2.2.1.1. Nguồn sinh khối
Ðất nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai phì nhiêu… nên sinh khối phát triển rất nhanh. Do vậy, nguồn phụ phẩm từ nông, lâm nghiệp phong phú, liên tục gia tăng. Tuy nhiên, những nguồn phụ phẩm đó lại đang bị coi là rác thải tự nhiên, đang bị lãng phí, nguy hiểm hơn lại trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như tình trạng đốt rừng, rơm rạ, mùn cưa ở miền Bắc hoặc đổ trấu xuống sông, kênh rạch ở Ðồng bằng sông Cửu Long… NLSK nằm trong trong chu trình tuần hoàn ngắn, được các tổ chức về phát triển bền vững và môi trường khuyến khích sử dụng. Tận dụng được nguồn nhiên liệu này sẽ đồng thời cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và đảm bảo, bảo vệ môi trường.
Tiềm năng về NLSK của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Theo tính toán của Viện Năng lượng Việt Nam, tổng nguồn sinh khối vào khoảng 118 triệu tấn/năm bao gồm khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, 8 triệu tấn trấu, 6 triệu tấn bã mía và trên 50 triệu tấn vỏ cà phê, vỏ đậu, phế thải gỗ... Nguồn sinh khối chủ yếu của nước ta gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng, trong đó gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, cây công nghiệp và cây ăn quả, phế phẩm gỗ công nghiệp. Theo Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, tiềm năng sinh khối gỗ
44
năng lượng lên đến gần 25 triệu tấn, tương đương với 8,8 triệu tấn dầu thô. Riêng tiềm năng năng lượng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp của nước ta gồm rơm, rạ, trấu, bã mía và các loại nông sản khác lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô. Ðặc biệt nguồn năng lượng này sẽ liên tục được tái sinh và tăng trưởng đều đặn trong vòng 30 năm.
2.2.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển điện sinh khối
- Ngày 24/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành từ ngày 10-5-2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam. Theo đó, các nhà đầu tư được huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các dự án sinh khối theo quy định của pháp luật. Các dự án điện sinh khối được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Bên cạnh đó, dự án điện sinh khối được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Đối với các dự án đồng phát nhiệt điện (vừa sản xuất nhiệt - hơi vừa sản xuất điện), mức giá điện được EVN mua lại là 1.220 đồng/kWh (tương đương 5,8 cent/kWh)[9]. Với mức giá này đã cao hơn khoảng 2 cent đối với một số nhà máy đường sử dụng bã mía để phát điện hiện nay.Trong khi đó, các dự án dùng nguyên liệu sinh khối chỉ sản xuất điện (không phải là đồng phát nhiệt - điện) sẽ được EVN mua điện theo “biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối”.
Đây được xem là nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển điện sinh khối. nhằm đạt mục tiêu đạt 0,6% lượng điện phát trong năm 2020 và 1,1% vào năm 2030
45