7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Nhân dân là cội nguồn của mọi sức mạnh, lực lượng quyết định
định thành công của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
Tiếp nối, phát huy truyền thống “nước lấy dân làm gốc” được cha ông ta đúc kết thành chân lý, kế sách sâu rễ, bền gốc để dựng nước và giữ nước, Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân là cội nguồn của mọi sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Theo Hồ Chí Minh, nhân dân là cội nguồn của mọi sức mạnh trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự có nghĩa là:Nhân dân là gốc,nguồn sản sinh ra mọi sức mạnh to lớn của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.Hơn ai hết, Hồ Chí Minh luôn thấu hiểu trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự chúng ta luôn có một nguồn sức mạnh to lớn, vô cùng, vô tận, không gì địch nổi, để đập tan mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, đó chính là sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía nhân dân. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho
25
rằng trong bầu trời này không có gì quý hơn dân, có dân là có được tất cả, xa dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Người thường xuyên căn dặn cán bộ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” [42, tr.280]. Hồ Chí Minh chỉ rõ,trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, khi dân giúp đỡ ta ít thì thành công ít, nhân dân giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi, côn đồ sẽ lòi mặt ra và sẽ phải cải tà quy chính dưới lực lượng to lớn của quần chúng”[36, tr.77].
Hồ Chí Minh cho rằng, sức mạnh to lớn của các lực lượng chuyên trách có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự có được là xuất phát từ nhân dân.Người nhận định: “Một điểm nữa, để giữ gìn an ninh trật tự trong bản mường, phải có dân quân; để giữ gìn Tổ quốc mình không cho Tây, Mỹ vào được, phải có bộ đội. Bộ đội là ai? Bộ đội là con, em, cháu của đồng bào, bộ đội không phải trên trời rơi xuống. Vì vậy đồng bào nên giúp đỡ cán bộ làm nghĩa vụ quân sự cho tốt”[39, tr.210].Với lực lượng Công an nhân dân, từ năm 1948 Hồ Chí Minh đã yêu cầu, công an phải tuyên truyền để cán bộ, chiến sỹ luôn hiểu rõ: Công an của ta là công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, dựa vào nhân dân mà làm việc. Sức mạnh to lớn của công an có được là từ dân, những chiến công hiển hách của lực lượng Công an nhân dân giành được là do dân đồng tình, ủng hộ, giúp sức. Nhân dân tiếp sức mạnh giúp lực lượng Công an nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công an nhân dân phải gần dân, thân dân và vì dân. Công an mà xa dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Vì lẽ đó, theo Hồ Chí Minh nhân dân là cội nguồn, là điểm gốc sản sinh ra mọi sức mạnh của các lực lượng khác khi tham gia vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
26
Theo Hồ Chí Minh,mọi thắng lợi của nghiệp bảo vệ trật tự, an ninh có nguồn gốc từ sức mạnh to lớn của nhân dân. Nhấn mạnh vấn đề này, Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Nhờ sự hy sinh cố gắng của công nhân, ta đã khôi phục những xí nghiệp cũ và xây dựng một số nhà máy mới. Trật tự an ninh được giữ vững. Trường học mở thêm nhiều, bình dân học vụ phát triển mạnh. Đồng bào Tây Bắc và Việt Bắc đã thành lập tốt đẹp hai khu tự trị. Mặc dù gặp nhiều khó khăn gian khổ, đồng bào miền Nam ta vẫn giữ vững phong trào đấu tranh anh dũng đòi tự do dân chủ, đòi thống nhất nước nhà, thật xứng đáng là Thành đồng Tổ quốc”[37, tr.423]. Trong một lần khác, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Nhờ sự cố gắng của nhân dân ta và sự giúp đỡ của các nước anh em, chúng ta đã vượt được nhiều khó khăn, thu được nhiều thành tích to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự. Đồng bào miền Nam thì anh dũng và bền bỉ đấu tranh cho hoà bình và thống nhất đất nước”[37, tr.292]. Trong bài Công an và Nhân dân Hồ Chí Minh đã có sự lý giải một cách rõ ràng vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Người đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ của Công an là: Bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế. Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, Công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân. Như vậy, nhân dân sẽ ra sức giúp Công an làm tròn nhiệm vụ. Vài thí dụ: - Vừa rồi ở Thượng Hải (một thành phố có gần 8 triệu dân), một đêm thanh vắng, ở một đường phố hiu quạnh có một chàng "mày râu chải chuốt, áo quần bảnh bao" mang rất nhiều đồ đạc, thuê một chiếc xe hơi chở đi. Người lái xe nghĩ thầm: Đêm khuya thế này, đồ nhiều thế kia, rất đáng để ý. Thế rồi anh lái thẳng xe đến đồn Công an. Sau khi điều tra, thì người khách đi xe thú nhận y là kẻ trộm. - Ở Thủ đô Hà Nội ta - một chàng tuổi trẻ thuê một xe xích lô chở một chiếc xe đạp mới tinh. Đồng chí xích lô
27
thầm nghĩ: Kỳ quái! Chàng này có xe đạp mới, vì sao lại đi xích lô? Cũng như những công nhân Thượng Hải, người công nhân Hà Nội chở cả khách lẫn xe đạp đến một đồn Công an. Xét ra, thì người khách kia vừa mới xoáy chiếc xe đạp của người khác, nhưng vì xe đạp có khóa, anh chàng "dong" đi không được, phải thuê xích lô. Hai việc trên đây tỏ rằng: Khi nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ công dân của mình, khi Công an được nhân dân giúp sức, thì lũ gian tế không thể nào lọt lưới và trị an trật tự sẽ được hoàn toàn” [37, tr.83 - 84].
