Dựa vào bảng phân tích thu chi tài chính và biểu đồ dòng tiền lũy tích của dự án lai ghép phát điện từ bã mía – diesel cho Nhà máy mía đường Lam Sơn, nhận thấy dự án có tính khả thi đáp ứng cả tính kỹ thuật; về tính kinh tế có thể chấp nhận được.
- Dự án có thể thu hồi vốn với thời gian thu hồi đơn giản là 38 năm; trong đó cổ đông có cổ tức sau 18 năm.
- Do chi phí vận hành máy phát điện diesel lớn nên giá trị hiện tại thuần – NPV của dự án âm và tỷ lệ lệ vốn/ lãi – B/C: 0,45.
Như vậy, ta thấy:
+ Nếu nhà máy chỉ sử dụng nguồn điện từ máy phát điện từ bã mía thì thời gian thu hồi vốn nhanh, tuy nhiên khi hết vụ ép thì điện cung cấp bị gián đoán.
+ Nếu nhà máy chỉ sử dụng nguồn điện từ máy phát điện diesel thì chi phí vận hành, chi phí cho nhiên liệu lớn.
Do đó phương án sử dụng nguồn điện lai ghép từ bã mía- diesel là phương án cung cấp điện liên tục, linh hoạt. Mặc dù chi phí vận hành hàng năm lớn nhưng về lâu dài vẫn có lãi.
100
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Phát triển nghành công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng là một xu hướng tất yếu của thế giới trong thế kỷ 21. Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên không tái tạo và những tác động của việc sử dụng những tài nguyên này đối với môi trường gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, ngập lụt và nhiều tác động khác gây nguy hiểm cho môi trường sống. Tiềm năng phát triển các sản phẩm năng lượng sinh học, và năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối là rất to lớn, do vậy phát triển ngành công nghiệp năng lượng mới là một vấn đề cấp bách, càng sớm càng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước trong điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi của đất nước ta.
Qua sự tìm hiều hiện trạng các nguồn sinh khối phổ biến ở nước ta như bã mía, trấu, rơm, rạ, củi, gỗ, ngô, đậu, lạc...và các phế phẩm trong sản xuất công nghiệp và chế biến, đồng thời phân tích tìm năng NLSK để phát điện ở nước ta với nhiều triển vọng chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
Đã tìm hiểu nguồn sinh khối VD: rơm rạ; trấu; bã mía; vỏ hạt cà phê; gỗ nhiên liệu (nhiên liệu gỗ, Vỏ bào gỗ, mùn cưa); vỏ lạc; phế thải từ dừa; các loại sinh khối khác. Phế thải nông nghiệp , Trấu và rơm,Rác từ ngô, Phế thải cà phê,Vỏ dừa,Phế phẩm từ mía (bã mía, ngọn, lá). Phế phẩm từ lạc, Vỏ hạt điều, Gốc sắn, Các loại khác Cây trồng năng lượng, Cây năng lượng (tăng trưởng nhanh và nhiệt trị cao), Cỏ voi,các loại khác phế thải từ rừng. Nhiên liệu gỗ và gỗ nhiên liệu, các loại khác, cây vườn và cây trồng ở gia đình, gỗ xây dựng,Phế thải gỗ từ các nhà máy chế biến (Vỏ bào gỗ, mùn cưa), cây phân tán, v.v trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch của bà con nông dân vẫn chư tận dụng được hết gây nhiều lãng phí.
- Các loại cây trồng tạo ra khối lượng chất thải sau thu hoạch và sau xử lý lớn nhất là lúa, ngô, sắn,mía, lạc, cà phê, v.v Có thể có được dữ liệu về sản xuất cây trồng hàng năm( từ số liệu trong bài) Nguồn sinh khối: Đánh giá tiềm năng sinh
101
khối Tỷ lệ Giá trị Rơm rạ/lúa 1,0 Rác từ mía/mía 0,1 Rác từ ngô/ngô 2,5 Gốc sắn/sắn 0,3 Vỏ trấu/lúa 0,2 Bã mía/mía 0,3 Vỏ lạc/lạc 0,3 Vỏ cà phê/hạt cà phê 0,4. Đánh giá phế thải nông nghiệp ở Việt Nam. Tiềm năng kỹ thuật nhỏ hơn tiềm năng lý thuyết. Lý do là: Những hạn chế về vấn đề môi trường và xã hội. Những hạn chế về kỹ thuật (thu gom và công nghệ chuyển đổi. Tiềm năng này có thể được đánh giá thông qua các khảo sát, nghiên cứucụ thể hơn nữa.
