Tiềm năng sinh khối bã mía tại công ty mía đường Lam Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng năng lượng sinh khối để phát điện ở việt nam (Trang 69 - 70)

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn. Ngày 12 tháng 01 năm 1980: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 24/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn. Công suất 1.500 tấn mía/ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa Pháp cung cấp. Nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc và lực lượng lao động ở khu vực miền Tây Thanh Hóa, giải quyết tình trạng thiếu đường trong cả nước. Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trụ sở chính với diện tích 46ha tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng đất Lam Sơn lịch sử. Phía Đông giáp quốc lộ 15A và cách 4 km là sân bay quân sự Sao Vàng. Phía Tây giáp Đường Hồ Chí Minh, cách 3 km là đập Bái Thượng, cách 12 km là công trình thuỷ lợi thuỷ điện Hồ Cửa Đặt. Phía Bắc là Sông Chu, cách 3 km là Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, có vùng nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sở hữu 1.200 héc ta đất, trong đó có 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 triệu lít/năm lớn nhất Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, CNLĐ trên 1 nghìn người.

Bã mía được sản sinh trong quá trình ép mía. Với tỷ lệ trung bình giữa bã mía và mía được chế biến là 0,3 thì lượng bã mía sản sinh cung cấp cho lò hơi trong 1 ngày ở vụ sản xuất 2013-2014 của nhà máy là 2100 tấn/ngày (chủ yếu ép từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau) .

70

Năng lực của các thiết bị phát điện từ bã mía hiện có của nhà máy là 1 máy phát có công suất 10 MW đã được hoạt động từ năm 2010. Trong thời gian hoạt động của nhà máy (tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), nhu cầu điện năng của nhà máy được cung cấp chủ yếu bởi các thiết bị phát điện từ bã mía có công suất 10MW và các phụ trợ của một máy phát điện diesel.

Điện áp tiếp nhận từ hệ thống điện hiện có là 10 kV được cung cấp cho văn phòng, ký túc xá của công nhân viên nhà máy.v.v. trong vụ bảo dưỡng, khi nhà máy không hoạt động. Lượng bã mía được đốt bằng lò hơi để cung cấp hơi nước khoảng 30% tổng lượng khí thải. Với công nghệ hiện tại 1 tấn bã mía sản sinh ra 50kWh điện năng

 Tua bin phát điện của hãng SHINKO 10MW, model DNG40

Hình 27 Tua bin hơi nước SHINKO DNG40

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng năng lượng sinh khối để phát điện ở việt nam (Trang 69 - 70)