Quanđiểm Hồ Chí Minh về mục tiêu phát huy vai trò của nhân dân

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay (Trang 36 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.Quanđiểm Hồ Chí Minh về mục tiêu phát huy vai trò của nhân dân

nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự

Khơi dậy và phát huy vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự để vì dân. Phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tựtheo Hồ Chí Minh là đảm bảo tính chủ động, tự lực, tự

34

cường, nhưng sâu xa hơn là hướng tớng tới mục tiêu khơi dậy, giải phóng sức dân, tài dân, trí tuệ của dân đã từng bị chế độ xã hội trước đó kìm kẹp, kìm hãm để góp phầntăng cường, củng cốgiữ vững nền an ninh, trật tự của đất nước, để đấu tranhđập tan mọi âm mưu, phương thức, thủ đoạt hoạt động phá rối trật tự, an ninh, để đem sức dân bảo vệ an ninh, trật tự cho nhân dân.Vì vậy, theo Hồ Chí Minh giữ vững an ninh, trật tự cho nhân dân là mục tiêu cao nhất của việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Người luôn yêu cầu: “Chúng ta phải tiếp tục củng cố quốc phòng, trấn áp bọn phá hoại, giữ gìn an ninh, trật tự cho nhân dân. Do những việc trên mà cải thiện dần dần đời sống của nhân dân thuộc mọi tầng lớp, làm cho nhân dân ta ăn no, mặc ấm, mạnh khoẻ và biết chữ” [37, tr.304]. “Chính phủ và nhân dân phải cùng nhau ra sức giữ gìn trật tự, an ninh. Trật tự, an ninh tốt thì mọi người mới an cư, lạc nghiệp” [36, tr.79].Từ mục tiêu đó cho chúng ta thấy rõ nét tính ưu việc của chế độ xã hội mà đất nước chúng ta đã và đang xây dựng. Cao hơn hết, từ mục tiêu đó toát lên cho chúng ta thấy một giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, cao cả.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự làm cơ sở xây dựng đất nước.Hồ Chí Minh hiểu rằng: “Việc nước là việc chung, mà việc thì rất nhiều, chỉ Bác cháu ta không làm hết việc đâu. Chúng ta phải dùng năng lực của mọi người”[36, tr.46]. Bảo vệ an ninh, trật tự được Người đánh giá là công việc rất khó khăn, vất vả, các thế lực thù địch và tội phạm không từ mọi thủ đoạn nào chống phá chúng ta về mọi mặt, cho nên một cơ quan, một đơn vị, một lực lượng làm chưa đủ, cần phải huy động sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị.Sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự chỉ khi nhận được sự đồng tình, ủng hộ, tham gia, giúp đỡ của nhân dân mới thành công. Người khẳng định: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”[34, tr.270].Vì

35

lẽ đó, theo Hồ Chí Minh phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trước hết là để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự. Qua đó góp phần làm cơ sở, điều kiện để phát triển đất nước.Người hiểu rằng:“Hòa bình trở lại… giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ tài sản công cộng và tính mệnh, tài sản của nhân dân, làm cột trụ giữ gìn hòa bình, bảo vệ Tổ quốc” [36, tr.127].

Phát huy quyền, trách nhiệm làm chủ của nhân dân.Theo Hồ Chí Minh việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự hướng tới mục tiêu phát huy quyền và trách nhiệm làm chủ của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự. Điều này trong chế độ cũ chưa bao giờ tồn tại, người dân chỉ được hưởng nền an ninh, trật tự thụ động, ban phát, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, bị khủng bố, đàn áp một cách dã man. Cho nên, trong quá trình xây dựng chế độ mới, phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự mà cao hơn nữa đó là hướng tới mục tiêu việc phát huy quyền, trách nhiệm làm chủ của nhân dân.

Tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự mà trong tư duy Hồ Chí Minh, bảo vệ an ninh, trật tự còn hướng tới mục tiêu tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc, người luôn yêu cầu mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi lực lượng, mỗi người dân phải không ngừng đoàn kết, tăng cường, củng cố đoàn kết. Theo Hồ Chí Minh qua việc phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự sẽ góp phần tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết giữ nhân dân với công an, giữa nhân dân với các lực lượng khác trong hệ thống chính trị để giữ vững nền an ninh, trật tự của Tổ quốc.

36

1.4. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự

Theo Hồ Chí Minh muốn phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự đạt được kết quả to lớn cần phải xác định được và làm cho nhân dân hiểu rõ những công việc cần phải làm trong khi tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Khi bàn luận nội dung phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ trật tự, an ninh, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách hết sức rõ ràng, cụ thể thể chứ không phải chung chung, trừu tượng.Hồ Chí Minh yêu cầu cần phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự tập trung vào các nội dung sau đây:

