Nghiên cứu về lý thuyết bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 26 - 27)

Khi nghiên cứu về khái niệm hay cách hiểu về bảo hiểm xã hội, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra cách nhìn nhận về cách hiểu bảo hiểm xã hội khá phong phú và đa dạng. Hệ thống khái niệm “bảo hiểm xã hội” xuất hiện từ các văn bản chính sách và pháp luật cho đến các công trình nghiên cứu khoa học c thể như sau: Hiện nay, văn bản pháp luật quy định chi tiết nhất, hoàn chỉnh và c thể về bảo hiểm xã hội là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác cũng quy định, hướng dẫn về bảo hiểm xã hội như Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH,…Luật Bảo hiểm xã hội năm

20141 đã có quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Ngoài khái niệm bảo hiểm xã hội được đề cập trong các văn bản pháp luật, hiện nay, có rất nhiều tài liệu khoa học đưa ra các quan điểm khác nhau dưới các góc nhìn khác nhau. Dưới góc độ kinh tế: bảo hiểm xã hội không trực tiếp chữa bệnh khi người lao động ốm đau, tai nạn hay sắp xếp công việc mới cho họ khi họ mất việc làm mà chỉ giúp đỡ họ có một phần thu nhập khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Dưới góc độ pháp lý: chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy định của pháp luật, do Nhà nước ban hành, quy định về các hình thức đảm bảo về vật chất và tinh thần cho người lao động hoặc người thân trong gia đình người lao động khi họ bị mất hoặc giảm một phần khả năng lao động.

Trong từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1: “BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật nhằm đảo bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội” [50].

Mạc Tiến Anh (2005) cho rằng BHXH là “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội” [03].

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “BHXH là thuật chia sẻ rủi ro và tài chính làm cho BHXH đạt hiệu quả và trở thành một hiện thực ở tất cả các nước trên thế giới”.

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w