TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT BẮC HÀ NỘI
3.1. Những cơ hội, thách thức và định hướng trong phát triển tín dụng bán lẻ củachi nhánh BIDV Bắc Hà Nội chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội
3.1.1. Cơ hội trong phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Bắc Hà Nội
Trong điều kiện hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM nói chung và chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội nói riêng trong khai khác tín dụng bán lẻ.
Hiện tại BIDV vẫn có uy tín trên thị trường và có một vị thế cạnh tranh tốt, có thế mạnh mạng lưới và am hiểu nhiều về tâm lý và thói quen của người dân địa phương. Từ bán buôn chuyển sang bán lẻ, ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.
Xét trên góc độ tài chính và quản trị ngân hàng, tín dụng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên ngoài và đây là lĩnh vực ít
chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng.
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ tín dụng bán lẻ giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, đồng thời giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
Trong bối cảnh kinh tế nước ta tăng trưởng bình quân hàng năm, Cùng với đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu vay vốn hơn 350.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hơn 17.200 HTX các loại, 320.000 tổ hợp tác và hơn 45 triệu người dân ở tuổi trưởng thành là một thị trường vô cùng to lớn để các NHTM mở rộng dich vụ ngân hàng bán lẻ phát triển dịch vụ dịch vụ tín dụng tiêu dùng như cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay thuê mua, cho vay mua ô tô. cho vay mua nhà đất,…
Tại địa bàn Hà Nội năm 2011 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%, GDP bình quân/người 40.5 triệu đồng, tình hình thất nghiệp và hỗ trợ người nghèo có nhiều cải thiện rõ rệt, tập trung đông dân cư, nhiều doanh nghiệp. Do đó sẽ có nhiều cơ hội để BIDV Bắc Hà Nội phát triển tín dụng bán lẻ.
3.1.2 Thách thức trong phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Bắc Hà Nội
Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mức giá rẻ, đòi hỏi chi nhánh phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.
Hiện nay các ngân hàng TMQD, ngân hàng TM cổ phần ngày càng mở rộng hoạt động xuống phía nam thủ đô, sự cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng gay gắt. Thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn bị chia sẻ do số lượng ngân hàng hoạt động tăng nhanh, dẫn đến thị phần của chi nhánh có nguy cơ bị thu hẹp lại.
ngân hàng bán lẻ cũng sẽ tạo áp lực cạnh tranh cho các NHTM trong nước nói chung và cho BIDV nói riêng.
3.1.2Định hướng về hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV Bắc Hà Nội
Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển các hoạt động dịch vụ bán lẻ, chú trọng chất lượng dịch vụ - phục vụ. Tích cực quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới mọi đối tượng khách hàng cả dân cư và doanh nghiệp vừa và nhỏ; chú trọng phân loại khách hàng để có chính sách tiếp cận phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể. Phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng, đa tiện ích theo hướng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, cần tăng quy mô vốn để đảm bảo nền tảng cho phát triển.
Không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của BIDV Bắc Hà Nội trên địa bàn; tạo niềm tin đối với khách hàng để từng bước tăng thị phần hoạt động trên địa bàn đối với tất cả các mảng nghiệp vụ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng.
Cơ cấu lại khách hàng, phân nhóm khách hàng để xác định rõ năng lực của từng nhóm để chủ động phòng ngừa trước diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước tác động đến khách hàng và ngân hàng.
Kiểm soát tăng trưởng hoạt động tín dụng, tăng trưởng phải an toàn - hiệu quả; đảm bảo cơ cấu – tỷ trọng tín dụng hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay bán lẻ, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo; đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo đúng kế hoạch giao. Thường xuyên (quý, 6 tháng/lần) đánh giá lại tài sản đảm bảo, xác định khả năng quản lý và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo.
3.2 Một số giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Bắc Hà Nội
Trên cơ sở lý luận thực tiễn và những nguyên nhân khách quan, chủ quan đã được phân tích, các giải pháp được đề xuất để phát triển tín dụng bán lẻ tập trung vào 4 vấn đề: - Chiến lược của ngân hàng
- Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng - Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng - Mạng lưới giao dịch
- Chính sách truyền thông
3.3.1. Chiến lược ngân hànga. Về sản phẩm a. Về sản phẩm
Hiện nay, so với các ngân hàng khác thì các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Bắc Hà Nội chưa tạo ra được sự khác biệt. Do đó, để có thể nghiên cứu và phát triển các sản phẩm theo đúng định hướng khách hàng, BIDV Bắc Hà Nội cần:
- Tăng cường, phát triển dịch vụ các sản phẩm cho vay bán lẻ
Học tập kinh nghiệm vể phát triển dịch vụ các sản phẩm cho vay bán lẻ của các ngân hàng thương mại cổ phần vì các ngân hàng thương mại cổ phần triển khai sớm hơn BIDV.
Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm hướng đến khách hàng cá
nhân như: cho vay mua nhà, xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở, cho vay mua xe ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cấp hạn mức thấu chi, cho vay tiêu dùng đối với hộ gia đình, cho vay cán bộ quản lý dự án…
Đa dạng hóa các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đa kênh phân phối, mở rộng mạng lưới để tiếp cận, giới thiệu sản phẩm.
- Mở rộng đối tượng phục vụ:
Xem cán bộ công nhân viên trong tỉnh là đối tượng khách hàng tiềm năng, tiếp tục mở rộng công tác cho vay tiêu dùng CBCNV về lĩnh vực xây dựng, sửa chữa nhà ở. Tuy nhiên nên phát triển dịch vụ cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên, không cần xác nhận bảo lãnh của cơ quan, đơn vị công tác. Thủ tục giấy tờ chỉ cần photo chứng minh nhân dân và hộ khẩu của khách hàng.