Đánh giá tiềm năng sử dụng sinh khối để phát điện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng năng lượng sinh khối để phát điện ở việt nam (Trang 54 - 59)

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thực vật. Việt Nam cũng là một nước

55

nông nghiệp nên nguồn SK từ phụ phẩm nông nghiệp phong phú, dồi dàonhư: gỗ, phế thải - phụ phẩm từ nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác… Trong đó, nguồn sinh khối chủ yếu vẫn là gỗ, bã mía và phụ phẩm nông nghiệp như bảng sau:

Phế phẩm trong nông nghiệp rất phong phú dồi dào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phế phẩm nông nghiệp toàn quốc và vùng đồng bằng sông Hồng với 15% tổng sản lượng toàn quốc. Hàng năm tại Việt Nam có gần 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp trong đó 40% được sử dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện.

Trong hiện tại và tương lai nước ta đều rất dồi dào nguồn nguyên liệu SK tự nhiên này. Tuy nhiên, phần lớn dự án năng lượng tái tạo đi vào hoạt động tính đến thời điểm này vẫn còn quá ít và chỉ có vài dự án là điện sinh khối nối lưới, việc đầu tư mang nặng tính tự phát, chưa mang tính tổng thể và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của cả nước.

56

Nước ta hiện nay đangphụ thuộc nhiều vàothủy điện, do đóthường xảy ra thiếuđiện vào mùa khô.Trong kế hoạch pháttriển ngành điện trongtương lai tỷ trọng đónggóp của thủy điện sẽ giảm dần thay vào đó là sử dụng năng lượng tái tạo trong đó có năng lượng sinh khối.Theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/7/2011 thì Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển năng lượng tái tạo chiếm 9,4% tổng công suất điện cả nước. Trong đó, điện gió đạt 6.200 MW, điện sinh khối 2.000 MW, các loại năng lượng khác như địa nhiệt, điện sản xuất từ rác thải sinh hoạt, khí sinh học… đạt khoảng 6.000 MW.

Một số nhà máy điện Biomass tại Việt Nam

- Dự án xây dựng nhà máy điện sinh học Biomass tại khu Rừng Xanh, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư 1.160 tỷ đồng, công suất 40MW, dự kiến đến năm 2013 nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động với sản lượng điện là 331,5 triệu kWh/năm. Nhà máy hoạt động sẽ tạo điều kiện cho các hộ gia đình nông thôn bán phế thải hữu cơ nông nghiệp và rác thải sinh hoạt nông thôn cho nhà máy như: rơm, rạ, thân cây ngô, sắn, đỗ, lạc hoa, cây củi sau khai thác rừng...

- Tập đoàn tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) đã chuẩn bị thủ tục để đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện sinh khối (Biomass) tại khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc (huyện Chơn Thành) có công suất thiết kế 19 MW, cung cấp hơi nước 70m3/h. Dự án có vốn đầu tư 70 triệu USD. Nguyên liệu thô cung cấp cho nhà máy hoạt động chủ yếu từ thực vật ngành nông - lâm nghiệp. Tập đoàn sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý và dự án có thể hoàn thành vào năm 2015.

- Nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại KCN Trà Nóc 2 TP. Cần Thơ do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Đình Hải đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất 20 tấn hơi/giờ. Nhà máy có công suất phát điện 2MW khi nhà máy vận hành ở chế độ không sản xuất hơi nước. Giai đoạn 2 của sẽ đầu tư turbine 3,7MW cấp điện lên lưới quốc gia.

57

- Những dự án nhiệt điện đốt trấu tại đồng bằng sông Cửu Long:

+ Tỉnh An Giang có 2 dự án nhà máy nhiệt điện đốt trấu gồm 1 nhà máy tại khu công nghiệp Hòa An, huyện Chợ Mới, công suất 10 MW, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD. Nhà máy thứ 2 có công suất 10 MW, đặt tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD. Hai nhà máy này sẽ tiêu thụ khoảng 240.000 tấn trấu.

