7. Kết cấu của luận văn
1.5. Quanđiểm Hồ Chí Minh về phƣơng pháp phát huy vai trò của nhân
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự Không phải ngẫu nhiên, Hồ Chí Minh đưa ra khẳng định phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự phải thông qua công tác giáo dục. Trên cơ sở“kinh nghiệm quốc tế chứng tỏ rằng: Chống bọn phá hoại cũng như chống mật thám Mỹ, cách tốt nhất là tổ chức và giáo dục nhân dân đến nơi đến chốn. Lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần cảnh giác của nhân dân, cộng với sự cố gắng của bộ đội và công an - là cái lưới (thiên la địa võng), bất kỳ bọn phá hoại nào, bọn mật thám nào cũng không lọt được cái lưới ấy của nhân dân” [37, tr.246 - 247].
Để phát huy vai trò to lớn nhân dân ở mức cao nhất trong bảo vệ an ninh, trật tự, Hồ Chí Minh yêu cầu công tác giáo dục nhân dân cần tập trung vào các nội dung:
“Giáo dục cho mọi người thấm nhuần tinh thần làm chủ và nghĩa vụ giữ gìn trật tự trị an, nghĩa vụ bảo vệ bản làng và Tổ quốc”[40, tr.461]. Qua công tác giáo dục giúp cho nhân dân hiểu, nhân dân là chủ nhân của đất nước, chủ nhân của nhà nước. Nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền bính thuộc về nhân dân.Cho nên, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự nhân dân cũng phải thấm nhuần tinh thần làm chủ và nghĩa vụ gữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân phải có hành động sao cho thật xứng đáng với vai trò làm chủ.
Giáo dục làm cho nhân dân hiểu, giữ gìn an ninh, trật tự liên quan mật thiết đến cuộc sống của nhân dân, lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân. Hồ Chí Minh nói: “Ví dụ, bây giờ con đường xe lửa Hà Nội - Mục Nam Quan