Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 143 - 144)

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành có liên quan trong triển khai thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội; Tăng cường thông tin tuyên truyền đối với các chủ thể như: các cán bộ xã, phường và thông qua các tổ chức công đoàn; Tăng cường các hình thức tuyên truyền: tuyên truyền thông qua cán bộ thu chuyên quản; hệ thống phương tiện thông tin đại chúng; mạng xã hội, cấp phát tờ rơi... Bên cạnh đó, cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị, toạ đàm, họp tuyên truyền trực tiếp đến người lao động, địa điểm tuyên truyền nên tổ chức tại tr sở doanh nghiệp.

- Thiết lập một đường dây nóng nhằm giải đáp các thắc mắc và nghe phản ánh tình trạng trốn đóng BHXH để người dân có thể tìm hiểu ngay khi có nhu cầu. Ngoài tuyên truyền về các chính sách, chế độ hưởng BHXH các văn bản của pháp luật, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ BHXH.

- Lựa chọn những nội dung tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người lao động đặc biệt là lao động trẻ tuổi để họ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong khi tham gia BHXH, các tổ chức có thể trợ giúp khi tham gia BHXH; Nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp để cho doanh nghiệp thấy được tham gia cho người lao động không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự cần thiết trong việc đảm bảo công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người. Nêu gương những cá nhân, đơn vị điển hình trong thực hiện tốt chính sách để nhân rộng và kịp thời phê phán những đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

134

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w