Chính sách tín dụng bán lẻ đối với khách hàng của BIDV Bắc Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng ĐầuTư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 43 - 51)

c, Các hoạt động dịch vụ khác

2.2.1.1 Chính sách tín dụng bán lẻ đối với khách hàng của BIDV Bắc Hà Nộ

Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu quan hệ tín dụng tại BIDV sẽ được áp dụng tổng thể 4 (bốn) chính sách sau đây:

(1) Chính sách tiếp thị khách hàng; (2) Chính sách về cấp tín dụng; (3) Chính sách về tài sản bảo đảm; (4) Chính sách định giá tiền vay.

Chính sách tiếp thị khách hàng

1. Đối với Nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng:

a) Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV.

b) Tập trung tiếp thị đối với khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp.

xã, Thị trấn.

d) Tập trung tiếp thị và cho vay với các khách hàng trong độ tuổi từ 25 – 55. 2. Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh:

a) Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại BIDV.

b) Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô lớn;

c) Tập trung tiếp thị và cho vay đối với khách hàng đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và khai thác sử dụng tài nguyên đất.

Chính sách về cấp tín dụng

1.Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

a) Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định cấp tín dụng.

Các khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D.

b) BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên (thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 5 triệu VND trở lên đối với các khách hàng tại địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu từ 3 triệu VND trở lên đối với các khách hàng ở các địa bàn còn lại).

2. Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

3. Mức cho vay cụ thể:

a) Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (Cho vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng), nguồn trả nợ từ thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công hàng tháng: mức cho vay không quá 10 lần thu nhập chứng

minh được bình quân 3 tháng gần nhất cho một sản phẩm và không quá 15 lần thu nhập chứng minh được bình quân 3 tháng gần nhất với 01 (một) khách hàng.

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm đối với 1 khách hàng không vượt quá 500 triệu đồng.

b) Đối với Cho vay sản xuất kinh doanh: mức cho vay thực hiện theo thẩm quyền phán quyết đối với từng cấp điều hành trong từng thời kỳ.

c) Đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV và các tổ chức khác phát hành (danh mục các tổ chức phát hành do Tổng giám đốc quy định từng thời kỳ): mức cho vay tối đa có thể bằng mệnh giá của sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá đảm bảo thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi.

d) Đối với các trường hợp cho vay khác giao Tổng Giám đốc quy định cho từng sản phẩm cụ thể, phù hợp với chính sách cấp tín dụng của BIDV.

4. Hạn chế cho vay:

BIDV không cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với các trường hợp sau:

a) Kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV. b) Thanh tra viên Ngân hàng.

c) Thanh tra viên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra BIDV.

d) Kế toán trưởng của BIDV.

5. Đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay:

BIDV không cho vay đối với những nhu cầu vốn của khách hàng, không cho vay đối với những khách hàng được quy định tại:

a) Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (hiện nay được quy định tại Điều 9, Điều 19 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung);

Chính sách về tài sản bảo đảm

1. Các loại tài sản bảo đảm tiền vay :

a) Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác.

b) Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV tại từng thời điểm.

c) Phương tiện vận tải.

d) Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai. e) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

f) Các tài sản khác do BIDV quy định tại từng thời điểm trong từng sản phẩm cụ thể.

2. Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm:

Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bản lẻ và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.

Chính sách định giá tiền vay

1. Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau:(1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

a) Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

b) Lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng phải cao hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

c) Chính sách về lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại một Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh đó quyết định phù

hợp với quy định tại Văn bản này và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.

2. Cơ chế điều hành lãi suất cho vay:

a) Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và của BIDV.

b) Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng/sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng ĐầuTư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w