Dữ liệu đƣợc lƣu trữ và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Vì cỡ mẫu nhỏ hơn 50, dùng phép kiểm định Shapiro-Wilk để kiểm định tính chuẩn của mẫu.
Với các mẫu phân bố chuẩn, dữ liệu đƣợc biểu diễn dƣới dạng X SE (X : giá tri trung bình, SE: sai số chuẩn). Sử dụng kiểm định ANOVA kèm hậu kiểm LSD hoặc Dunnett s T3 để so sánh sự khác biêt giữa các lô.
27
Với các mẫu không tuân theo phân phối chuẩn, dữ liệu đƣợc biểu diễn dƣới dạng trung vị (khoảng tứ phân vị), sử dung kiểm định Kruskal Wallis kèm hậu kiểm tƣơng ứng để so sánh sự khác biệt giữa các lô.
28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống giảm tiểu cầu của cao chiết toàn phần lá Đu đủ. Đu đủ.
3.1.1.1. Ảnh hưởng của cao chiết toàn phần đến số lượng tiểu cầu
Số lƣợng tiểu cầu đo đƣợc qua các ngày đƣợc trình bày ở hình dƣới đây:
Hình 3.1. Ảnh hƣởng của cao chiết toàn phần lá Đu đủ đến số lƣợng tiểu cầu.
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, EtOH 400, EtOH 800 lần lượt là lô chuột sinh lý, bệnh lý, lô chuột được uống cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ liều 400 mg/kg TT và lô chuột được uống cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ liều 800 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn với *p < 0,05; **p < 0,01; ***p < 0,001 khi so sánh với lô chứng bệnh lý.
Nhận xét:
Kết quả ngày 4 cho thấy, chuột lô bệnh lý có sự giảm tiểu cầu rõ rệt (476,875 ± 27,839) so với lô sinh lý (673,250 ± 40,240), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Số lƣợng tiểu cầu ở lô chuột dùng cao toàn phần lá Đu đủ liều 400 mg/kg TT, không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô bệnh lý (p >0,05). Lô chuột dùng cao toàn phần lá Đu đủ liều 800 mg/kg TT cũng không thể hiện tác dụng làm tăng số lƣợng tiểu cầu so với lô bệnh lý (p >0,05) vào ngày 4.
29
Kết quả ngày 6 chỉ ra rằng, chuột lô bệnh lý thể hiện sự giảm tiểu cầu rõ rệt so với lô sinh lý (249,25 ± 33,328 so với 740,25 ± 43,38; p < 0,001). Số lƣợng tiểu cầu tại lô chuột đƣợc uống cao toàn phần lá Đu đủ 400 mg/kg TT không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô bệnh lý (p > 0.05). Lô chuột đƣợc uống cao toàn phần lá Đu đủ 800 mg/kg TT làm tăng số lƣợng tiểu cầu gấp 1,6 lần khi so sánh với lô bệnh lý (389,375 ± 29,490 so với 249,25 ± 33,328; p < 0,05).
Đến ngày 8, chuột lô bệnh lý có sự giảm tiểu cầu rõ rệt so với lô sinh lý (387,5 ± 62,7 so với 727,2 ± 49,1; p < 0,01). Lô cao toàn phần lá Đu đủ 400 mg/kg TT không thể hiện tác dụng làm tăng số lƣợng tiểu cầu so với lô bệnh lý (p > 0,05). Số lƣợng tiểu cầu lô cao toàn phần 800 mg/kg TT không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p > 0,05).
3.1.1.2. Ảnh hưởng của cao chiết toàn phần đến các tế bào máu khác Ảnh hưởng của cao chiết toàn phần lá Đu đủ đến số lượng bạch cầu:
Số lƣợng bạch cầu qua các ngày đƣợc thể hiện trên hình dƣới đây:
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của cao chiết toàn phần lá Đu đủ đến số lƣợng bạch cầu
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, EtOH 400, EtOH 800 lần lượt là lô chuột sinh lý, bệnh lý, lô chuột được uống cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ liều 400 mg/kg TT và lô chuột được uống cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ liều 800 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn; với **p < 0,01; ***p < 0,001 khi so sánh với lô chứng bệnh lý.
30
Nhận xét:
Vào ngày 4, ngày 6, và ngày 8, số lƣợng bạch cầu lô bệnh lý giảm rõ rệt, cụ thể số lƣợng bạch cầu ngày 4, ngày 6, ngày 8 tƣơng ứng là 1,69 ± 0,39; 2,28 ± 0,20; 6,75 ± 0,20, sự giảm này có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý với các giá trị p lần lƣợt tại ngày 4 p < 0,001, ngày 6 p < 0,001 và ngày 8 p < 0,01. Lô dùng cao toàn phần liều 400 mg/kg TT không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lƣợng bạch cầu so với lô bệnh lý (p > 0,05). Số lƣợng bạch cầu tại lô cao toàn phần lá Đu đủ liều 800 mg/kg TT không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô bệnh lý (p > 0,05).
