Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn trí huân (LV01377) (Trang 79 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Từ xưa đến nay, con người đã và đang, sẽ mãi mãi là đối tượng hướng tới của văn học. Các nhà văn luôn luôn tìm thấy ở con người những điều bất ngờ, những “tiểu vũ trụ” chứa đầy bí mật. Qua các nhân vật nhà văn muốn gửi đến bạn đọc một thông điệp nào đó có ý nghĩa về cuộc sống. Chính vì vậy, nghiên cứu thế giới nghệ thuật của nhà văn, chúng ta không thể bỏ qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật. Đến với tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân, chúng ta bắt gặp một hệ thống nhân vật vô cùng phong phú, sinh động. Những nhân vật này, dù chính hay phụ, tốt hay xấu, dù chỉ xuất hiện thoáng qua, bạn đọc cũng không thể nào quên được. Làm được điều đó, trước hết, chính là bởi Nguyễn Trí Huân đã quan tâm nhiều đến những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của mình.

Trong tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế, chỉ bằng những nét phác họa về ngoại hình của các nhân vật mà ông đã làm cho các nhân vật hiện lên một cách chân thật, gần gũi với độc giả. Ngay mở đầu tác phẩm ta đã thấy hiện lên hình ảnh một sư đoàn trưởng “gầy gò, đầu húi cao, ống tay áo cũng xắn cao quá khủy để lộ đôi cánh tay trần rám đen, khẳng khiu. Trên khuôn mặt xương xẩu của anh như đậu vào hai đốm sáng linh hoạt và mệt mỏi” [36, tr. 25]. Ở đây chúng ta không còn thấy hình ảnh của những anh hùng trong xử thi mà thay vào đó là hình ảnh của những con người bình thường cũng phải chịu đựng những gian lao, vất vả của chiến tranh.

Khi tả về ngoại hình của các nhân vật Nguyễn Trí Huân không đi xâu khám phá về khuôn mặt, hình dáng mà ông chỉ phác qua đôi nét thông qua những hành động, cử chỉ. Thức, chính ủy trung đoàn 2 bộ binh là một “người thấp, vai rộng, mái tác luôn xõa xuống che lấp một nửa vầng trán như một cái

dấu hỏi” [36, tr. 29]. Hay như khi tác giả nói về Nhã, ông đã không nói tời những cử chỉ hay những điều đặc biệt khác mà Nguyễn Trí Huân lại nói đến những vết sẹo – đó là những dấu tích do những trận đánh để lại “ lưng Nhã nhằng nhịt những vết sẹo. Lúc rảnh Nhã có thể kể hàng giờ về lai lịch những vết sẹo một” [36, tr. 81]. Sự khốc liệt của chiến tranh đã in dấu trên cở thể những người lính như một minh chứng. Hình ảnh người lính hiện lên gần gũi và chân thật, họ là những con người bình thường, chân chất đi chiến đấu từ một làng quê nào đấy trên đất nước ta.

Người đọc không thể quên được hình ảnh của anh tiểu đoàn trưởng pháo 105 li, “một người cao lớn, vạm vỡ” có hai bàn tay to và nặng. Nhưng khác với khổ người “Phác một khuôn mặt thanh tú. Vầng trán cao, sống mũi thẳng. Giọng nói của Phác trầm trầm như phải cố nén xuống” [36, tr. 51]. Con người anh không có gì là anh không làm được, những sáng kiến của anh luôn làm mọi người bất ngờ và có vẻ như không tin vào những phương án anh đưa ra nhưng thực tế các trận đánh anh đã chứng minh cho mọi người thấy được sự đúng đắn của các phương án đó.

Nguyễn Trí Huân không miêu tả nhân vật ngay sau khi xuất hiện mà ông thường miêu tả sau những hành động của nhân vật. Thư là một nhân vật điển hình, cô là chính trị viên của đội phẫu “Năm nay cô hai mươi sáu tuổi. Nếu nói về sắc thì Thư là một cô gái không đẹp. Đôi gò má tai tái, dô cao vì sốt rét. Mái tóc ngắn, mỏng, đuôi tóc hoe hoe đỏ, thường buộc một chiếc khăn trắng vụng về ở phía sau. Cặp mắt Thư lạnh, nghiêm nghị và khắc khổ. Thư chỉ có duyên khi cười. Lúc đó hai gò má Thư chợt ửng đỏ. Đôi mắt hơi ngước lên, thẫm lại và cái nhìn của Thư như đang thầm nói một điều gì đó” [36, tr.105]. Chính đôi mắt này đã làm cho Thức xao động và anh đã dành trọn tình yêu cho cô khi bắt gặp cái nhìn “nóng bỏng của đôi mắt ấy”. Có thể nói Thư xuất hiện với một vẻ ngoài khiêm tốn nhưng càng về sau cô người đọc

thấy được vẻ đẹp tâm hồn cô ngời sáng và đi hết cuốn tiểu thuyết thì nhân vật Thư đã chinh phục được hoàn toàn người đọc.