- Không chỉ hạn chế trong kỹ thuật thu gom nguồn nhiên liệu SK từ phụ phẩm cây lúa, ngô, lạc chủ yếu thu gom tự phát, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau theo quy mô từng hộ hia đình: làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón, dùng để đun nấu... sự phân tán manh mún giữa các khu vực thu gom nguyên liệu SK này hiện nay vẫn chưa có phương án thu gom tập trung, các dự án nghiên cứu để sử dụng hợp lý, hiệu quả cả về kinh tế và môi trường, trừ một số địa phương thuộc ĐBSCL.
- Qua kết quả tính toán đã chỉ ra được nếu thu gom được 1 tấn phụ phẩm từ canh tác lúa,mía, ngô, lạc... sử dụng làm nguyên liệu sản xuất điện có thể tạo ra lượng điện có công suất khoảng 485.01kWh/1 tấn trấu, 483.2/kWh/1 tấn rơm rạ. 824.3kWh/ 1 tấn cây ngô, lạc... vậy, nguồn nhiên liệu này được tận dụng sử dụng sẽ là tiềm năng cung cấp năng lượng đáng kể cho các địa phương.
- Với khả năng tận dụng cac nguồn nguyên liệu SK hiện có tại địa phương như lúa, ngô,mía, lạc, rơm ra, củi.. một cách có mục đích tạo nguồn điện thì nguồn SK này sẽ đóng góp bổ sung vào nguồn năng lượng đang còn thiếu hụt tại địa phương giảm ô nhiễm môi trường, giải quyết lãng phí, góp thêm thu nhập cho các hộ dân.
Đã đề xuất sơ đồ công nghệ đồng phát nhiệt - điện dùng nhiên liệu sinh khối từ các phụ phẩm như bã mía, rơm rạ... sau khi đốt phụ phẩm bã mía qua phần mềm RETScreen mang lại hiệu quả kinh tế cao.
102
Để đạt được một năng lượng nhiệt đầu ra như nhau thi việc sử dụng bã mía, vỏ trấu, ngô lạc mùn cưa... sẽ thu được nhiều kết quả cao hơn sơ với sử dung than đá, than bùn, trong quá trình tạo nhiệt, vừa đảm bảo môi trường sống.
Qúa trình sử dụng các phụ phẩm sinh khối làm nguyên liệu đồng phát nhiệt- điện sẽ mang lại ý nghĩa tích cực hiệu quả, nó không chỉ góp phầm đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm sưc ép nguồn nguyên liệu hóa thạch. Nếu chỉ tích về giá trị kinh tế không thôi ta thấy giá nhiên liệu SK chỉ bằng 10-30% so với than, hiệu ứng nhà kính thấp hơn rất nhiều.Góp phần đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu và cải thiện thu nhập cũng như đời sống của bộ phận người dân vùng nông thôn.
Tuy nhiên, những khó khăn trở ngại chủ yếu hiện nay là: Thiếu quy hoạch chiến lược cho việc phát triển nguồn sinh khối. Sự phối hợp hài hòa giữa các bộ ngành và các tổ chức nhằm phác thảo chính sách quốc gia cho vấn đề công nghệ sinh khối và năng lượng tái tạo còn thiếu. Ngân sách và hệ thống quản lý để phát triển ứng dụng công nghệ sinh khối còn thiếu. Thiết bị công nghệ sinh khối thiếu thông tin về nhu cầu thị trường tiềm năng hiện nay. Nhất là ý thức người dân còn kém trong việc sử dụng năng lượng sinh khối cũng như công nghệ của nó. . Chất thải từ chế biến thức ăn, rơm rạ, bã mía và vỏ cà phê thường bị vứt bỏ hoang phí hoặc đốt cháy ngoài đồng... Hàng năm, nước ta có gần 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp, trong đó, 90% sản lượng sinh khối được dùng để đun nấu, trong khi chỉ có 2% được dùng làm phân hữu cơ và phân vi sinh; 0,5% được sử dụng để trồng nấm và khoảng 7,5% chưa được sử dụng.