Ảnh hưởng của cao chiết toàn phần lá Đu đủ đến số lượng hồng cầu:
Số lƣợng hồng cầu qua các ngày đƣợc thể hiện trên hình dƣới đây:
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của cao chiết toàn phần lá Đu đủ đến số lƣợng hồng cầu
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, EtOH 400, EtOH 800 lần lượt là lô chuột sinh lý, bệnh lý, lô chuột được uống cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ liều 400 mg/kg TT và lô chuột được uống cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ liều 800 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn.
Nhận xét:
Số lƣợng hồng cầu qua các ngày lô bệnh lý không có sự khác biệt đáng kể so với lô sinh lý (p > 0,05). Chuột đƣợc uống cao ethanol 400 mg/kg TT và cao ethanol 800 mg/kg TT không có sự khác biệt có ý nghĩa về số lƣợng hồng cầu so với lô sinh lý (p > 0,05).
31
3.1.1.3. Ảnh hưởng của cao chiết toàn phần lá Đu đủ đến thời gian chảy máu
Kết quả đánh giá thời gian chảy máu đƣợc thực hiện vào ngày thứ 8 thể hiện trên hình dƣới đây:
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của cao chiết toàn phần lá Đu đủ đến thời gian chảy máu trên chuột
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, EtOH 400, EtOH 800 lần lượt là lô chuột sinh lý, bệnh lý, lô chuột được uống cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ liều 400 mg/kg TT và lô chuột được uống cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ liều 800 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung vị và các tứ phân vị 25 %, 75 %; với **p < 0,01 khi so sánh với lô chứng bệnh lý.
Nhận xét:
Thời gian chảy máu của động vật thí nghiệm lô bệnh lý kéo dài có ý nghĩa so với lô sinh lý (701,3 ± 89,3 so với 231,6 ± 63,1; p < 0,01). Trong khi đó, thời gian chảy máu của chuột lô cao ethanol 400 mg/kg TT không có sự khác biệt so với lô bệnh lý (p > 0,05). Ngƣợc lại, chuột đƣợc uống cao ethanol 800 mg/kg TT làm giảm thời gian chảy máu 60 % so với chuột lô bệnh lý ( 293,4 ± 89,1 so với 701,3 ± 89,3; p < 0,01).
Th ờ i g ia n ch ảy m á u (giâ y ) ** Lô
Sinh lý Bệnh lý ETOH 400 ETOH 800
32
3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống giảm tiểu cầu của các phân đoạn cao chiết lá Đu đủ khác nhau. lá Đu đủ khác nhau.
3.1.2.1. Ảnh hưởng của các phân đoạn cao chiết lá Đu đủ đến số lượng tiểu cầu
Số lƣợng tiểu cầu đo đƣợc qua các ngày đƣợc trình bày ở hình dƣới đây.
Hình 3.5. Ảnh hƣởng của các phân đoạn cao chiết lá Đu đủ đến số lƣợng tiểu cầu.
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, DCM, BuOH, H2O lần lượt là ký hiệu các lô chuột sinh lý, lô chuột bệnh lý, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn DCM 400 mg/kg TT, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn n-butanol 400 mg/kg TT, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn nước 800 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn; với *p < 0,05; **p < 0,01; ***p <0,001 khi so sánh với lô bệnh lý.
Nhận xét:
Ngày 4, số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý giảm rõ rệt so với lô sinh lý (453,125 ± 31,303 so với 729,167 ± 36,070), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Lô dùng cao DCM 400 mg/kg TT có số lƣợng tiểu cầu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (332,06 ± 40,36 so với 453,125 ± 31,303 ; p < 0,05). Số lƣợng tiểu cầu lô dùng cao n-butanol 400 mg/kg TT và cao chiết nƣớc 800 mg/kg TT cao hơn số lƣợng tiểu cầu lô sinh lý, song sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ngày 6, số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý giảm rõ rệt so với lô sinh lý (284,63 ± 27,84 so với 707,00 ± 41,35), sự sụt giảm này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
33
Trong khi đó số lƣợng tiểu cầu hai lô dùng cao DCM 400 mg/kg TT và cao chiết nƣớc 800 mg/kg TT không có sự khác biệt đáng kể so với lô bệnh lý (p > 0,05). Chuột đƣợc dùng cao chiết n-butanol 400 mg/kg TT có số lƣợng tiểu cầu 406,5 ± 41,7, tăng lên có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý 284,63 ± 27,84 (p < 0,05)
Ngày 8, số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý vẫn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lô sinh lý (382,3 ± 35,00 so với 742,25 ± 38,80; p < 0,001). Lô cao chiết phân đoạn DCM 400 mg/kg TT và phân đoạn nƣớc 800 mg/kg TT không có sự khác biệt về số lƣợng tiểu cầu so với lô bệnh lý (p > 0,05). Cao chiết n-butanol 400 mg/kg TT thể hiện tác dụng chống giảm tiểu cầu rõ rệt ở chuột, thể hiện qua số lƣợng tiểu cầu 548,6 ± 34,3 lớn hơn có ý nghĩa so với lô bệnh lý 382,3 ± 35,00 (p < 0,01).
