Thời gian lịch sử sự kiện

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn trí huân (LV01377) (Trang 66)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Thời gian lịch sử sự kiện

Tương ứng với không gian bối cảnh xã hội là thời gian lịch sử sự kiện. Tiểu thuyết trước năm 1975 xây dựng trên một nền không gian rộng lớn quen thuộc, gắn với một kiểu thời gian nghệ thuật mang nét riêng của thời đại. Đó là kiểu thời gian tuyến tính, thời gian lịch sử sự kiện. Các tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Dấu chân người lính,... đều được tổ chức theo kiểu thời gian này. Sự kiện nối tiếp sự kiện, biến cố nối tiếp biến cố nên thời gian nghệ thuật trong các tiểu thuyết trước năm 1975 vì thế cũng mang âm hưởng gấp gáp, nhanh vội vốn rất phù hợp để diễn tả không khí sôi sục, hào hùng của cả dân tộc trong công cuộc cứu nước vĩ đại. Bối cảnh chiến trận nóng bỏng dường như không cho phép con người dừng lại để nghĩ sâu, nghĩ lâu một điều gì. Mặt khác khí thế hừng hực, sôi sục của triệu triệu con người đã tạo nên một cơn bão lửa nóng bỏng như muốn cuốn trôi tất cả, ào ạt băng băng về phía

trước. Để ghi lại không khí rừng rực của thời đại, nhà văn thường bám sát vào thời gian hiện tại, vươn tới thời gian tương lại chứ không chú ý đến thời gian quá khứ, thời gian tâm trạng.

Sau năm 1975, đặc biệt sau đổi mới, cấu trúc, đặc điểm của thời gian nghệ thuật cũng có sự thay đổi. Xu hướng chung là rút ngắn thời gian sự kiện và kéo dài thời gian tâm trạng. Các nhà văn thời kỳ này tỏ ra hứng thú khi đi sâu khám phá đời sống tâm hồn phong phú, đầy bí ẩn của con người. Biến cố sự kiện trở thành đường viền hoặc cái cớ ban đầu để nhà văn khám phá hành trình tự ý thức của con người: Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, các sáng tác của Nguyễn Trí Huân là những dẫn chứng sinh động. Với Nguyễn Trí Huân, những sự kiện lịch sử đặc biệt gắn liền với số phận lịch sử thăng trầm của dân tộc như chiến tranh, và những sự kiện lịch sử gắn liền với số phận của con người, có sức hấp dẫn đặc biệt bởi đó là cái phông nền lí tưởng để nhà văn khám phá, lí giải về con người và cuộc đời.

Năm 1975, họ đã sống như thế, gợi ra sự kiện lịch sử đặc biệt của dân tộc. Bối cảnh lịch sử của câu chuyện là những ngày cuối cùng giải phóng và thống nhất đất nước. Trong tiểu thuyết, nhà văn đã sử dụng những mốc lịch sử cụ thể tạo cho tiểu thuyết có không khí chân thực qua đó ta thấy được dấu ấn của hiện thực khách quan. Cuốn tiểu thuyết viết ngay sau chiến tranh với những ấn tượng còn nóng hổi, những hiểu biết và từng trải được trình bày chưa kịp qua những suy nghẫm sàng lọc, có thể còn chưa có độ lắng đọng nhưng lại mang được tính sinh động kịp thời và do đó, thời gian ở đây đặc biệt mang tính thời sự.

Tính thời sự thể hiện ngay trong nhan đề của tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế. Tác giả viết từ tháng 6 năm 1975, tức là chỉ sau sự kiện đại thắng mùa xuân năm 1975 hai tháng. Sự kiện được trần thuật cũng chỉ với quãng cách thời gian một năm, đó là “Cuối năm 1974, trên địa bàn hoạt động

phòng giữ của đoàn luôn xảy ra những trận đánh phản kích khốc liệt”. Họ - những người lính đã sống và chiến đấu kiên cường, dũng cảm, có người còn sống trở về, có người đã hi sinh như một quy luật tất yếu của chiến tranh. Nhân vật chính – Phác- đã đi qua cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt ấy để rồi đến kết thúc tác phẩm ta gặp lại tiểu đoàn pháo 105 ly của anh cùng với tiểu đoàn công binh sư đoàn được giao nhiệm vụ nối cây cầu sắt bắc qua sông Cỏ May ở Vũng Tàu. Và mốc thời gian cuối cùng của tiểu thuyết là thời điểm “ngày 13 tháng 5, sớm hơn dự tính hai ngày, chiếc đinh ốc cuối cùng được vít chặt nơi tiếp giáp của hai cây cầu gãy. Buổi lễ khánh thành cầu được gấp rút chuẩn bị”.

