Quy trình thiết kế BGĐT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử giảng dạy môn học công nghệ CNC cho các trường cao đẳng và trung cấp nghề (Trang 29 - 34)

- Bài giảng điện tử làm ột chương trình dạy học được số hóa và cài đặt vào máy vi tính, ởđó thể hiện toàn bộ hoạt động dạy học của giáo viên và h ọ c

1.4.4. Quy trình thiết kế BGĐT

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự ra

đời của máy vi tính đã làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên đơn giản hơn thông qua những bài giảng điện tử mà giáo viên đã chuẩn bị.

29

Bng 1.2: S khác nhau gia giáo án tryun thng và giáo án đin t

Giáo án truyền thống Giáo án điện tử

Kế hoạch hoạt động của thầy và trò

được người giáo viên trình bày ra giấy

Kế hoạch hoạt động của thầy và trò

được số hoá và đưa vào máy dưới dạng một chương trình.

Nội dung dạy học là toàn bộ tri thức trong SGK, giáo trình môn học và chủ yếu được trình bày dưới dạng văn bản đôi khi có sử dụng thêm mô hình, bảng biểu… Nội dung dạy học gồm cả kiến thức cơ bản và kiến thức mở rộng được diễn đạt dưới dạng văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, âm thanh, video…thông qua việc sử dụng các siêu liên kết nhằm kết nối giữa các mục, các nội dung với nhau và có thể sử dụng trong việc kiểm tra kiến thức cũ, liên hệ giữa lý thuyết và bài tập… Thời gian giảng lý thuyết nhiều,

thời gian dành cho thực hành và làm bài tập ít.

Giảm được thời gian giảng lý thuyết tăng thời gian thực hành và làm bài tập.

Viậc nhận thông tin phản hồi sau bài học được thực hiện thông qua câu hỏi vấn đáp hay câu hỏi được viết ra giấy nên khó đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh.

Việc nhận thông tin phản hồi sau bài học được thực hiện một cách khách quan bằng các câu hỏi trắc nghiệm được số hoá và đưa vào máy tính nên việc kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh nhận được kết quả

tức thời và đánh giá chính xác để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học.

30

Việc sử dụng máy vi tính ngày nay không còn xa lạ với giáo viên. Tuy nhiên, để soạn giảng được một bài học có ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính và biết một số phần mềm để sử dụng trong quá trình dạy học.

Quy trình thiết kế BGĐT được thực hiện theo sơđồ sau: [11]

Hình 1.4: Sơđồ quy trình thiết kế bài giảng điện tử

Từ sơ đồ trên BGĐT có thể được thiết kế theo quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mc tiêu bài hc, môn hc

Đổi mới phương pháp giảng dạy trong dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” do đó giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài học, mục tiêu môn học phải tập trung vào người học. Sau khi học xong bài học, môn học học sinh có khả

năng gì. Để đạt được điều đó giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng chương, từng bài, nội dung của từng đề mục trong bài. Mục tiêu phải được xác

định rõ ràng và phải đạt được cả ba tiêu chí đáng giá là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Mục tiêu ởđây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học.

Bước 2: La chn kiến thc cơ bn, ni dung trng tâm và Multimedia hoá các đơn v kiến thc, xây dng các thư vin tài liu (ý tưởng)

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm

Giáo viên cần bám sát vào chương trình dạy học, SGK, giáo trình môn học

để chọn lựa, sắp xếp những nội dung cơ bản, trọng tâm một cách logic, khoa

Mục đích và nội

dung bài dạy Ý tưởng từThing Slideết kế Liên kvà trình chiết các Slide ếu

Hình

31

học phù hợp với thực tiễn và đảm bảo nguyên tắc sư phạm.Tuy nhiên, để xác

định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học còn đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu tham khảo thêm các kiến thức trên các kênh thông tin khác nhau ngoài SGK, giáo trình để mở rộng kiến thức giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức của bài học.