Phát huy vai trò của nhân dân trong công tác phòng ngừa tội phạm: Hồ Chí Minh cho rằng phòng ngừa tội phạm là một hoạt động cần tiến hành trước tiên, có vị trí quan trọng,cần phải được thực hiện cho tốt và tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình bảo vệ an ninh, trật tự. Phòng ngừa tội phạm là chủ động bịt kín mọi sơ hở, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phá vỡnhững âm mưu, kế hoạch, hành độngphá hoại, tung gián điệp, mật thám để thu thập thông tin từ phía địch.Vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự phải dựa vào nhân dân, giáo dục nhân dân phải nêu cao tinh thần“cảnh giác”, “đề phòng” tội phạm. Người nhắc nhở: “Bây giờ địch hết sức tìm tòi đủ cách để phá hoại chúng ta, bởi vì nó không muốn cho chúng ta thành công. Vì vậy, phải hết sức cảnh giác, phòng gian bảo mật... Cảnh giác đây không phải chỉ có các cô, các chú cán bộ, hay chỉ có đảng viên mà thôi, mà phải làm sao cho nhân dân cũng phải có ý thức cảnh giác”[36, tr.444]. Hồ Chí Minh cho rằng cần đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của nhân dân trong công tác phòng gian, bảo mật, chống địch phá hoại cơ sở vật chất của ta... Người nói: “Cũng như mọi công việc khác, việc phòng gian bảo mật cần phải dựa vào lòng yêu nước và lực lượng của

37

nhân dân. Chúng ta phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để nhân dân giúp sức vào công việc này”[37, tr.62]. Trong một lần khác Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi công dân, mỗi cơ quan cần phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, và nâng cao cảnh giác đề phòng địch phá hoại”[36, tr.298].Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn dân ta từ Nam đến Bắc, từ thành thị đến nông thôn, đều phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, khắp nơi phải sẵn sàng đề phòng như trong thời kỳ kháng chiến. Hễ bọn tay sai “đặc biệt” của Mỹ đến đâu cũng sẽ sa vào lưới “thiên la địa võng” của nhân dân ta”[40, tr.142].

Phát huy vai trò của nhân dân trong công tác phát hiện tội phạm:Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu, nhắc nhởcông tác phát hiện tội phạm phải dựa vào nhân dân. Người hiểu rằng: “Không phải là công an, bộ đội hay cán bộ thấy hết âm mưu phá hoại của nó mà nhờ nhân dân thấy”[36, tr.445] còn lực lượng của nhân dân là rất đông đảo, phân bố ở khắp nơi, nhân dân cónghìn tai, nghìn mắt cho nên bè lũ tội phạm sẽ phải “lòi ra”.Người khẳng định: “Hàng triệu lỗ tai, con mắt của nhân dân chăng thành những bức "thiên la địa võng", nên lũ mật thám không sao thoát được”[34, tr.53]. Trong một lần khác, Người nói: “Tình báo cũng như mọi việc khác phải dựa vào dân. Tai mắt của người tình báo có hạn. Nhân dân có hàng chục triệu tai mắt. Việc gì họ cũng có thể nghe, có thể thấy, có thể biết”[39, tr.221].Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi, côn đồ sẽ lòi mặt ra và sẽ phải cải tà quy chính dưới lực lượng to lớn của quần chúng”[36, tr.77]. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh: “Vấn đề kỹ thuật trong công tác công an cũng cần, nhưng vấn đề quan trọng nhất là giáo dục, tuyên truyền cho dân, để quản lý tốt tai, mắt, miệng của dân, làm thế nào dân giúp công an để phát hiện địch và giấu địch những điều của ta”[42, tr.140]

Phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh với tội phạm:

38

tiếp tham gia vào việc đấu tranh với hoạt động của các loại tội phạm. Người yêu cầu: “Ngay từ bây giờ, chúng ta phải khôi phục lại đời sống bình thường của chúng ta, cho nên: Trong thành phố và vùng mới giải phóng, đồng bào phải giúp bộ đội và công an giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân và bảo vệ của công (của công tức là tài sản chung của dân). Anh em công nhân phải bảo vệ hầm mỏ, nhà máy, kho tàng và nâng cao sản xuất. Anh em nông dân phải bảo vệ súc vật, nông cụ, tăng gia sản xuất phòng đói, chống đói” [36, tr.427]. “Cho nên việc duy trì trật tự an ninh trong xã hội rất quan trọng. Các chú bộ đội, công an, dân quân tự vệ, phải coi đó là nhiệm vụ chính. Phải làm cho tốt. Và tất cả nhân dân phải phụ trách, vì để nó phá hoại thì toàn dân sẽ bị thiệt hại. Vậy bộ đội, công an, dân quân tự vệ phải dựa vào dân, còn dân thì phải hết sức giúp đỡ và luôn luôn đề cao cảnh giác. Các cô, các chú hiểu chưa? Hiểu rồi thì phải làm cho tốt”[40, tr.265].

Phát huy “sáng kiến” của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Điểm độc đáo trong tư duy Hồ Chí Minh trong việc xác định nội dung của việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh đó là việc phát huy tài dân, trí tuệ của nhân dân trong việc đưa ra những sáng kiến, ý kiến đóng góp đối với các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự. Người nói: “Việc giữ gìn trật tự, an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”[36, tr.77]. Đối với lực lượng Công an nhân dân lực lượng nòng cốt, tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự Hồ Chí Minh yêu cầu phải không ngừng lắng nghe ý kiến góp ý, phê bình từ nhân dân trong việc xây dựng lực lượng, đấu tranh phòng chống tội phạm. “Công an…phải khuyến khích cho dân phê bình công an. Trong 10 lần phê bình cũng có lần đúng, có lần không đúng. Đúng thì nhận, không đúng thì giải thích”[34, tr.270].

39

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay (Trang 36 - 42)