5. Bố cục của báo cáo thực tập
2.2.2. Chi phí bán hàng
2.2.2.1. Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như: chi phí quảng cáo, hoa hồng bán hàng, đóng gói, chi phí vận chuyển hàng đi bán, chi tiền lương cho bộ phận bán hàng,…
2.2.2.2. Chứng từ và các tài khoản được sử dụng
Các chứng từ ghi nhận chi phí bán hàng gồm: Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ,…
Tài khoản sử dụng: TK 641: chi phí bán hàng. Có 7 TK cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí nguyên vật liệu, bao bì
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: Chi phí bảo hành
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác
Các tài khoản liên quan khác như: TK 1111, TK 1112, TK 331, TK 242, …
TK 641 – Chi phí bán hàng
Tập hợp chi phí bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ
Kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Tổng số phát sinh bên Nợ Tổng số phát sinh bên Có
TK 641 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 2.6. Sơ đồ chữ T hạch toán TK 641
(Nguồn: Ebook thông tư 200/2014/TT-BTC) 2.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.3.1. Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp.
2.2.3.2. Chứng từ và các tài khoản được sử dụng
Các chứng từ ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, bảng lương và các khoản trích theo lương, bảng tính khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho…
Tài khoản sử dụng: TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có 8 TK cấp 2:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
TK 6426: Chi phí dự phòng
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
Các tài khoản liên quan khác như: TK 1111, TK 1112, TK 331, TK 242, …
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)
Kết chuyển toàn bộ chi phí sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Tổng số phát sinh bên Nợ Tổng số phát sinh bên Có
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 2.7. Sơ đồ chữ T hạch toán TK 642
(Nguồn: Ebook thông tư 200/2014/TT-BTC)
TK 911 TK 111,112 TK 642
TK 152,153
Xuất vật liệu, CCDC
phục vụ bộ phận QLDN Các khoản thu giảm chi
TK 214
Khấu hao TSCĐ TK 334,338
Tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 2293 Hoàn nhập dự phòng
phải thu khó đòi
TK 335
Trích trước chi phí bảo hành và sửa chữa
lớn TSCĐ TK 2293 Dự phòng phải thu khó đòi TK 111,112,141,331 Dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền TK 133 TK 911 Cuối kỳ kết chuyển chi
phí quản lý doanh nghiệp
2.2.4. Chi phí hoạt động tài chính
2.2.4.1. Khái niệm
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến việc góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch chứng khoán, chi phí cho vay và đi vay vốn, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá đến việc mua bán ngoại tệ…
2.2.4.2. Chứng từ và các tài khoản được sử dụng
Các chứng từ được sử dụng: Bảng tính lãi vay, giấy báo nợ ngân hàng, bảng đánh giá lại ngoại tệ…
Tài khoản sử dụng: TK 635 – Chi phí tài chính
TK 635 – Chi phí tài chính
Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê TS thuê tài chính.
Chiết khấu thanh toán cho người mua Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư, lỗ bán ngoại tệ. Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh.
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác
Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)
Kết chuyển toàn bộ chi phí sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tổng số phát sinh bên Nợ Tổng số phát sinh bên Có
TK 635 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 2.8. Sơ đồ chữ T hạch toán TK 635
(Nguồn: Ebook thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.2.5. Chi phí khác
2.2.5.1. Khái niệm
Chi phí khác là những khoản chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước hay có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, những khoản chi không thường xuyên.
2.2.5.2. Chứng từ và các tài khoản được sử dụng
Chứng từ ghi nhận bao gồm: Hóa đơn, bảng tính khấu hao, hợp đồng, phiếu chi…
Tài khoản sử dụng: TK 811- Chi phí khác
TK 811 – Chi phí khác
Các khoản chi phí khác phát sinh. Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tổng số phát sinh bên Nợ Tổng số phát sinh bên Có
TK 811 không có số dư cuối kỳ
2.2.5.3. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 2.9. Sơ đồ chữ T hạch toán TK 811
(Nguồn: Ebook thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.2.6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.6.1. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.
2.2.6.2. Chứng từ và các tài khoản được sử dụng
Các chứng từ sử dụng gồm: Bảng quyết toán thuế TNDN, bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả, bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản sử dụng: TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Có 2 TK cấp 2:
TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành.
TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
TK 821 – Chi phí thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm.
Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.
Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Tổng số phát sinh bên Nợ Tổng số phát sinh bên Có
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 2.10. Sơ đồ chữ T hạch toán TK 8211
(Nguồn: Ebook thông tư 200/2014/TT-BTC)
Sơ đồ 2.11. Sơ đồ chữ T hạch toán TK 8212
2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.3.1. Khái niệm
Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện trong kỳ tương ứng với các khoản chi phí phát sinh kèm theo, bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ về tiêu thụ. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2. Các tài khoản được sử dụng
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Các tài khoản liên quan khác: 511, 515, 632, 641,642,…
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển lãi.
Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ
Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN
Kết chuyển lỗ.
