Khen thưởn g động viên

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay (Trang 52 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.4. Khen thưởn g động viên

Thi đua, khen thưởng là để động viên, khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Qua thi đua, khen thưởng động viên được sức dân ở mức độ tối đa nhất có thể, phát huy được tài dân, trí dân, sức dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Thi đua, khen thưởng còn mang ý nghĩa kịp thời động viên, khuyến khích nhân dân, những người có công, có sức, có những đóng góp, hoạt động có ý nghĩa quan trọng vào trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh phải xứng đáng được cộng đồng, tập thể, nhà nước ghi nhận.

Do công tác thi đua, khen thưởng có vai trò, tầm quan trọng và được coi là một phương pháp khuyến khích, động viên, phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh như vậy. Cho nên, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác thi đua, khen thưởng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam dù bận việc nước còn nhiều, nhưng Người luôn giành thời gian động viên, thăm hỏi, khuyến khích cán bộ và nhân dân trong

50

sự nghiệp gìn giữ trật tự, an ninh một cách kịp thời. Hồ Chí Minh cho rằng, chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời là cơ sở quan trọng không những thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ tham gia cách mạng, mà thông qua công tác thi đua, khen thưởng còn có tác dụng phát huy động viên được sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời với tất cả những cá nhân, đơn vị, các lực lượng và quần chúng nhân dân lập được thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt đối với công tác thi đua, khen thưởng đối với nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Để khuyến khích động viên nhân dân, trong bài nói chuyện với cán bộ, bộ đội và nhân dân tỉnh Hòa Bình, Người khẳng định rõ: “Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ về thăm đồng bào, cán bộ, bộ đội và các cháu. Đồng bào, cán bộ, bộ đội tỉnh nhà trong kháng chiến đã có nhiều thành tích rất anh dũng. Từ hòa bình lập lại, đồng bào đã cố gắng sản xuất, giữ trật tự trị an, đoàn kết giữa các dân tộc. Như thế là rất tốt. Trung ương Đảng, Chính phủ có lời ngợi khen đồng bào, cán bộ, bộ đội” [38, tr.548]. Trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng, Hồ Chí Minh đã kịp thời động viên, khen ngợi: “Các đồng chí đã ra sức dẹp phỉ, giữ gìn trị an, bảo vệ nhân dân. Đó là thành tích tốt. Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi các đồng chí. Bác lại khuyên các đồng chí cố gắng học tập chính trị, quân sự và văn hóa, tham gia lao động sản xuất để tiến bộ mãi. Một điều rất quan trọng là phải biết luôn luôn dựa vào lực lượng của nhân dân, có quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thì nhất định làm trọn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho các đồng chí” [40, tr.47]. Trong bài báo có tựa đề “Trẻ em gương mẫu Trịnh Văn Kiều” đăng trên báo Nhân dân ngày 4-11-

51

1954, Bác đã khen ngợi Bộ Công an và thành phố Hà Nội về việc kịp thời khen ngợi, động viên em bé Trịnh Văn Kiều mới 13 tuổi đã có thành tích thu lượm súng, đạn giao nộp cho công an. Đây chỉ là những hoạt động tiêu biểu thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với công tác thi đua, khen thưởng để kịp thời động viên, khuyến khích nhân dân tham gia sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh cho thật tốt.

Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của công tác thi đua, khen thưởng đối với việc động viên, phát huy sức dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự Hồ Chí Minh cho rằng, phải tổ chức công tác thi đua khen thưởng một cách thường xuyên, liên tục, bền bỉ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Thi đua, khen thưởng phải đúng người đối với người có công phải khen thưởng cho xứng đáng, đối với người vi phạm kỷ luật tùy từng tính chất, mức độ mà có cách xử lý cho thật nghiêm minh. Người yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng phải được tổ chức thành phong trào, theo từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp, cách thức, hình thức khen thưởng cho thật phù hợp. Khen thưởng phải đảm bảo mang tính khuyến khích, động viên, vừa cho thật xứng đáng, đúng với công lao của nhân dân. Đồng thời người cũng chỉ rõ, thi đua, khen thưởng phải đảm bảo tính tiết kiệm, khuyến khích, động viên là chủ yếu. Bởi lẽ, đất nước chúng ta còn nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn, chúng ta còn phải tập trung sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng nước nhà, bảo vệ giữ gìn trật tự, an ninh, đem lại cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc cho nhân dân, để ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vì vậy tiết kiệm là một nguyên tắc quan trọng cần phải đặc biệt chú ý trong công tác thi đua, khen thưởng. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, không phải cứ được khen thưởng mới là người có công mà làm bất cứ những việc gì có ích cho cách mạng, cho nhân dân đều là có công cả. Cho nên, những người đã được khen thưởng rồi phải cố gắng hơn nữa, những ai chưa được động viên, khen thưởng

52

phải cố gắng hơn. Có tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng động viên cho thật tốt, thi đua khen thưởng giữa quân với quân giữa quân với dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh thì mới thật sự phát huy được vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.

Do công tác thi đua, khen thưởng có vai trò quan trọng như vậy để động viên, phát huy sức dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh cho nên, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự, các cấp ủy Đảng phải thường xuyên coi trọng làm tốt, tổ chức tốt phong trào thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên, khuyến khích nhân dân có công, có sức trong sự nghiệp giữ gìn trật tự an ninh cho thật đúng đắn, khách quan, khoa học.

53

CHƢƠNG 2

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)