nồng độđáy dao động rất rộng từ thấp nhất <5 µg/ml đến >80 µg/ml. Tỷ lệđạt đích giảm và mức độdao động tăng hơn ở các lần định lượng 2 và 3. Ở lần định lượng thứ 4, vẫn còn bệnh nhân có nồng độđáy >20

µg/ml.

Ở lần định lượng thứ nhất, chúng tôi quan sát thấy có các trường hợp bệnh nhân có nồng độ đáy rất cao (>20 µg/ml) hoặc thấp (<10 µg/ml) nhưng không được định

lượng lại ở các lần tiếp theo.

Từ thực trạng quan sát ở hình 3.4, chúng tôi đã mô tả nồng độđáy định lượng lần thứ nhất theo số ngày sử dụng vancomycin của mỗi bệnh nhân. Kết quảđược mô tả tại hình 3.5

Hình 3.5 Phân bố nồng độđáy vancomycin lần thứ nhất theo số ngày sử

dụng vancomycin

Nhận xét:

Những bệnh nhân không được định lượng mẫu lần 2 được mô tả bằng những

điểm màu đen trên hình 3.5. Nồng độ rất cao (>20 µg/ml) hoặc thấp (< 10 µg/ml) tập trung chủ yếu ở những bệnh nhân có thời gian sử dụng vancomycin ngắn (2 – 3 ngày). Một số bệnh nhân có nồng đô đáy cao (15 - 20 µg/ml) và thấp (< 10 µg/ml) có thời gian sử dụng vancomycin dài hơn ( khoảng 6 – 15 ngày).

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động giám sát nồng độ vancomycin trong máu tại khoa điều trị tích cực nội khoa bệnh viện nhi trung ương (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)