+ Tỉnh Tiền Giang có 1 dự án nhà máy nhiệt điện đốt trấu khoảng 10MW, vốn đầu tư trên 18,6 triệu USD.

+ Tỉnh Đồng Tháp dự kiến xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại ấp Bình Hiệp B, huyện Lấp Vò, tổng vốn 296 tỷ đồng, công suất thiết kế 10MW.

+ Tỉnh Kiên Giang sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy điện trấu công suất 11 MW. + Tại Cần Thơ sẽ xây dựng thêm một nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại quận Thốt Nốt, công suất 10 MW, tiêu thụ khoảng 80.000 tấn trấu/năm.

Theo số liệu tính toán, cứ 5 kg trấu tạo ra 1 KW điện, như vậy với lượng trấu hàng triệu tấn trấu mỗi năm thu lại được hàng trăm MW điện. Theo Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam: “Việt Nam có nguồn trấu dồi dào. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện trong tương lai”.

Với lợi thế một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam có nguồn sinh khối lớn và đa dạng từ gỗ củi, trấu, bã cà phê, rơm rạ và bã mía. Phế phẩm nông nghiệp rất phong phú dồi dào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phế phẩm nông nghiệp toàn quốc và vùng đồng bằng sông Hồng với 15% tổng sản lượng toàn quốc. Hàng năm tại Việt Nam có gần 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp trong đó 40% được sử dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện. Trong khi nguồn năng lượng hoá thạch ngày càng cạn kiệt, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao thì giải pháp sử dụng nguồn điện sinh khối để thay thế mang ý nghĩa to lớn trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Hơn nữa, Việt Nam lại có tiềm năng to lớn để phát triển điện sinh khối cả trong hiện tại và tương lai.

58

Tuy nhiên, số các dự án năng lượng tái tạo đi vào hoạt động tính đến thời điểm này vẫn còn quá ít và chỉ có vài dự án là điện sinh khối nối lưới, việc đầu tư mang nặng tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của quốc gia. Do vậy, đầu tư các nhà máy điện sinh khối không chỉ đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng mà còn góp phần đẩy mạnh sự phát triển của đất nước theo xu hướng phát triển bền vững. Ngoài ra, điện sinh khối còn giúp người nông dân có thêm nguồn thu nhập từ những thứ mà trước đây là phế thải như rơm, trấu, bã mía, mùn cưa,… vào tạo thêm nhiều việc làm cho họ.

Có thể khẳng định tiềm năng của việc ứng dụng công nghệ sinh khối ở Việt Nam là khá lớn bởi vì Việt Nam có đến gần 80% dân số đang sống ở nông thôn, nơi mà nguồn năng lượng sinh khối rất dồi dào. Ngoài ra, Việt Nam còn là một nước nông nghiệp nên nguồn nhiên liệu gỗ và chất thải nông nghiệp dư thừa rất phong phú.

Mặc dù vậy việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh khối vẫn còn hạn chế ở quy mô thí điểm. Cho đến nay, vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể nào cho việc thực thi và thương mại hóa công nghệ sinh khối. Những khó khăn trở ngại chủ yếu hiện nay là:

 Thiếu quy hoạch chiến lược cho việc phát triển nguồn sinh khối.

 Thiếu sự phối hợp hài hòa giữa các bộ ngành và các tổ chức nhằm phác thảo chính sách quốc gia cho vấn đề công nghệ sinh khối và năng lượng tái tạo.

 Thiếu hụt ngân sách và hệ thống quản lý để phát triển ứng dụng công nghệ sinh khối.

 Nhà cung cấp thiết bị công nghệ sinh khối thiếu thông tin về nhu cầu thị trường tiềm năng.

 Ý thức người dân còn kém trong việc sử dụng năng lượng sinh khối cũng như công nghệ của nó.

59 Chương 3:

ĐÁNH GIÁ MỘT DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN DÙNG SINH KHỐI BẰNG PHẦN MỀM RESTCREEN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng năng lượng sinh khối để phát điện ở việt nam (Trang 54 - 59)