- Multimedia hoá các đơn vị kiến thức

Multimedia hoá các đơn vị kiến thức là bước quan trọng cho trong thiết kế

bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản để phân biệt bài giảng điện tử với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: + Dữ liệu hoá thông tin kiến thức thông qua việc xây dựng các tài liệu sử

dụng trong bài hoặc sưu tầm tài liệu từ Internet, chụp ảnh, quay phim, scand hoặc xây dựng bằng đồ họa…

+ Xử lý các tư liệu thu được theo ý đồ sư phạm nhằm nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh và đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ.

+ Chọn lựa các phần mềm dạy học cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.

- Xây dựng các thư viện tài liệu

Sau khi có được đầy đủ tài liệu cần dùng cho BGĐT giáo viên cần sắp xếp, tổ chức lại thành thư viện tài liệu và lưu lại theo dạng cây thư mục hợp lý để

tránh mất dữ liệu và thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng.

Bước 3: La chn ngôn ng, các phn mm trình din để xây dng tiến trình dy hc theo ý đồ sư phm (thiết kế tng Slide).

Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ, phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.

32

- Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể.

- Dựa vào các hoạt động đó để lựa chọn phần mềm phù hợp để thể hiện nội dung cần trình bày giúp học sinh dễ tiếp thu và đạt hiệu quả cao nhất như phần mềm PowerPoint hoặc Frontpage.

- Xây dựng nội dung cho các slide (PowerPoint) hoặc các trang (Frontpage). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide/trang có thể

là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip... Một số chú ý khi trình bày nội dung trong BGĐT:

Phần thiết kế từng Slide (trang dữ liệu) giữ vị trí quan trọng, ởđây cần tìm ra những yếu tố cần thiết trên đó như: nội dung, hình thức, giao diện. Bao gồm:

* Hình nh: các hình ảnh này có thể ở dạng tĩnh hay động giúp người học nhận thức các vấn đề chính nhanh chóng, gây hứng thú, kích thích tư duy kỹ

thuật phát triển.

- Đối với hình tĩnh: người soạn thảo cần thiết kế sơ bộ, loại bỏ các chi tiết không quan trọng, chọn màu sắc đảm bảo tính mỹ thuật, kích thước hình

ảnh hợp lý.

- Đối với ảnh động: để tạo các chi tiết động trên từng Slide có thể sử

dụng Custom Animation, gắn hiệu ứng động cho từng yếu tố, khai thác tính chất hoạt hình của Powerpoint bằng cách cho hiệu ứng xuất hiện liên tiếp các Slide hoặc sử dụng các phần mềm tạo ảnh động chuyên dụng.

- Không nên quá lạm dụng các hiệu ứng, sử dụng các màu sắc không hài hoà để phân tán sự chú ý của học sinh.

* Âm thanh: Có một số dạng âm thanh có thể sử dụng trong bài giảng:lời thuyết minh nội dung bài, lời giải thích các hình vẽ, tiếng động nền khi máy móc làm việc. Các thành phần âm thanh này có thể làm việc riêng hoặc phối hợp với nhau giúp bài giảng sinh động hơn.

33

* Văn bn: Chọn nội dung bài khoá cho từng Slide. Thường dùng hai kiểu chữ:

- Chữ thông thường : VN Time - Chữ nghệ thuật : Word art Gallery

- Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản.

- Nên thống nhất về font chữ, kiểu chữ đơn giản, màu chữ, màu nền được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng (câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời...).

Cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm bài học, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh.

Bước 4: Liên kết các Slide, chy th chương trình, sa cha, hoàn thin và trình chiếu.

Thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic trên các đối tượng trong bài học thông qua đối tượng trình diễn để đạt được hiệu quả cao sự tương tác giữa thầy-trò, trò- trò.

Sau khi thiết kế xong phải tiến hành chạy thử để kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa, hoàn thiện theo đúng logic bài học và trình chiếu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử giảng dạy môn học công nghệ CNC cho các trường cao đẳng và trung cấp nghề (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)