7. Kết cấu của luận văn
1.5.3. Xây dựng, củng cố các tổ chức của nhân dân
Sức mạnh của nhân dân là rất to lớn, vô cùng, vô tận. Song, sức mạnh ấy không phải tự nhiên mà có được, sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ được phát huy ở mức độ tối đa nhất, kết thành một khối thống nhất khi các tổ chức của quần chúng được xây dựng, củng cố vững chắc. Vì vậy, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng công tác phát huy vai trò của nhân dân thông qua công tác xây dựng, củng cố các tổ chức của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng, củng cố các tổ chức của quần chúng trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh có cơ sở từ rất sớm. Trong thời gian công tác ở nước ngoài, vừa sống, vừa lao động học tập, Hồ Chí Minh đã tích lũy được những kinh nghiệm ở mức độ nhất định về tổ chức.Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia thành lập Đảng xã hội Pháp. Cũng trong năm đó, Người tổ chức ra Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Năm 1921, cùng với các nhà cách mạng các nước Angieri, Tuynidy… Hồ Chí Minh sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Khi về Quảng Châu, Hồ Chí Minh thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên… Từ những thực tiễn đó, trong tác
47
phẩm Đường cách mệnh, Người đã nhận thức rõ sự cần thiết phải thành lập ra một tổ chức đủ mạnh, đủ trí tuệ, đủ lớn để lãnh đạo cách mạng. Người viết, muốn làm cách mệnh “trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [29, tr.298].
Như vậy, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc thành lập một tổ chức Đảng vững mạnh. Cho nên, trong sự nghiệp giữ gìn trật tự an ninh theo Người muốn phát huy được vai trò to lớn của nhân dân thì phải coi trọng và thực hiện tốt công tác xây dựng và củng cố các tổ chức của quần chúng cho tật tốt, thật chắc chắn. Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng, củng cố tổ chức của quần chúng là để tập hợp, quy tụ quần chúng, đoàn kết quần chúng, phát uy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Bởi lẽ các tổ chức của nhân dân là biểu hiện rõ nét cho khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh của nhân dân, biểu hiện cho trí tuệ, ý chí thống nhất của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Có được các tổ chức quần chúng tốt, vững mạnh nhân dân mới có cơ hội phát huy được vai trò của mình thật tốt, thật sáng tạo vừa nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn một cách thường xuyên của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống Nhà nước dân chủ nhân dân.
Tổng kết kinh nghiệm của việc xây dựng và củng cố các tổ chức của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh Hồ Chí Minh khẳng định: “Sự thật đã được chứng thực đầy đủ là ở bất cứ nơi nào mà nông dân đã thành lập đội tự vệ của mình thì đội tự vệ đó chẳng những duy trì được an ninh và trật tự ở làng và huyện mà còn có thể ủng hộ Chính phủ cách mạng, tăng cường cơ sở của Đảng. Vì vậy đảng bộ Quảng Đông của Quốc dân Đảng quyết định đề nghị Chính phủ giải tán các đội hương dũng ở những nơi có đội
48
tự vệ nông dân và xoá bỏ - càng sớm càng tốt - cơ quan tổng chỉ huy các đội đó. Đồng thời yêu cầu Chính phủ tổ chức đội tự vệ nông dân để giữ gìn an ninh và trật tự ở các làng và các huyện, phù hợp với chương trình nông dân của Đảng” [29, tr.191].
Trong thực tiễn, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở Đảng và các cơ quan, lực lượng chuyên trách giữ gìn trật tự an ninh phải luôn coi trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức của quần chúng. Trong Bài nói chuyện với hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An Hồ Chí Minh khẳng định: “Một điểm nữa, nhiệm vụ chúng ta phải ra sức củng cố chính quyền nhân dân và củng cố những tổ chức của nhân dân ở các địa phương. Bởi vì nếu chính quyền nhân dân và tổ chức nhân dân ở các địa phương lỏng lẻo thì những chính sách của Đảng và của Chính phủ đưa ra thi hành không đến nơi đến chốn. Cho nên phải củng cố chính quyền nhân dân, củng cố các tổ chức của nhân dân, trong đó phải đặc biệt chú ý tổ chức công an và dân quân du kích, vì công an, dân quân du kích có nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương. Có giữ gìn trật tự trị an, nhân dân mới an cư lạc nghiệp, tăng gia sản xuất” [37, tr.612].
Để xây dựng các tổ chức của nhân dân trong giữ gìn trật tư, an ninh, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị hữu quan cần phải coi trọng và giúp đỡ nhân dân xây dựng, củng cố tổ chức của mình. Song, Hồ Chí Minh đồng thời cũng yêu cầu nhân dân không được thụ động mà cần phải chủ động, sáng tạo, tích cực thành lập ra các đơn vị tự quản của mình như các đội dân quân, tự vệ để giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương mình sinh sống. Đó chính là việc nhân dân đã tự phát huy được vai trò to lớn của mình vai trò chủ thể của mình trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Để góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản của chính bản thân, gia đình và cho xã hội luôn được bình yên, hạnh phúc.
49
Đánh giá những thành tích đã đạt được của lực lượng Công an nhân dân, đặc biệt là việc giúp đỡ nhân dân thành lập các tổ chức quần chúng trong giữ gìn trật tự, an ninh, trong Bài nói tại Đại hội chiến sĩ thi đua Công an nhân dân vũ trang Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Một là, giúp cho cán bộ ở địa phương, giúp cho nhân dân địa phương hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho địa phương, tức là các chú đã giúp cho hoàn thành các chính sách của Đảng và Chính phủ. Thí dụ như tổ chức hợp tác xã kết hợp với cải cách dân chủ ở vùng núi, các chú làm cũng khá. Trước đây, đồng bào sống thiếu vệ sinh, tản mát, không tổ chức, nay các chú giúp đồng bào tổ chức thành những xóm, ấp, mường, bản tốt. Hoặc là giúp huấn luyện dân quân địa phương, giúp địa phương duy trì, giữ gìn trật tự trị an, trấn áp bọn thổ phỉ, bọn phản cách mạng và lại giúp cho các hợp tác xã trong mùa màng mấy vạn ngày công. Đó là những điểm tốt” [37, tr.350].