4.2. Khuyến nghị
Việc tận dụng hiệu quả hơn các nguồn phế phẩm nông nghiệp có thể cùng lúc trợ giúp vốn cho các cơ sở sản xuất tại các địa phương, xây dựng dây truyền đồng phát nhiệt- điện với quy mô vừa và nhỏ theo sản lương nguyên liệu SK tại địa phương từ phụ phẩm cây mía, cây lúa, cây ngô...
103
Nước ta có 2 đồng bằng lớn nhất là ĐBSH và ĐBSCL việc thu gom vận chuyển...các phụ phẩm cây mía, cây ngô, lúa....cần phải có phương án quy hoạch tổng thể để sớm triển khai xây dựng và đi vào hoạt động các nhà máy đồng phát nhiệt điện ở hai khu vực này và mở rộng áp dụng cho cả nước.
Là một nước nông nghiệp, có nguồn nguyên liệu để sản xuất năng lượng sinh khối rất đa dạng và phong phú nước ta cần có cơ chế đầu tư nghiên cứu sâu sắc về khả năng chế tạo nguyên liệu rắn nhằm sử dụng hiệu quả cả về giá trị kinh tế và môi trường sinh thái.
Cần nghiên cứu loại cây có khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt như khô hạn, ít nước, ít phân... nhưng cho sinh khối lớn và nhanh để khai thác vùng đất kém phì nhiêu và đồng thời giảm giá thành sản xuất.Chế rơm rạ thành nhiên liệu sinh khối cũng nên quan tâm để làm tăng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp lúa trong nước.
Thực tế cho thấy, ngành sản xuất nhiên liệu sinh khối không những góp phần đảm bảo an toàn năng lượng trong nước, còn tạo ra các ngành chế biến mới, sản phẩm mới, và việc làm mới ở nông thôn, đặc biệt mở ra hướng đi mới nâng cao đời sống nông dân, qua đó hình thành các công nghiệp và đô thị sinh thái khép kín, trong đó nê có quy hoạch, quản lý và chánh sách khuyến khích, hỗ trợ thích đáng.
Vấn đề cần quan tâm nhiều hơn nữa là đưa phát triển ngành nhiên liệu sinh khối lên tầng mức cao hơn, Nhà nước cần tích cực thực hiện phối hợp hài hòa giữa quản lý và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhiên liệu sinh khối, từ cung cấp nguồn nguyên liệu thô đến biến chế nhiên liệu, hệ thống phân phối và chính sách khuyến khích giới tiêu thụ. Nhất thiết phải liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp đầu tư, chính quyền địa phương các tỉnh và người dân để tiến tới xây dựng các nhà máy đồng phát nhiệt- điện một cách hiệu quả, kể cả vừa ,nhỏ hay hiện đại quy mô lớn.
104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng cục thống kê Việt Nam, "Tổng cục thống kê," 23 7 2015. [Online]. Available: http://www.gso.gov.vn/.
[2] Internet, 2015.
[3] B. Q. Tuấn, "Khảo sát tình trạng sử dụng phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi," 2007.
[4] V. V. M. Đặng Thanh Hương, "Đường và cổ phiếu của ngành đường,"
Nhóm phân tích tư vấn đầu tư, chứng khoán, 2012.
[5] N. Đ. Cường, "Tổng quan hiện trạng và xu hướng của thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam," 2012.
[6] "Quỹ lương thực thế giới," [Online]. Available: http:/www.faostat.fao.org.
[7] N. Q. Hoa, "Cuc chăn nuôi," [Online]. Available: http://www.cucchannuoi.gov.vn.
[8] VNFOREST, "Giới thiệu về rừng và ngành lâm nghiệp Việt Nam," 2011. [9] B. c. thương. [Online].
[10] H. h. m. đ. V. Nam, "http://vinasugar.vn/," [Online]. Available: http://vinasugar.vn/. [Accessed 2015].