Tổ chức công đoàn

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 138 - 141)

Theo Luật Công đoàn năm 2012, "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [31]. Vậy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc giúp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước như thế nào? Kết quả phỏng vấn sâu đối tượng là người lao động từ hai loại hình doanh nghiệp cho thấy:

- Vai trò của công đoàn trong việc hướng dẫn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là mờ nhạt, liên quan đến việc đóng tham gia bảo hiểm xã hội người lao động chủ yếu liên hệ trực tiếp với người quản lý chứ ít khi liên hệ với công đoàn. Thậm chí, vai trò của công đoàn trong các hoạt động khác của người lao động còn chưa được thể hiện rõ.

“Nói chung mới đầu vào thì chỉ biết đóng bảo hiểm qua người quản l thôi còn công đoàn em chưa tiếp xúc nhiều. Ngày lễ tết thì thông qua công đoàn thôi còn lại đóng bảo hiểm thông qua quản l hết rồi. Hơn một năm nay em chưa thấy công đoàn tham gia cái gì cả. Bọn em chủ yếu làm việc với quản l , rồi quản l làm việc với công đoàn, chứ bọn em làm sao mà nói” PVS. Người lao động, Nữ, 25 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

“Em chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ công đoàn, em cũng không cập nhật được các thông tin gì cho em về nghĩa vụ và quyền lợi của em khi em tham gia bảo hiểm xã hội. Vào thì chỉ làm xong công việc của mình thì về thôi. Nên cái đó thì em cũng không biết”,

PVS. Người lao động, Nam, 18 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

- Một số ý kiến còn cho rằng tổ chức công đoàn chỉ là bù nhìn và bị chi phối bởi sự quản lý của cấp trên, của ban giám đốc công ty.

“Thực ra công đoàn cũng bị chi phối bởi sự quản l của các cấp trên như ban giám đốc công ty, họ có quyền hạn nhất định nào đấy thôi, được quyết định một số việc nào đó thôi. Trong công ty tư nhân thì quyền giám đốc, phó giám đốc vẫn nhiều nhất trong giải quyết các công việc nói chung của công ty”, PVS. Nam, 38 tuổi, Người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước.

“Thực ra công đoàn riêng công ty và công đoàn của Việt Nam nói chung là hầu như không có bảo vệ r ràng người lao động. Toàn dựa vào giới chủ nó không hoạt động độc lập. Bản chất của công đoàn là hoạt động độc lập và bảo vệ quyền lợi cho người lao động để nói lên tiếng nói của người lao động. Ở Việt Nam nói chung là không như thế giới chưa được độc lập và cái việc đấy còn phụ thuộc nhiều và chủ kiến của chủ lao động”.PVS. NLD, 42 Tuổi, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tổ chức công đoàn ít khi cung cấp các thông tin về bảo hiểm xã hội, người lao động chủ yếu biết các thông tin về bảo hiểm xã hội qua đài truyền hình. “Thường là trên thời sự hay các chương trình TV đều có nói đến mỗi khi có thay đổi về mức lương trước khi thực tế xảy ra. Sau đó, đến gần lúc đó thì bên BH sẽ có thông báo về thay đổi đến từng DN và DN phổ biến cho NLĐ. Thực ra NLĐ họ cũng được biết đến những có đó qua nhiều kênh thông tin như thế qua mạng hay TV và họ cũng có tự tìm hiểu”, PVS. Nam, 38 tuổi, Người lao động tại doanh nghiệp siêu nhỏ.

“Tổ chức công đoàn ở công ty ít khi tuyên truyền hay phổ biến về quyền lợi của bọn em khi tham gia bảo hiểm. Hầu như chỉ phổ biến có một lần thôi nhiều người nắm được thông tin hay không nắm được thì cũng là từ lúc ban đầu luôn”, PVS, Nam, 26 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

130

- Kết quả khảo sát từ Dự án “Tăng cường quyền của công nhân và đại diện của công đoàn tại Hà Nội năm 2016-2017 cho thấy kết quả khá tương đồng với nghiên cứu định tính bên trên. C thể như: Trong số các doanh nghiệp khảo sát, khi hỏi công nhân doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở chưa? Kết quả trả lời cho biết, 92,3% công nhân trả lời “đã thành lập , Chỉ có 1,0% công nhân trả lời doanh nghiệp họ làm việc “chưa thành lập công đoàn cơ sở , Điều đặc biệt là, vẫn còn 6,8% trả lời “không biết doanh nghiệp đã có công đoàn cơ sở chưa (?) Việc nhiều người lao động không biết doanh nghiệp mình đã có công đoàn cơ sở hay chưa, thể hiện hạn chế trên các mặt: i) công tác tuyên truyền về công đoàn chưa rộng rãi, hoạt động công đoàn chưa có nhiều ảnh hưởng đến công nhân; ii) bản thân công nhân cũng không quan tâm đến hoạt động công đoàn, tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Tỷ lệ tham gia công đoàn: Trong số công nhân trả lời, có 81,7% họ là đoàn viên công đoàn; Có 18,3% công nhân trả lời họ “chưa phải là đoàn viên công đoàn.

Hình 4.2. Ý kiến công nhân đánh giá hoạt động của công đoàn cơ sở

- Chỉ có 48,4% công nhân khẳng định công đoàn cơ sở đã thực sự đại diện bảo vệ quyền lợi của công nhân có hiệu quả. Ý kiến này, ở công nhân dệt may, chiếm 52,9%, cao hơn ngành điện tử, chỉ chiếm 45,3%; nữ chiếm 50,0%, cao hơn nam giới tới 8,0% (nam chiếm 42,0%); công nhân nhập cư, chiếm 47,1%, thấp hơn công nhân địa phương, chiếm 53,3%.

- Chỉ có 10,8% cho rằng công đoàn cơ sở đại diện bảo vệ công nhân “chưa hiệu quả; có 28,1% công nhân cho rằng, hoạt động công đoàn cơ sở còn chịu sự chi phối của chủ doanh nghiệp.

2,4% Ý kiến khác:

10,8%

Hoạt động CĐCS bị lệ thuộc bởi chủ DN: 28,1% 48,4%

Đại diện bảo vệ công nhân có hiệu quả: 48,4% ĐD bảo vệ công nhân chưa hiệu quả: 10,8% 28,1%

10,3%

Biểu đồ ý kiến công nhân đánh giá hoạt cộng của CĐCS

2,4%

10,3%

Bảng 4.4: Ý kiến của công nhân đánh giá hoạt động công đoàn phân theo độ tuổi. Đơn vị: % Các nội dung đánh giá

Tỷ lệ chung Độ tuổi 16- 18 19- 20 21- 24 25- 29 30- 39 40- 49 >49 Không có ý kiến gì 10,3 0,0 13,3 7,4 10,2 14,5 4,0 0,0

Đại diện bảo vệ công nhân có hiệu quả

48,4 33,3 51,1 52,5 44,5 44,9 48,0 100, ĐD bảo vệ công nhân chưa hiệu

quả

10,8 50,0 13,3 10,7 9,4 8,7 12,0 0,0 Hoạt động CĐCS lệ thuộc bởi

chủ DN

28,1 16,7 22,2 26,2 32,0 31,9 36,0 0,0

Ý kiến khác 2,4 0,0 0,0 3,3 3,9 0,0 0,0 0,0

Kết quả phân tích số liệu bên trên cho thấy: vai trò của công đoàn trong việc giúp công nhân tìm hiểu về doanh nghiệp, địa phương nơi làm việc còn hạn chế. Công đoàn cũng chưa thực sự thể hiện rõ vai trò của mình trong việc giúp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w