Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc tham gia

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 141 - 142)

xã hội của người lao động

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đề cập với nhiều khái niệm khác nhau. Theo khái niệm của Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung [35]. Thực hiện an sinh xã hội là một nội dung cơ bản và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và được quy định bằng pháp luật của Nhà nước chứ không phải chỉ là sự trợ giúp, lòng hảo tâm, làm từ thiện của doanh nghiệp đối với người lao động. Doanh nghiệp thực hiện tốt an sinh xã hội góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động; góp phần bảo đảm

132

lợi ích chung cho cộng đồng xã hội; làm thay đổi cách thức thực hiện và cấu trúc an sinh xã hội của một quốc gia; chia sẻ gánh nặng với nhà nước.

Việc doanh nghiệp đảm bảo chế độ tiền lương, không ngừng nâng cao phúc lợi cho người lao động không chỉ vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp mà còn là sự chia sẻ trách nhiệm của Nhà nước đối với sự an toàn của xã hội nói chung. Bên cạnh đó là sự góp sức của các doanh nghiệp trong việc thực hiện ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo thể hiện vai trò quan trọng của lực lượng này trong việc tạo dựng một môi trường xã hội ổn định, cuộc sống con người được đảm bảo.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa n lực cố gắng đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trả lương thưởng; đào tạo lao động; điều kiện làm việc đúng theo quy định.

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nửa vời là do tổ chức công đoàn ở một số nơi còn yếu. Tại khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, nhiều doanh nghiệp hoạt động tổ chức công đoàn chỉ mang tính chất hình thức, là cánh tay nối dài của chủ sử d ng lao động.

Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh vẫn chưa chủ động quan tâm thực hiện tốt an sinh xã hội do khó khăn về tài chính của bản thân các doanh nghiệp. Một số biểu hiện c thể như: không quan tâm đến quyền lợi của người lao động, “quỵt tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; buộc người lao động phải làm việc kiệt sức, không có giải pháp tái tạo sức lao động của mình. Một số doanh nghiệp còn có động cơ “đánh bóng hình ảnh với m c đích không trong sáng như: làm ăn phi pháp, móc ngoặc, trốn tránh trách nhiệm với người lao động ngay trong doanh nghiệp, gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w