Trong những năm gần đây, sự quan tâm phát triển các công nghệ NLSK đã tăng mạnh trên toàn cầu để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch. Ngay cả những nước phát triển như Mỹ cũng đã có những chính sách để thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch. Nguyên nhân là do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần và chi phí cho nhiên liệu này ngày càng tăng cao. Nếu với tốc độ tiêu thụ năng lượng hiện tại thì trữ lượng dầu của thế giới được dự báo sẽ cạn kiệt trước năm 2050 và các nguồn năng lượng này còn là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khác với các công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ NLSK không chỉ thay thế năng lượng hóa thạch mà còn góp phần xử lý chất thải vì chúng tận dụng các nguồn chất thải để tạo ra năng lượng. Rào cản lớn nhất để tiếp cận và khai thác những nguồn năng lượng này chính là công nghệ và chi phí thiết bị đắt hơn so với thiết bị sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc hiện nay, NLSK vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn 50%. Mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỷ lệ giảm dần do năng lượng thương mại tăng nhanh hơn. Vấn đề là năng lượng sinh khối hiện nay chủ yếu vẫn chỉ sử dụng để sản sinh nhiệt lượng trong đun nấu thức ăn, kinh tế hộ gia đình với tỷ lệ gấp 3 lần tổng năng lượng tiêu thụ so với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chỉ có 1/4 NLSK được sử dụng sản xuất, bao gồm sản xuất vật liệu xây dựng như gốm, sứ, gạch, sản xuất đường như tận dụng bã mía để đồng phát nhiệt và điện ở 43 nhà máy đường trong cả nước. Mới đây Viện Cơ điện Nông nghiệp đã nghiên cứu thành công dây chuyền sử dụng phụ phẩm sinh khối đồng phát điện và nhiệt để sấy sản phẩm mía đường. Mặt khác, NLSK đang được sử dụng để sấy lúa, nông sản tại Ðồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, hiện nay, một số nhà máy đường đã sử dụng bã mía để phát điện nhưng chỉ bán được với giá hơn 800 đồng/kWh (4 cent/kWh). Cuối năm 2013 Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ sản xuất điện từ năng lượng sinh
46
khối. Theo đó, mức giá cao nhất mà ngành điện mua lại điện được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối lần lượt là 1.200-2.100 đồng/kWh. Mức giá như đề xuất trên sẽ góp phần tạo động lực cho việc phát triển nguồn điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối ở nước ta.
Ðể phát huy tiềm năng NLSK, Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản tự nhiên cũng như sự cạnh tranh từ bên ngoài. Các vấn đề về môi trường, thu hẹp đất nông nghiệp, công nghệ, thiết bị… khiến Chính phủ gặp rất nhiều khó khăn để xây dựng một lộ trình phát triển NLSK. Ðể biến tiềm năng NLSK thành năng lượng chất lượng cao vẫn đang là một vấn đề chờ lời giải.