Đến với nhân vật Thư chúng ta thấy tác giả chú ý đến miêu tả đôi mắt. Đôi mắt này thay đổi khi cô yêu, ở cô có một đôi mắt lạnh nhưng khi cô đã nhận ra tình yêu của mình, cô yêu và được yêu, đôi mắt của cô bớt lạnh hơn, Thư nhìn mọi vật xung quanh tràn đầy sự sống và cô đang tưởng tượng về một tương lại có cô và Thức ở nông trường trồng chè. Ở đó, Thư sẽ có mái ấm gia đình của riêng mình. Một tương lai tươi sáng đang chờ cô ở phía trước.

Khi miêu tả về Nhuần, tác giả để cho cô hiện lên qua lời kể của Mạc. Nguyễn Trí Huân lại chú ý nhất là mái tóc và đôi mắt “tóc của cô ta dài chấm gót”, Mạc thấy Nhuần đẹp nhất là lúc Nhuần hong tóc khi vừa gội với nước bồ kết, anh chưa từng thấy mộ người con gái nào có sức quyến rũ như thế. Nhuần nhìn Mạc với “một đôi mắt to, nóng bỏng” và khi cô sang phòng của Mạc lúc nửa đêm, anh thấy cô đẹp như tiên giáng thế “Hai gò má đỏ như táo chín, chiếc áo sơ mi màu trắng tinh khiết, khuôn ngực mới lớn cứ dâng lên hạ xuống phập phồng” [36, tr.89]. Mạc đã sửng sốt khi nhìn vào đôi mắt như hai cục than của Nhuần. Những chi tiết như thế đã đóng đinh nhân vật trong chí nhớ độc giả - dù có thể đó chỉ là nhân vật phụ.

Đến với Chim én bay, Nguyễn Trí Huân không đi sâu vào miêu tả ngoại hình nhân vật mà ông cho người đọc thấy được sự tàn phá và khốc liệt của chiến tranh thể hiện ngay trên thân hính của các nhân vật. Quy – nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết làm day dứt người đọc bởi những hồi ức về chiến tranh, về những dằn vặt mà chị đang phải chịu đựng trong thời bình. Nhân vật này còn để lại ấn tượng đối với bạn đọc qua những nét tả về ngoại hình, tuy không nhiều và không tỉ mỉ nhưng cũng đủ để làm cho người đọc hình dung ra chị. “Cái thân hình cỏn con, méo mó của chị ” [33, tr.114]. Cái thân hình nhỏ bé của chị đã đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, phải chịu

đựng những đòn tra tấn dã man của bọn cai ngục để sau này khi hòa bình, khi chị đã trở thành một nữ anh hùng chị không dám đi bệnh viện vì chị biết rằng trong cái thân hình rệu rã của chị có biết bao nhiêu là bệnh tật. Chiến tranh đã để lại trên người chị những dấu tích không thể phai nhòa. Cuối cùng chị đã ra đi trong đau đớn, trong những cơn co giật, trong những hình ảnh của những đòn tra tấn dã man của kẻ thù.

Trong Chim én bay, người đọc còn bắt hình ảnh của những người lính trẻ con như Dũng “một cậu bé gầy gò, khuôn mặt vêu vao với cái yết hầu quá nhọn” [33, tr.29]. Hay như Thêm “chậm nhưng chắc chắn. Tuy chỉ hơn chị một tuổi nhưng nó mập như một cô gái mười sáu mười bảy” [33, tr.21]. Những chi tiết không nhiều nhưng để lại ấn tượng mạnh đối với người đọc, chúng ta bắt gặp những đứa trẻ phải làm những công việc của người lớn và chiến tranh dường như bắt những đứa trẻ ấy phải sống nhanh sống gấp hơn bình thường.

Bằng việc tái hiện ngoại hình nhân vật, tác giả muốn cho người đọc thấy được chân dung những người anh hùng bình dị. Họ không còn hiện lên đẹp đẽ không mọt tì vết mà ở đây ta thấy những người lính cũng giống như bao người Việt Nam khác, họ cũng phải chụi những hậu quả của chiến tranh trên thân thể họ. Chính những con người bình thường ấy đã làm nên một điều kì diệu là chiến thắng kẻ thù và giả phóng đất nước.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn trí huân (LV01377) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)