Những nhân vật khác

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn trí huân (LV01377) (Trang 47 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3 Những nhân vật khác

Nguyễn Trí Huân không chỉ thể hiện cách nhìn của mình về những nhân vật anh hùng trong chiến tranh mà ông còn hướng ngòi bút của mình nhìn về những con người với những thân phận khác nhau. Nhưng họ đều có một điểm chung là đều chịu tàn tích của chiến tranh để lại. Cách nhìn của

Nguyễn Trí Huân về những nhân vật phản diện cũng không đơn giản một chiều. Trong mỗi con người luôn song song tồn tại cả hai mặt xấu xa và tốt đẹp nhưng có thể do xã hội mới tốt đẹp hơn nên “người ta dễ quên đi những cái tốt mà thường chỉ nhìn vào mấy cái xấu con rớt lại” [36, tr.151]. Trái ngược hẳn với sự bi quan của Thăng, cách nhìn đời, nhìn người của Mạc trong Năm 1975, họ đã sống như thế lạc quan hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là vì, Nhuần – vợ Mạc vốn là người lăng nhăng hết người này người khác, một phụ nữ được coi là hư hỏng nhưng khi có máy bay địch ném bom xuống thị xã, Nhuần lại là một tự vệ dũng cảm. Dù không dám chắc nhưng trong suy nghĩ của Mạc dường như “cái tốt đẹp, cao thượng và cái xấu xa đều có thể cùng tồn tại, cùng phát triển ở một con người” [36, tr.207]. Chính Thăng cũng thừa nhận một cách công bằng, rằng loại trừ chuyện lăng nhăng dan díu kia, “mụ ta cũng được được”. Trong con mắt của Nguyễn Trí Huân, không chỉ những người lính từng xông pha trận mạc như Thức, Thiết, Mạc, Nhã tồn tại đầy hạn chế mà ngay cả những người vốn bị coi là phản bội như Phán, Nhuần cũng vẫn có những điểm tốt, nét tích cực đáng được xem xét.

Vời Nguyễn Trí Huân, mỗi con người đều luôn tồn tại cả mặt xấu xa và tốt đẹp. Một người lính xuất sắc trong kháng chiến nhưng bước vào quản lí kinh tế, các thói quen, them khát cũ bị đánh thức và anh ta cứ xuống thang lần lần, vừa xuống thang vừa kháng cự một cách yếu ớt. Hay như trong tiểu thuyết Chim én bay, cách nhìn của nhà văn Nguyễn Trí Huân đối với những người vợ, người con của Giám Tuân, Hai Đích – kẻ thù của cách mạng cũng không hoàn toàn là ghẻ lạnh. Nếu rạch ròi giữa thiện và ác, tốt và xấu thì rõ ràng phải xếp những nhân vật này về phía ác bởi họ có “nợ máu với cách mạng”. Nhưng tác giả đã thể hiện một niềm xót xa. Thương cảm với những số phận ấy, những con người sau chiến tranh rơi vào cảnh túng bấn và bị đẩy ra ngoài xã hội.

Không chỉ có Quy, ngay cả vợ con những tên ác ôn trong chiến tranh cũng gánh chung bị kịch số phận con người hậu chiến. Trong mắt Quy, Cường, Dũng… những tên ác ôn đó là kẻ thù cần phải tiêu diệt, nhưng với vợ con họ, Hai Đích, Giám Tuân vẫn là người chồng, người cha thân thiết. Một mặt, chiến tranh đã khiến cho những người con mất cha, những người vợ mất chồng, mặt khác định kiến xã hội sau chiến tranh còn đẩy họ ra ngoài lề xã hội. Trong con mắt của hàng xóm, láng giềng, của những người phụ nữ cùng phải gánh chịu tương tàn, máu lửa của chiến tranh. Vợ Hai Đích, Giám Tuân phải lãnh trách nhiệm vì cái “ vong linh khốn nạn của thằng chồng phản bội” có nợ máu với biết bao con người trong vùng. Xã hội đã tìm cách đẩy những con người này đến bước đường cùng, làm ruộng thì bị chia ruộng xấu, vào tổ hợp tác xã người ta không nhận, đi buôn thì bị đánh thuế thật nặng, đi học thì bị khinh rẻ. Lúc còn sống, vợ con những tên ác ôn đã phải sống dở chết dở. Sau chiến tranh, họ lại phải mang tiếng là con, là vợ của một tên ác ôn, một tên phản bội… để đến mức phải vượt biên sang nước khác sinh sống, thậm chí là kết thúc cuộc đời trong cái chết đầy cay đắng, tủi nhục. Chiến tranh không chỉ gây ra cảnh chia lìa, chết chóc cho những người lính tham chiến mà vô hình nó còn gián tiếp tác động đến số phận của những người ở bên lề cuộc chiến ấy.

Tiểu kết: Sớm nhận ra bản chất con người là “nguyên khối nhưng cũng là con người phân thân và đối lập” [71, tr.95], tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân đã xây dựng thành công bức chân dung chân thực về người lình trong và sau chiến tranh với sự hòa trộn của buồn – vui, được – mất, cao cả - thấp hèn, anh hùng – bi kịch… Ngòi bút của nhà văn mặc áo lính cùng với thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người giúp Nguyễn Trí Huân mở rộng chân trời tìm kiếm của mình đến phần cá nhân, riêng tư nhất trong mỗi con người. Hình ảnh người lính hiện lên qua các trang tiểu thuyết vừa chân thực,

sinh động với những phẩm chất, khát vọng sống cao cả trong khói lửa bom đạn; vừa phức tạp, đa chiều với một tâm hồn đầy thương tích trong cuộc sống hiện tại. Thành công hơn cả của Nguyễn Trí Huân là ông đã đi sâu khám phá những bi kịch tinh thần sâu sắc của người lính, điều hiếm thấy trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ cách mạng. Sự xuất hiện của kiểu con người bi kịch manh nha trong những năm tháng của cuộc chiến tranh chống Mĩ, thể hiện qua một số nhân vật như Mạc, Thức, Thư… trong Năm 1975, họ đã sống như thế và hội tụ đầy đủ trong người nữ anh hùng Quy của Chim én bay. Bi kịch của Quy không chỉ là bi kịch của riêng cuộc đời người phụ nữ mang trên mình những vết thương chiến tranh không bao giờ có thể hàn gắn mà còn mang dấu ấn của bi kịch người lính thời kì hậu chiến bước vào cuộc sống mới với tư thế chiến thắng nhưng tâm hồn chưa lúc nào thanh thản. Hình ảnh người lính trong sáng tác Nguyễn Trí Huân đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho tiểu thuyết thời kì này, đó là “phải viết cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai thế lực ta, địch như xung đột chủ đạo là đúng, nhưng xung đột xã hội và xung đột nội tâm cá nhân cũng đồng thời phải được rất chú trọng… Các tác phẩm văn học chiến tranh nhất thiết phải bao quát một cách sâu sắc cả về mặt triết lí, đạo đức cũng như tâm linh người tham chiến” [65].

Chƣơng 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN

2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân 2.1.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn trí huân (LV01377) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)