Tổng số phát sinh bên Nợ Tổng số phát sinh bên Có
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ 2.3.3. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được tập hợp từ ba hoạt động chính của công ty: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận Doanh thu Các khoản Giá vốn Chi phí thuần từ hoạt = bán hàng và - giảm trừ - hàng bán - bán hàng
động kinh cung cấp doanh thu và QLDN
doanh dịch vụ
Kết quả hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt Doanh thu hoạt Chi phí động tài chính = động tài chính - tài chính
Kết quả hoạt động khác:
Lợi nhuận từ Doanh Chi phí
hoạt động khác = thu khác - khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận thuần kế toán = từ hoạt động + từ hoạt động + từ hoạt động trước thuế kinh doanh tài chính khác
Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập Lợi nhuận Các khoản Các khoản chịu thuế = kế toán + điều chỉnh - điều chỉnh
trước thuế tăng giảm
Thu nhập Thu nhập Thu nhập Các khoản lỗ tính thuế = chịu thuế - miễn thuế - được kết chuyển
theo quy định Chi phí thuế Thu nhập Thuế suất
TNDN = tính thuế x thuế TNDN
Lợi nhuận Lợi nhuận Chi phí Chi phí thuế sau thuế = kế toán - thuế TNDN - TNDN hoãn
TNDN trước thuế lại
2.3.4. Phương pháp hạch toán
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tập hợp các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp như sau:
Các khoản doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511)
Các khoản giảm trừ doanh thu (TK 521)
Doanh thu hoạt động tài chính ( TK 515)
Thu nhập khác (711)
Các khoản chi phí của doanh nghiệp bao gồm:
Giá vốn hàng bán (TK 632)
Chi phí bán hàng (TK 641)
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)
Chi phí tài chính (TK 635)
Chi phí khác (TK 811)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TK 821)
Qua chương này ta có thể biết được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Từ những cơ sở lý trên làm tiền đề cho thực trạng thực tế được trình bày ở chương 3.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2 NĂM 2020 TẠI
CÔNG TY H.N.Q 3.1. Kế toán doanh thu tại công ty
Doanh thu quý 2 năm 2020 của công ty có được từ 2 hoạt động chính là: doanh thu bán hàng hóa và doanh thu hoạt động tài chính
3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng hóa tại công ty
Doanh thu bán hàng của công ty có được từ hai mảng sản phẩm chính: cáp và linh kiện cáp thép xây dựng và các loại lưới
Công ty H.N.Q sử dụng hai hình thức bán hàng. Đó là: bán sỉ và bán lẻ
- Bán sỉ: là hình thức bán hàng số lượng lớn. Những đối tượng này thường là những đại lý, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như công ty thủy hải sản sử dụng lưới nông nghiệp xây dựng hồ cá, công ty xây dựng sử dụng các loại cáp cẩu xây dựng, lưới an toàn phục vụ các công trình, công ty rau sạch sử dụng lưới nông nghiệp, lưới che nắng phục vụ quá trình trồng trọt,… Đây là hình thức bán hàng chính và chủ yếu của công ty.
- Bán lẻ: là hình thức bán hàng nhỏ lẻ cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty nhằm phục vụ nhu cầu riêng.
Về hình thức thanh toán, công ty sử dụng phương thức thanh toán trả tiền ngay với thời hạn thanh toán ngắn từ 1-10 ngày, ngoài ra công ty không áp dụng hình thức thanh toán bằng công nợ dài hạn. Với những đơn hàng số lượng lớn, công ty sẽ nhận đặt cọc tiền và sẽ nhận số tiền còn lại khi giao hàng. Với những đơn hàng nhỏ lẻ, công ty nhận được tiền mới tiến hành giao hàng. Việc này giúp công ty thu hồi được vốn nhanh chóng và tránh tình trạng chiếm dụng vốn.
3.1.1.1. Quy trình bán hàng và thu tiền
Hoạt động nhận đơn đặt hàng
Khi khách hàng gọi điện đến cho công ty yêu cầu lập đơn đặt hàng, nhân viên kinh doanh sẽ lập đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng. Đơn đặt hàng này bao gồm 2 liên, 1 liên sẽ lưu trữ tại bộ phận kinh doanh, 1 liên lưu trữ tại bộ phận kho. Đối với những hóa đơn trị giá dưới 20 triệu đồng, đơn đặt hàng sẽ được chuyển trực tiếp tới bộ phận kho. Bộ phận kho có nhiệm vụ kiểm tra hàng tồn của công ty. Nếu có đủ hàng, thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho dựa trên lượng hàng khách hàng đặt. Đối với hóa đơn trị giá từ 20 triệu đồng trở lên, nhân viên kinh doanh cũng xác nhận hàng tồn từ kho, nhưng trước khi làm lệnh xuất kho phải được phê duyệt từ phía trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh sẽ xem xét khả năng thanh toán, giới hạn nợ của khách hàng. Nếu khách hàng đủ khả năng mua hàng của công ty, trưởng phòng kinh doanh sẽ kí phê duyệt đơn hàng. Lúc này thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho dựa trên lượng hàng khách hàng đặt.
Nhận đơn đặt hàng Xuất kho + Lập hóa đơn Giao
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình hoạt động nhận đơn đặt hàng
Phòng kinh doanh Thủ kho
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Hoạt động xuất kho và lập hóa đơn:
Thủ kho sau khi nhận được đơn đặt hàng từ bộ phận kinh doanh sẽ lập phiếu xuất kho. Thủ kho sẽ xuất hàng hóa trong kho và ghi nhận số hàng thực xuất vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho bao gồm 4 liên, thủ kho lưu lại 1 liên và đưa 1 liên của phiếu xuất kho cho kế toán kho ghi nhận giá vốn hàng bán, 1 liên cho kế toán bán hàng và xuất hóa đơn lập hóa đơn giá trị gia tăng, 1 liên giao cho khách hàng. Hàng được chuyển lên xe cho bộ phận giao hàng, kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng chuyển đổi (nếu có) và phiếu xuất kho giao hàng.
Khách hàng Đơn đặt hàng Ký duyệt bán hàng Đơn đặt hàng N Đơn đặt hàng Kiểm tra số lượng hàng tồn kho Đơn đặt hàng
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ quy trình hoạt động xuất kho và lập hóa đơn
Thủ kho Kế toán kho và kế toán bán hàng, xuất hóa