Cùng với việc tiếp cận chiến tranh trong một khoảng không gian nhỏ hẹp như một dòng sông, một con đường thì “thời gian bị căng ra giữa hai quả pháo”. Tiếng đạn nổ, tiếng đề pa cứ dồn dập vang lên trong trận địa pháo ở Chóp Chơ 1 và Chóp Chơ 2. Nhà văn tập trung miêu tả không khí của trận pháo bằng những thời khắc rất ngắn, thường là “nửa giờ”, “mười phút sau”, “hơn một giờ” hoặc những mốc thời gian chính xác: “tám giờ”, “chín giờ”, “năm giờ sáng”, “bảy giờ tối”, “nửa đêm”, “một giờ sáng”, “ba giờ sáng”. Bằng điểm thời gian ấy, tác giả như đang dẫn dắt người đọc cùng chứng kiến mỗi bước chuyển biến của trận địa pháo. Cuộc chiến diễn ra căng thẳng từng giây phút, thể hiện liên tục chuyển dịch giữa ta và địch, khi thì hỏa lực pháo binh địch bắn điên dại nhưng lúc lại nằm câm bặt, không có lấy một phản ứng nhỏ. Cũng có lúc nhà văn tập trung miêu tả những cuộc hành quân của người lính “đêm như vỡ ra bởi những tiếng nổ ở cả hai phía bờ sông. Pháo ta bắn, pháo địch bắn. Nhiều quả rơi xuống mặt nước, sóng dập vào bờ sú óc ách. Đại đội đi thành hàng một, vái vác pháo, chân sục trong bùn. Không thể phân biệt được người nào là du kích, người nào là bộ đội chủ lực nữa. Tất cả đều cởi trần, cài ngụy trang nom như những khóm cây di động” [36, tr. 301]. Tuy

nhiên, đó không phải là những cuộc hành quân đầy khí thế và hừng hực tinh thần lạc quan như trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu. Mỗi người lính đều lặng lẽ, gấp gáp bởi chiến tranh đang không chờ đợi một ai và cuộc chiến càng lúc càng bất lợi cho ta.

Sự khốc liệt của chiến tranh còn hiện diện rõ qua những cái chết thảm khốc. Cái chết, tự thân nó nó đã phản ánh bản chất hai mặt của chiến tranh. “Nó gắn liền với bạo lực, thứ bạo lực tăm tối hủy diệt con người, “chà đạp, hành hạ, [...] làm nhục, [...] giết chết, [...] chôn vùi, quét sạch, tuyệt diệt”, nó chà đạp lên nhân tính của con người và hủy diệt “những người ứu tú nhất, tốt đẹp nhất, xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi dương”, nó khơi dậy bạo lực và sự tàn bạo trong con người, sự dửng dưng với cái ác” [71, tr.243]. Từ tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế cho đến Chim én bay, hình ảnh cái chết của các nhân vật chính xuất hiện nhiều và có sức ám ảnh lớn. Đối với người lính, cái chết trong chiến tranh hết sức ngẫu nhiên, không có triệu chứng, không có thời gian chuẩn bị “Lúc này, mọi cái chết đều thở nên vô lí, hết sức vô lí. Cùng lắm là ngày mai, ngày mốt và dăm ba trận đánh không đáng kể nữa ... [36, tr.337]. Nếu như trong chiến tranh, “điều không bình thường đã trở nên bình thường” thì cái chết cũng vậy. Có những cái chết không rõ nguyên nhân, bất ngờ và đột ngột. Trong số những cái chết được nhắc đến, cái chết của Mạc đến từ từ như đang đi về với đất mẹ “nước ộc vào miệng, vào mũi, vào tai Mạc. Mạc giãy giụa, ngột ngạt. Những chiếc bong bóng nổi trên mặt sông. Con sông nước mặt, xanh thẫm. Sóng vẫn ào ạt đổ qua trụ cầu gãy, cuốn theo những chiếc ván thuyền còn nổi trên sông, ra biển” [36, tr.331]. Cái chết của Dũng, của chị Hảo, của ba Quy trong Chim én bay thê thảm và đau đớn hơn “cách chỗ chị vài sải tay Dũng nằm, ngực vỡ nát. Đôi ống chân gầy gò của Dũng mở rộng, đầu ngật về một bên” [33, tr.93].

