Các quan điểm, chủ trương của Đảng về ASXH, BHXH

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 68 - 71)

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đối với các chính sách ASXH nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân. Chủ trương, đường lối của Đảng về hệ thống chính sách ASXH. BHXH ngày càng được hoàn thiện cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định: “Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất...Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp l thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng , Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển thành quan điểm “Hoàn thiện hệ thống ASXH và c m từ “ASXH đã được chính thức đưa vào văn kiện Đại hội IX.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) của Đảng chủ trương: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân…; đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội . Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (Khóa X) nhấn mạnh: “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo".

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) và XII (năm 2016), nhận thức về hệ thống chính sách ASXH tiếp t c hoàn thiện: chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống ASXH đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống; phát triển và thực hiện tốt các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,... Chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền ASXH của công dân.

Nhìn chung, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khoá IX, Kết luận Hội nghị Trung ương 8 Khoá IX về cải cách chính sách tiền lương, c thể hoá “Đề án Cải cách chính sách tiền lương, BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công và Hiến pháp năm 1992 về quyền của người lao động đều có các quan điểm định hướng về phát triển chính sách ASXH, BHXH. Theo đó, BHXH được coi là tr cột chính, có vai trò quan trọng trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; trực tiếp giảm thiểu rủi ro cho người lao động ngay cả khi đang làm việc (hưởng chế độ ngắn hạn thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và quan trọng hơn là bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động được hưởng lương hưu, chăm sóc sức khỏe cho đến hết cuộc đời (chế độ dài hạn hưu trí, tử tuất và BHYT). các chế độ BHXH xây dựng theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng và chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, tuỳ theo tính chất của từng chế độ, góp phần thực hiện ASXH; bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các đối tượng tham gia BHXH ở các thời kỳ khác nhau; bảo đảm quan hệ hài hoà giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội; mở rộng đối tượng tham gia BHXH, các chế độ BHXH và loại hình BHXH; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và tiến trình công nghiệp hoá.

62

Đại hội Đảng đại biểu toàn quốc lần thứ XII tiếp t c nhấn mạnh vấn đề bảo đảm an sinh xã hội; hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống; phát triển và thực hiện tốt các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,... Chuyển từ h trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. Trên cơ sở đó, văn bản của Đảng liên quan đến chính sách an sinh xã hội, BHXH trong nền kinh tế thị trường đã được ban hành tiếp t c c thể quan điểm, đường lối của Đảng. Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan đã thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về an sinh xã hội và BHXH: Điều 34 của Hiến pháp (2013); Bộ luật lao động (2012); Luật BHXH (2014), Luật an toàn vệ sinh lao động (2015), Luật việc làm (2013), … đều c thể hoá các nội dung, nguyên tắc, chế độ của chính sách BHXH ở các mức độ khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới m c tiêu mở rộng diện bao phủ và từng bước nâng cao chất lượng an sinh xã hội cho người dân. Có thể nói, hơn 30 năm đổi mới, những yếu tố, chế độ chủ yếu của chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đã cơ bản định hình. Chính sách BHXH được xác lập là một tr cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, chính sách BHXH vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về hệ thống chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện; chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế

- xã hội; chưa thích ứng với quá trình già hoá dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới; việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ BHXH tăng chậm…

Ngày 19/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh quan điểm về phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết cũng xác định rõ m c tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, đó là từng bước mở rộng vững chắc diện bao

phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w