Vai trò của giám sát nồng độ vancomycin trong máu

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động giám sát nồng độ vancomycin trong máu tại khoa điều trị tích cực nội khoa bệnh viện nhi trung ương (Trang 25 - 26)

Giám sát nồng độ thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring – TDM) là thực hành lâm sàng nhằm định lượng nồng độ một thuốc cụ thể trong các khoảng thời

gian được chỉ định, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh trong chế độ liều nhằm duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu bệnh nhân trong một ngưỡng xác định [58].

Bắt đầu phát triển từ những năm 1960, TDM tập trung vào việc đánh giá mối

tương quan giữa độc tính của thuốc với nồng độ trong huyết tương, do vậy TDM được sử dụng với mục tiêu giảm thiểu độc tính trên bệnh nhân[36], [43], [78].

Hiện nay, số lượng thuốc được TDM đã tăng lên và bao gồm nhiều loại kháng sinh [78]. Trong bối cảnh đềkháng kháng sinh ngày càng gia tăng và ngày càng ít kháng sinh mới được phát triển, cần phải có chiến lược sử dụng những kháng sinh cũ một cách tối ưu đểđảm bảo duy trì hiệu lực trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Do đó, tối ưu

hóa liều sử dụng công cụ TDM không chỉ còn nhằm giảm thiểu độc tính như trước đây

mà quan trọng hơn còn giúp đạt hiệu quảđiều trị [53], [78].

Vancomycin là kháng sinh thường được chỉđịnh điều trị kinh nghiệm với chỉ số điều trị hẹp. Việc ước tính liều vancomycin không phù hợp có liên quan đến thất bại

điều trị, đề kháng vi khuẩn và độc tính trên thận. Giám sát nồng độ vancomycin trong máu là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị bên cạnh một số nhân tố khác như

tuân thủ khuyến cáo liều nạp, giảm liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận [75]. Các nghiên cứu đã chỉ ra các lợi ích của công cụ TDM trên cả hiệu quả lâm sàng và tần suất ghi nhận biến cố trên thận [88], [114]. Nghiên cứu phân tích meta của Zhi-Kang Ye cho thấy nhóm TDM vancomycin có tỉ lệđạt hiệu quảđiều trịlâm sàng cao hơn so với nhóm không can thiệp TDM (OR = 2.62, 95%CI 1,34–5,11 p = 0,005) [114]. Phân tích dưới nhóm trên các nghiên cứu cohort trên bệnh nhân châu Á cũng cho kết quả tươngđồng

giúp giảm tỉ lệ gặp biến cố trên thận đáng kể so với nhóm không can thiệp TDM

(OR = 0,25 95%CI 0,13–0,48 p<0,0001) [114].

Đối với bệnh nhi, theo dõi nồng độđáy vancomycin đã được khuyến cáo bởi một số hiệp hội chuyên môn và cũng được nêu trong nội dung tóm tắt thông tin sản phẩm. Nghiên cứu của Alfred phân tích kết quả TDM với 7935 nồng độ vancomycin ghi nhận Ctroughtrung bình tăng từ 10,9 lên 13,7 mg/L, phù hợp với mức nồng độ khuyến cáo của Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ [11], [91]. Nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động TDM vancomycin đã được thực hiện thường quy ở bệnh nhân nhi và phần lớn các bệnh nhân có Ctrough không nằm trong khoảng mục tiêu đều được hiệu chỉnh chế độ dùng thuốc một cách thích hợp. Tuy nhiên, thực hành TDM vancomycin ở trẻ em có sự khác nhau giữa các bệnh viện nhi khoa. Thực tế này khiến một số tác giả đều nghị cần xây dựng các hướng dẫn đồng thuận về TDM vancomycin trên nhi khoa để tối ưu hóa việc

chăm sóc bệnh nhân và sử dụng nguồn lực hợp lý [11].

Kết quả hoạt động TDM cũng đã được đánh giá tại một số bệnh viện tại Việt Nam. Nghiên cứu của Lưu Thị Thu Trang tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai

cũng ghi nhận tỷ lệ nồng độngưỡng gây độc giảm từ 32% xuống 12% và tỷ lệđạt đích tăng từ 33% lên 44% [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga tại bệnh viện Đa khoa

Quốc tế Vinmec Times City ghi nhận tỷ lệđạt đích nồng độ đáy vancomycin lần đầu 67,6% và tăng lên 91,4% ở lần định lượng thứ 2 [4].

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động giám sát nồng độ vancomycin trong máu tại khoa điều trị tích cực nội khoa bệnh viện nhi trung ương (Trang 25 - 26)