Không né tránh những thời điểm khốc liệt nhất của chiến tranh, Nguyễn Trí Huân đã cho người đọc thấy được diễn biến chân thực nhất của nó. Có những lúc cả ba tiểu đoàn, chỉ sau trận đánh đầu tiên, quân số còn lại quá ít ỏi, anh em thương vong vì hỏa lực trực tiếp của địch thì ít mà bị bởi hỏa lực tầm xa thì nhiều. Mỗi trận đánh, mỗi thời điểm người lính đều phải đối mặt với sự gia tăng sức mạnh quân sự không ngừng của Mỹ và ngụy. Tiểu đoàn pháo binh của Phác, tiểu đoàn công binh của Khải… liên tục được tăng cường nhưng cũng liên tục gặp phải những thất bại. Phương án vượt sông không thành, đến cuộc hành quân đường bộ thì người nào cũng mệt nhoài. “Càng đi càng có cảm giác đang lún sâu trong đầm, như không bao giờ tới bờ bên kia nổi” [36, tr. 316]. Trước năm 1975, chưa bao giờ người đọc bắt gặp trong tiểu thuyết những hoàn cảnh bi thương đến thế. Thế giới vĩ mô của các sự kiện lịch sử hoành tráng đã nhanh chóng nhường chỗ cho thế giới vi mô của cộng đồng, dân tộc và của những người lính.

Cùng với việc phản ánh những thời điểm khó khăn, khốc liệt của chiến tranh, Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân còn phời bày những tiêu cực cả trong và sau chiến tranh. Điều dễ nhận thấy nhất là trong cuộc chiến tranh một mất một còn giữa ta và đế quốc Mĩ, không ít những cán bộ sư đoàn, trung đoàn có con em đang ở quân đội ngụy. Bên cạnh những con người của hậu phương dốc sức, hết lòng cho tiền tuyến thì hiện thực miền Bắc trong lời kể của Thăng với Mạc còn hiện lên một góc độ khác.

“... Anh không thể lường trước được trong lúc hàng triệu người hi sinh máu mủ của mình thì một số người cũng là cán bộ, đảng viên lại sống một cuộc sống khác hẳn. Anh có còn nhớ tay Phẩm, phó phòng thương nghiệp huyện không? Sống như ông vua con. Người ta bảo hồi đi đánh Pháp về, mãi tới năm sáu lăm, sáu sáu, anh ta vẫn chỉ là anh chàng nghèo rớt mồng tơi, có đồng nào vắt mũi đút miệng đồng ấy. Vậy mà chỉ ba bốn năm sau, người làng

bỗng bật ngửa khi thấy anh ta mướn ô tô chở gạch ngói về xây nhà, mua sắm giường tủ, cứ như bắt được của... Rồi anh ta lên phó phòng, bắt đầu sắm xe máy kiểu mới nhất của Đức. Con cái anh ta, mới nhỏ xíu đã xuyến, nhẫn, đồng hồ y như con cái tư sản...” [36, tr. 149].

Những điều này Nguyễn Trí Huân đã viết cách đây gần ba mươi năm nhưng vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự giống hệt như những lời báo chí mới hôm qua hôm nay viết về những vụ tham những lớn. Phải chăng, nhà văn đã nhìn thấy được những mâu thuẫn, tồn đọng trong xã hội mới đang hình thành đắng sau cuộc chiến ì ùng bom đạn nơi chiến trường. Trong dự cảm của tác giả, cuộc sống thời bính cũng đầy rẫy những bất công, phi lí không kém thời chiến và đối mặt với nó là điều không dễ dàng. Thực tế cho thấy, trong tiểu thuyết Chim én bay, chiến tranh đã kết thúc, hằn thù đã được xóa bỏ nhưng gần chục năm sau, nhiều người có năng lực ở huyện vẫn vẫn chưa được giao nhiệm vụ xứng đáng chỉ vì họ phải gánh chịu một quá khứ nặng nề của cha mẹ họ. Thành kiến xã hội, phân biệt đối xử với con người cũng là một trong những hạn chế của cuộc sống hậu chiến.

Yếu tố thời gian lịch sử đã trở thành phương tiện để nhà văn tri ân lại những ngày tháng bi hùng của lịch sử cách mạng dân tộc. Chính vì thế thời gian sự kiện lịch sử - một yếu tố không thể thiếu để làm tăng sức hấp dẫn, thực hơn cho tiểu thuyết viết về chiến tranh của Nguyễn Trí Huân.

