Đặc điểm biến cố trên thận

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động giám sát nồng độ vancomycin trong máu tại khoa điều trị tích cực nội khoa bệnh viện nhi trung ương (Trang 44 - 46)

Đặc điểm các thuốc làm tăng nguy cơ gặp độc tính trên thận khi sử dụng đồng thời cùng vancomycin được mô tả tại bảng 3.9

Bảng 3.9 Đặc điểm thuốc dùng kèm tăng nguy cơ gặp độc tính thận Thuốc sử dụng đồng thời làm tăng nguy cơ gặp độc

tính thận Số bệnh nhân (n,%) (N=166) Thuốc vận mạch 118 (71,1) Furosemid 87 (52,4) Aminosid 39 (23,5) • Gentamicin 12 (7,2) • Amikacin 8(4,8) • Tobramycin 19 (11,4) Acyclovir 16 (9,6) Piperacillin/tazobactam 5 (3,0) Amphotericin B 3 (1,8) Cyclosporin 1 (0,6)

Nhận xét:

Trên quần thể bệnh nhân nghiên cứu, thuốc vận mạch, furosemid, aminosid là ba nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt 71,1%; 52,4%; 23,5%. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân được ghi nhận sử dụng acyclovir (9,6%); piperacillin/ tazobactam (3,0%) và amphotericin B (1,8%). Nghiên cứu không ghi nhận bệnh nhân nào sử dụng tacrolimus hoặc tenofovir.

Mô tả vềđặc điểm biến cố trên thận được trình bày tại bảng 3.10

Bảng 3.10 Đặc điểm biến cố trên thận trong mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Kết quả

Sốlượng bệnh nhân được xét nghiệm creatinin tại các thời điểm: n (%) (N=166)

• Trước khi dùng vancomycin 142 (85,5)

• Trong quá trình điều trị vancomycin 145 (87,3)

• Kết thúc sử dụng vancomycin 44 (26,5) Nồng độ creatinin (µmol/L), trung vị (tứ phân vị)

• Trước khi dùng vancomycin 37,7 (32,2 – 56,2)

• Giá trị lớn nhất trong quá trình điều trị

vancomycin 44,0 (34,7 – 70,1)

• Kết thúc sử dụng vancomycin 44,0 (31,3 – 62,6) Số bệnh nhân gặp biến cố trên thận trong quá trình sử dụng

vancomycin, n (%) (N=166) 34 (20,5) Phân loại mức độđộc tính, n (%) (N=34) Giai đoạn 1 18 (10,8) Giai đoạn 2 12 (7,2) Giai đoạn 3 4 (2,4) Nhận xét:

Đa phần bệnh nhân được xét nghiệm creatinin huyết thanh trước và trong khi dùng vancomycin chiếm tỷ lệ lần lượt là 85,5% và 87,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ xét nghiệm sau khi kết thúc điều trị vancomycin thấp, chỉ chiếm 26,5% bệnh nhân. Trung vị

creatinin huyết thanh trước khi dùng vancomycin của mẫu nghiên cứu là 37,7 µmol/L với khoảng tứ phân vị dao động từ 32,2 µmol/L đến 56,2 µmol/L. Trong quá trình sử

phân vị từ 34,7 µmol/L đến 70,1 µmol/L. Kết thúc sử dụng vancomycin, trung vị

creatinin huyết thanh không đổi nhưng giá trị tứ phân vị 25% và 75% giảm lần lượt là 31,3 và 62,6 µmol/L. Tình trạng tổn thương thận cấp trong quá trình sử dụng vancomycin theo tiêu chuẩn KDIGO được ghi nhận ở 34 bệnh nhân, chiếm 20,5%. Đa

số bệnh nhân có mức độ tổn thương nhẹ (giai đoạn 1) hoặc trung bình (giai đoạn 2) chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,8% và 7,2%. Mức độ nặng (giai đoạn 3) chỉ ghi nhận ở 2,4% bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động giám sát nồng độ vancomycin trong máu tại khoa điều trị tích cực nội khoa bệnh viện nhi trung ương (Trang 44 - 46)