Doanh nghiệp ngoài nhà nước đối xử không công bằng vớ

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 136 - 138)

lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.

4.1.5. Doanh nghiệp ngoài nhà nước đối xử không công bằng với người laođộng động

Hiện nay, ở Hà Nội, vấn đề doanh nghiệp ngoài nhà nước đãi ngộ người lao động lớn tuổi chưa tốt đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. “Chấm dứt hợp đồng lao động không công bằng” của một số doanh nghiệp ngoài nhà nước trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm, thu hút sự chú ý của rất nhiều cơ quan, ban ngành đoàn thể, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng. Việc chấm dứt hợp đồng lao động không công bằng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, quyền lợi, sinh kế của người lao động, trong đó có quyền tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Một trong những lý do của việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trên cơ sở phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác của người lao động. Vậy phân biệt tuổi tác của người lao động là gì? Phân biệt tuổi tác là khi một người được đối xử kém thuận lợi hơn người khác trong một tình huống tương tự, vì tuổi của họ.

Ví d , có thể là “phân biệt tuổi tác trực tiếp nếu người nộp đơn lớn tuổi không được xem xét cho một công việc bởi vì người sử d ng lao động lấy lý do là họ không có khả năng sử d ng công nghệ. Cũng là phân biệt tuổi tác khi có một quy tắc hoặc chính sách giống nhau đối với tất cả mọi người nhưng có ảnh hưởng không công bằng đối với những người ở một độ tuổi c thể. Điều này được gọi là “phân biệt đối xử gián tiếp . Ví d , nó có thể là phân biệt tuổi gián tiếp nếu người sử d ng lao động đòi hỏi một người lớn tuổi hơn để đáp ứng một bài kiểm tra thể lực - mà nhiều người trẻ hơn có thể đáp ứng - nếu tiêu chuẩn thể lực không phải là yêu cầu cố hữu của công việc. (Nguồn: Australian Human Rights Commission (2014): Know your rights: Age Discrimination).

Vậy tình trạng phân biệt đối xử về tuổi với người lao động ở Việt Nam và Hà Nội như thế nào? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ở Hà Nội? Một số phát hiện từ các nghiên cứu trước đó cho thấy:

Theo nghiên cứu của Viện công nhân, công đoàn (2018) trong báo cáo

“Khái quát tình hình công nhân, công chức, viên chức, lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và một số dự báo” ph c v xây dựng Văn kiện Đại hội XII CĐVN thì hiện tượng các đơn vị, doanh nghiệp có biểu hiện tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động không công bằng đối với lao động trung niên, lao động có số năm làm việc cao, đặc biệt là lao động nữ gia tăng nhưng còn thiếu các biện pháp xử lý.

Theo kết quả báo cáo nghiên cứu của Viện CNCĐ - TLĐLĐVN (2017) doanh nghiệp ngoài nhà nước còn có sự đối xử không công bằng với người lao động còn ở ch : bị sức ép năng suất, định mức lao động cao - cường độ lao động căng thẳng - sức khoẻ giảm sút; thu nhập không cao và bấp bênh, không có thời gian lo cho hạnh phúc gia đình, giáo dưỡng con cái. Đặc biệt có không ít DN tìm cách chấm dứt sử d ng LĐ trung niên như: chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn; giao kết nhiều HĐLĐ ngắn hạn và chấm dứt khi hết hạn; tạo cớ hoặc sắp xếp lại sản xuất để chấm dứt HĐLĐ, sa thải…

Báo cáo nghiên cứu của V Pháp chế - Bộ LĐTBXH (2017) cho rằng: đã xuất hiện một số tình trạng phân biệt đối xử với lao động lớn tuổi, mặc dù không phổ biến nhưng thực tế là đang diễn ra ở các địa phương, tập trung ở một số doanh nghiệp ngoài nhà nước, ngành gia công thâm d ng LĐ như dệt may, giầy da, điện - điện tử, g , chế biến thuỷ sản, tại một số tỉnh trong đó có Hà Nội. Về hình thức chấm dứt HĐLĐ: một số doanh nghiệp tìm cách để NLĐ tự thỏa thuận xin chấm dứt HĐLĐ trước hạn do không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc thay đổi cơ cấu công nghệ.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo chí cũng đã phản ánh tình trạng phân biệt đối xử và sa thải lao động tuổi trung niên. Theo tác giả Song Phương (2017), trong những năm gần đây xảy ra tình trạng doanh nghiệp tìm cách cho nghỉ việc những lao động tuổi trung niên làm các công việc giản đơn, đặc biệt ở ngành dệt và da giày. Tác giả cũng cho biết những lao động tuổi trung niên này sau đó sẽ khó tìm kiếm được công việc trong các doanh nghiệp. Theo Xuân Thảo (2017), thì trong những năm gần đây có tình trạng doanh nghiệp lách luật, sử d ng nhiều biện pháp để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trên 35 tuổi. Theo điều tra của Nhóm phóng viên báo Người lao động (2018), thì có hiện tượng

128

doanh nghiệp lấy lí do thu hẹp sản xuất để chấm dứt HĐLĐ với lao động lớn tuổi, nhưng sau đó lại tuyển d ng lao động thời v , lao động trẻ thay thế. Ngoài ra, bài báo cũng đưa ra nhiều dẫn chứng những lao động ở độ tuổi trung niên rất khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới sau khi bị sa thải.

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội. (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w