2.2.2.2. Thời gian tâm lý

Thời gian tâm lí là thời gian qua sự cảm nhận trong từng hoàn cảnh, được nếm trải theo tâm hồn của nhân vật. Thời gian tâm lí có ý nghĩa trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật. Thời gian tâm lí trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân là thời gian tâm lí của nhân vật khi họ xuất hiện suy ngẫm và hành động.

Trong một nỗ lực chung nhằm vươn tới mục đích khắc họa con người thời đại với những phẩm chất riêng biệt, đa diện, phức tạp và khó trở lại, các nhân vật của tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế, Chim én bay cùng với hệ thống nhân vật của Hai người trở lại trung đoàn (Thái Ba Lợi), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh)... đã tập hợp lại thành một đội ngũ đông đảo tạo ra cả một “thế giới nhân vật của chiến tranh, dĩ nhiên, mang diện mào đặc biệt của chiến tranh” [71, tr.221]. Xuất phát từ nhận thức khách quan của thế hệ hậu chiến, coi chiến tranh không chỉ có chiến thắng, có hào quang mà còn tác động sâu sắc đến đời sống con người, Nguyễn Trí Huân đã đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ chặt chẽ với hiện thực trong và sau chiến tranh để thấy được sự ảnh hướng của nó tới mỗi số phận cá nhân. Cũng giống như Chu Lai từng đúc kết trong phần cuối của Ăn mày dĩ vãng, “Cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả”, cảm hứng sáng tác của Nguyễn Trí Huân đã hướng đến những bi kịch cuộc sống, thân phận của những người mang nặng buồn đau.

Bên cạnh lối kể, tả và thời gian – không gian mang tính một chiều thì tiểu thuyết giai đoạn 75 – 85 cũng đã có những vùng kí ức điểm nhịp cho kết cấu tác phẩm chậm lại, lùi về quá khứ; nội tâm nhân vật vì thế cũng mở ra phong phú hơn. Điều này trở nên đậm đặc ở tiểu thuyết giai đoạn sau đổi mới, từ đó càng cho thấy tính chất chuyển tiếp, cầu nối của tiểu thuyết giai đoạn này.

Tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế chủ yếu tái hiện không khí chiến đấu trên trục thời gian vật lí, từ năm 1975 cho đên ngày toàn thắng, song với Mạc – vùng kí ức buồn về người vợ phản bội vẫn ám ảnh anh, đau đớn và day dứt. Còn với Phác, kí ức về tuổi thơ bình yên cùng đứa em trai

khiến anh không thể tin rằng giờ đây nó lại đứng trong hàng ngũ của địch, trở thành kẻ phản bội.

Cũng chính từ những bước khởi đầu này mà tiểu thuyết Chim én bay

của ông đã coi kí ức như một chất liệu kiến tạo nên tác phẩm. Kí ức như một chất keo để kết dính quá khứ với hiện tại. Vì thế nhân vật tuy sống bằng máu thịt của hiện tại nhưng vẫn nhờ đến “dưỡng khí tinh thần” của quá khứ. Điều này cho thấy sự đổi mới hoàn toàn trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết và kiểu nhân vật ý thức luôn bi ám ảnh bởi quá khứ để rồi đơn độc “đi tìm thời gian đã mất” của mình.

Dẫu chưa rõ ràng nhưng xu hướng đi sâu miêu tả tâm lí, số phận cá nhân người lính đã xuất hiện ngay từ tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như

thế. Đến Chim én bay, hiện thực chiến tranh được soi chiếu và thu nhỏ vào số phận người lính sau chiến tranh. Từ hiện thực lịch sử - sự kiện, chuyển sang hiện thực lịch sử - tâm hồn, hiện thực chiến tranh hiện lên trong Chim én bay

không còn liến mạch theo thời gian tuyến tính của các sự kiện mà nó là sự ghép nối giữa hiện thực trong quá khứ và thực tại. Đây là một thủ pháp được một số nhà văn như Chu lai (Ăn mày dĩ vãng), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh) sử dụng và đã thu được kết quả đắc địa. Đọc Chim én bay, người đọc không chỉ cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh lúc nó đang diễn ra mà còn thấy rõ sức tàn phá ghê gớm của nó đến số phận con người. Lấy thời điểm hiện tại để nhìn ngược lại lịch sử, cái đã qua và trên góc nhìn mới này, “nhiều vấn đề cũ được khơi lại, nhiều bình diện mới được mở ra, trên một hệ quy chiếu giá trị vừa có tính thời đại, vừa mang đậm dấu ấn tư tưởng triết lí của

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn trí huân (LV01377) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)