Trong mối tương quan với vai trò của các lực lượng, biện pháp khác, Hồ Chí Minh luôn thấu hiểuđiểm “mấu chốt” tạo ra mọi sức mạnh nhấn chìm mọi âm mưu, hành động thâm độc của các thế lực thù địch nhằm phá hoại trật tự, an ninh chínhlà từ nơi dân. Người nói: “Vấn đề kỹ thuật trong công tác công an cũng cần, nhưng vấn đề quan trọng nhất là…làm thế nào dân giúp công an để phát hiện địch và giấu địch những điều của ta”[42, tr.193]. Do vậy, Hồ Chí Minh đã sớm hình thành quan điểm xây dựng và giữ vững an ninh, trật tự trên nền tảng thế trận, sức mạnh của nhân dân. Giữ gìn an nin, trật tự, trên cơ sở nền tảng, sức mạnh của nhân dân là điểm mấu chốt để giữ vững an ninh, trật tự. Có giữ vững an ninh, trật tự trên nền tảng sức mạnh nhân dân đó là bài học quý báu, kế sách giữ vững an ninh trật tự muôn đời, là cơ sở để chúng ta xây dựng một nền an ninh, trật tự ổn định, bền vững, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cổng sản Việt Nam.
Không chỉ cho rằng nhân dân là cội nguồn của mọi sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, theo Hồ Chí Minh sức mạnh cội nguồn to lớn của nhân dân còn có vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.Đứng trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát triển sáng tạo những triết lý quý báu trong hệ thống tiền đề tư tưởng - lý luận của dân tộc ta qua câu nói nổi tiếng: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, Hồ Chí Minh đã sớm có nhận thức vai
28
trò to lớn của quần chúng nhân dân. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh thấu hiểubảo vệ an ninh, trật tự là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước hết là trách nhiệm của công an, quân đội, dân quân tự vệ vàcủa nhân dân. Song, trong những lực lượng ấy, Hồ Chí Minh cho rằng nhân dân là lực lượng duy nhấtgiữvai trò quyết định thành công hoặc thất bại của sự nghiệp bảo vệ trật tự, an ninh. Thực tế đã minh chứng, nhân dân là lực lượng quyết định thành công hoặc thất bại của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự theotư tưởng Hồ Chí Minh là một chân lý chứkhông phải xuất phát từ sự yêu mến, quý trọng nhân dân một cách chủ quan của Người. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân quyết định sự thành công hoặc thất bại của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự trước hết là do nhân dân có số lượng đông đảo, lực lượng to lớn. Đánh giá sức mạnh của nhân dân, Hồ Chí Minh từng nói: “Bác lấy một thí dụ: Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5 vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời dân. Nếu không thế thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn” [34, tr.270].
Theo Hồ Chí Minh nhân dân quyết định thành công hoặc thất bại của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự còn do: Nhân dân có sức mạnh to lớn. Lực lượng nhân dân ở khắp mọi nơi, không âm mưu, thủ đoạn hoạt động nào của các thế lực thù địch và bọn tội phạm có thể lọt qua sự giám sát của nhân dân.Để đánh giá sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi
29
ích của nhân dân… Mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi, côn đồ sẽ lòi mặt ra và sẽ phải cải tà quy chính dưới lực lượng to lớn của quần chúng” [36, tr.77].
Nhân dân là lực lượng quyết định thành công hoặc thất bại của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự thể hiện ở chỗ: Sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự được nhân dân tín, nhân dân yêu, nhân dân giúp đỡ, ủng hộ, nhân dân đóng góp trí, tài, lực thì nhất định sẽ giành được thắng lợi. Còn sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự không nhận được sự đồng tình, ủng hộ, tham gia, góp sức của nhân dân, chỉ dựa vào sức mạnh của các lực lượng chuyên trách được Đảng, Chính phủ giao phó cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự haytuyệt đối hóa sức mạnh của biện pháp khoa học, kỹ thuật mà xa dân, không phát huy vai trò của nhân dân thì dù có tài tình mấy cũng không làm gì được. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, nhân dân giúp đỡ ta ít thì thành công ít, nhân dân giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn.Vì những lẽ đó, Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân là lực lượng duy nhất có vai trò quyết định sự thành công hoặc thất bại của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.