f. Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế:
2.3.2.1. Hạn chế:
Hoạt động tín dụng bán lẻ chỉ thực sự mới phát triển trong mấy năm gần đây. Bên cạnh những kết quả đạt được, xuất hiện những vấn đề hạn chế đáng bàn.
Thứ nhất, so với doanh số cho vay, dư nợ hoạt động tín dụng nói chung toàn ngân hàng thì doanh số cho vay, dư nợ cho vay bán lẻ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2008 dư nợ cho vay bán lẻ chiếm 2,8% tổng dư nợ cho vay, năm 2010 chiếm 3,4% tổng dư nợ cho vay, năm 2011 chiếm 10,02% tổng dư nợ cho vay. Mặc dù có sự tăng lên về qui mô lẫn tốc độ nhưng với qui mô và tỷ trọng như vậy thì phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Bắc Hà Nội là cần thiết và cấp bách.
Thứ hai, lợi nhuận mà tín dụng bán lẻ mang lại không đáng kể. Trên thực tế, với doanh số cho vay nhỏ như vậy thì hoạt động tín dụng bán lẻ mang lợi lợi nhuận rất ít cho ngân hàng. Đối với một ngân hàng hiện đại thì hoạt động tín dụng bán lẻ mang lại thu nhập rất lớn cho ngân hàng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Do vậy trong thời gian tới cần mở rộng, phát triển hơn nữa hoạt động này.
Thứ ba, các sản phẩm cho vay bán lẻ của BIDV Bắc Hà Nội chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Mặc dù chi nhánh liên tục tạo thêm tiện ích mới của sản phẩm dịch vụ cộng với mở rộng các kênh phân phối truyền thống lẫn phi truyền thống. Song so với các sản phẩm, dịch vụ các ngân hàng khác vẫn có tính tương tự nhau, chưa tạo ra sự khác biệt trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sản phẩm, dịch vụ tín dụng bán lẻ còn mang tính truyền thống, vẫn nghèo nàn về chủng loại, sản phẩm mới chưa nhiều, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như các sản phẩm cho vay tiêu dùng cung cấp chỉ mới tập trung khai thác một số những nhu cầu tiêu dùng xa xỉ của người dân như mua nhà, mua ô tô…
- Tính chi tiết, đầy đủ của Sản phẩm còn hạn chế.
Thông tin cung cấp chi tiết về các sản phẩm tín dụng bán lẻ cho khách hàng chưa đầy đủ, nên khách hàng chưa biết hết được tính năng, lợi thế của sản phẩm ngân hàng cung cấp.
- Chưa có Sản phẩm phù hợp với các phân đoạn khách hàng.
Các sản phẩm tiền vay chưa được chuẩn hoá thành nhóm sản phẩm cho từng phân đoạn khách hàng cụ thể như "Cho vay Cán bộ quản lý điều hành", "Cho vay cán bộ công nhân viên", "Cho vay mua nhà Dự án", "Cho vay mua ô tô", “Cho vay du học” và trong tương lai gần là các sản phẩm "Cho vay đối với hộ gia đình" v.v...
Các sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên cũng chưa được thiết kế chi tiết đến từng phân đoạn nhỏ theo nơi công tác, vị trí công tác, thu nhập hàng năm. Có sự phân đoạn thị trường phù hợp, các sản phẩm vay vốn đó sẽ tiếp cận được hơn với thị trường, đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cũng như bảo đảm quản trị rủi ro một cách hiệu quả.
Thứ ba, chi nhánh chưa có chiến lược tiếp thị rõ ràng trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, hoạt động tiếp thị còn yếu và thiếu chuyên nghiệp, tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít. Chính sách khách hàng kém hiệu quả, chất
lượng phục vụ chưa cao, chi nhánh chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về dịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau.
Thứ tư, hạn chế về qui trình. Thủ tục giao dịch chưa thuận tiện, một số qui định và quy trình nghiệp vụ còn nặng về bảo đảm an toàn cho ngân hàng, chưa thuận lợi cho khách hàng, thể hiện:
Phân định trách nhiệm giữa các Bộ phận liên quan trong quy trình chưa được quy định cụ thể, rõ ràng -> dẫn đến tình trạng “chồng chéo” và thậm chí có “tranh chấp”:
QHKHCN (trách nhiệm đề xuất tín dụng)
QTTD (tránh nhiệm kiểm soát giải ngân)
Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng và quyết định giải ngân do các bộ phận khác nhau thực hiện, dẫn đến tình trạng thời gian xử lý bị kéo dài:
LĐ phụ trách QHKHCN (quyết định cấp tín dụng)
LĐ phụ trách QTTD (quyết định giải ngân)
Quy định việc lập PA/DA, kiểm tra sử dụng vốn áp dụng chung -> dẫn đến khó khăn trong thực hiện, giữa:
Cho vay phục vụ đời sống (tiêu dùng)
Cho vay phục vụ Sản xuất- Kinh doanh – Đầu tư
Chưa rõ quy trình cấp tín dụng tại Phòng Giao dịch.
Hệ thống mẫu biểu chưa chuẩn hoá…
Những hạn chế trên của qui trình cấp tín dụng bán lẻ làm thủ tục phức tạp, thời gian xử lý hồ sơ lâu ảnh hường đến khả năng cạnh tranh của chi nhánh.