Đánh giá của người dân khi thực hiên quyền

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp quyền sử dụng đất tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên giai đoạn 2009 2013 (Trang 76 - 80)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 458,04 35,

3.4.3. Đánh giá của người dân khi thực hiên quyền

-Về thủ tục thực hiện các QSDĐ có 93,07% cho là bình thường; 6,93% cho là phức tạp( bảng 3.9)

Trình tự thủ tục khai báo để thực hiện các QSDĐ của người sử dụng đất còn rườm rà, phức tạp, người dân còn phải qua nhiều cửa, nhiều công đoạn. Vai trò của cơ quan chuyên môn chưa được phát huy: chưa có sự phối hợp giữa cơ quan địa chính và cơ quan tài chính huyện; việc giao thẩm quyền giải quyết các thủ tục về QSDĐ cho UBND huyện dẫn đến không nâng cao trách nhiệm của cơ quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 quản lý đất đai cấp huyện, phát sinh thêm công đoạn thẩm tra hồ sơ chuyển QSDĐ do Văn phòng UBND huyện thực hiện làm kéo dài thời gian thụ lý hồ sơ, gây ách tắc, chồng chéo.

Bảng 3.9: Ý kiến người dân về thủ tục thực hiện các quyền

trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2009- 2013

STT Ý kiến Tổng phiếu Tỷ lệ (%) Tổng 130 100 1 Đơn giản 0 0 2 Bình thường 121 93,07 3 Phức tạp 9 6,93 4 Rất phức tạp 0 0 5 Ý kiến khác 0 0

-Về thời gian hoàn thành các thủ tục có 94,61 % cho là Bình thường ; 3,85% cho là thời gian thực hiện dài; 1,85% thực hiện nhanh( bảng 3.10)

Bảng 3.10: Ý kiến người dân về thời gian hoàn thànhcác thủ tục đăng kýcác quyền trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2009- 2013

STT Chỉ tiêu Tổng phiếu Tỷ lệ (%) Tổng số phiếu 130 100 1 Nhanh chóng 2 1,54 2 Bình thường 123 94,61 3 Dài 5 3,85 4 Rất dài 0 0 5 Ý kiến khác 0 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 -Về các văn bản hướng dẫn dẫn thực hiện các quyền trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2009- 2013, có 94,62% ý kiến cho rằng hiểu được và 5,38 % cho là khó hiểu (bảng 3.11)

Bảng 3.11: Ý kiến người dân vềcác văn bản hướng dẫn thực hiện các quyền trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2009- 2013

STT Chỉ tiêu Tổng phiếu Tỷ lệ (%) Tổng số phiếu 130 100 1 Dễ hiểu 0 0 2 Hiểu được 123 94,62 3 Khó hiểu 7 5,38 4 Rất khó 0 0 5 Ý kiến khác 0 0

Các quy định pháp luật hiện nay tác động rất nhiều đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Do yêu cầu pháp luật ngày càng chặt chẽ đối với người sử dụng đất, nên người sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước để đảm bảo quyền lợi của họ. Tuy nhiên có những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể sẽ khuyến khích người sử dụng đất thực hiện nên số vụ đăng ký hàng năm tăng lên đối với quyền chuyển nhượng và thế chấp QSDĐ. Pháp luật đất đai còn chưa được phổ biến đến cơ sở thường xuyên, tài liệu cung cấp thông tin về đất đai còn thiếu, thất lạc và chưa kịp thời.

-Về các loại phí, lệ phí phải đóng khi thực hiện các quyền trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2009- 2013 có 96,15% ý kiến cho rằng vừa phải và 3,85% ý kiến cho là cao (bảng 3.12)

Bảng 3.12: Ý kiến người dân vềcác loại phí, lệ phí phải đóng khi thực hiện các quyền trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2009- 2013

STT Chỉ tiêu Tổng phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu 130 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

2 Vừa phải 125 96,15

3 Thấp 0 0

4 Quá thấp 0 0

5 Ý kiến khác 0 0

Quy định về nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp chuyển QSDĐ vẫn chưa được hợp lý, thiếu công bằng và còn mang nặng tư tưởng tận thu cho ngân sách, do đó, chưa khuyến khích được người sử dụng đất đến làm các thủ tục chuyển QSDĐ tại cơ quan nhà nước, cụ thể là:

+ Về tiền sử dụng đất: một bộ phận người sử dụng đất có nguồn gốc do thừa kế của cha ông để lại nhưng không có giấy tờ về QSDĐ và do đó khi làm thủ tục để được cấp GCNQSDĐ lại phải nộp tiền sử dụng đất. Những người sử dụng đất rơi vào các trường hợp này thường không chấp nhận việc nộp tiền sử dụng đất và lựa chọn việc chuyển QSDĐ trao tay nhau.

+ Về thuế chuyển QSDĐ: việc tính thuế chuyển QSDĐ chỉ tính theo vụ việc mà không phân biệt được giữa trường hợp chuyển QSDĐ do yêu cầu của sản xuất và đời sống với trường hợp đầu cơ đất đai, kinh doanh bất động sản. Từ đó không khuyến khích được việc tập trung đất đai cho sản xuất và cải thiện đời sống của đa số nhân dân (ví dụ: hai người chuyển đổi đất ở cho nhau thì cả hai bên đều phải chịu thuế chuyển quyền đối với phần diện tích đất của mình), không điều tiết được thu nhập của những người đầu cơ, kinh doanh bất động sản, lợi dụng tình hình tăng giá đất để kiếm lời.

-Về thái độ của cán bộ khi thực hiện thủ tục hành chính, khi được hỏi thì có 97,69% ý kiến cho rằng thái độ của cán bộ là đúng mực và 2,31% cho là nhiệt tình (bảng 3.13).

Bảng 3.13: Ý kiến người dân vềthái độ của cán bộ khi thực hiện TTHC

STT Chỉ tiêu Tổng phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu 130 100

1 Nhiệt tình 3 2,31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

3 Ít nhiệt tình 0 0

4 Gây phiền hà 0 0

5 Ý kiến khác 0 0

Vậy thấy rằng công tác tiếp nhận, thẩm định và hướng dẫn của cán bộ đã đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp quyền sử dụng đất tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên giai đoạn 2009 2013 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)