3.1.2.2. Ảnh hưởng của các phân đoạn cao chiết lá Đu đủ đến thời gian chảy máu
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của các cao chiết phân đoạn lá Đu đủ đến thời gian chảy máu trên chuột
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, DCM, n-butanol, nước lần lượt là ký hiệu các lô chuột sinh lý, lô chuột bệnh lý, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn DCM 400 mg/kg TT, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn n-butanol 400 mg/kg TT, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn nước 800 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung vị và các tứ phân vị 25 %, 75 %; *p < 0,05; **p < 0,01 khi so sánh với lô bệnh lý.
* Th ờ i g ia n ch ảy m á u (s) Bệnh lý PĐ nƣớc PĐ n-butanol PĐ DCM Sinh lý Lô **
34
Nhận xét:
Lô bệnh lý có thời gian chảy máu (743,9 ±80,2) kéo dài hơn so với lô sinh lý (267,9 ± 84,7), sự kéo dài này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Hai lô phân đoạn nƣớc 800 mg/kg TT và phân đoạn DCM 400 mg/kg TT không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian chảy máu so với lô bệnh lý (p > 0,05). Cao phân đoạn n-butanol 400 mg/kg TT thể hiện tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Cụ thể, lô n-butanol có thời gian chảy máu nhỏ hơn có ý nghĩa so với lô bệnh lý (425,1 ± 70,8 so với 743,9 ±80,2; p < 0,05).
3.1.3. Kết quả đánh giá tác dụng chống giảm tiểu cầu của carpain từ lá Đu đủ
3.1.3.1. Ảnh hưởng của carpain từ lá Đu đủ đến số lượng tiểu cầu trên các mức liều khác nhau
Hình 3.7. Ảnh hƣởng của carpain từ lá Đu đủ đến số lƣợng tiểu cầu qua các ngày
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, carpain 2 mg/kg, carpain 6 mg/kg lần lượt là các lô chuột sinh lý, lô chuột bệnh lý, lô chuột được uống carpain liều 2 mg/kg TT, lô chuột được uống carpain liều 6 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn; với **p < 0,01; ***p <0,001 khi so sánh với lô bệnh lý.
Nhận xét:
Ngày 4, ngày 6 và ngày 8, số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý (với các giá trị lần lƣợt là 530,875 ± 37,458; 258,875 ± 24,066; 467,125 ± 63,776) giảm rõ rệt so với lô sinh lý (với các giá trị lần lƣợt là 700,792 ± 29,376; 724,875 ± 40,651, 719,375 ± 39,525), sự giảm này có ý nghĩa thống kê với các giá trị p lần lƣợt là p < 0,01 vào ngày 4, p <
35
0,001 vào ngày 6, p < 0,01 vào ngày 8. Hai lô chuột đƣợc uống carpain 2 mg/kg TT và 6 mg/kg TT không thể hiện tác dụng chống giảm tiểu cầu, do số lƣợng tiểu cầu tại hai lô này không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô bệnh lý (p > 0,05).
3.1.4. Kết quả đánh giá được tác dụng chống giảm tiểu cầu của cao giàu flavonoid từ lá Đu đủ
3.1.4.1. Ảnh hưởng của cao giàu flavonoid từ lá Đu đủ đến số lượng tiểu cầu
Hình 3.8. Ảnh hƣởng của cao chiết giàu flavonoid từ lá Đu đủ đến số lƣợng tiểu cầu qua các ngày
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, flavonoid lần lượt biểu diễn các lô chuột sinh lý, lô chuột bệnh lý, lô chuột được uống cao giàu flavonoid 25 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn; với *p < 0,05; ***p <0,001 khi so sánh với lô bệnh lý.
Nhận xét:
Ngày 4, số lƣợng tiểu cầu của chuột lô bệnh lý nhỏ hơn có ý nghĩa so với lô sinh lý (522,13 ± 40,25 so với 758,00 ± 40,57; p < 0,05). Trong khi đó, số lƣợng tiểu cầu lô chuột đƣợc uống cao giàu flavonoid (633,25 ± 51,04) lớn hơn so với lô bệnh lý (522,125± 40,25), tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ngày 6 số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý giảm rõ rệt có ý nghĩa thống kê so với lô sinh lý (289,75 ± 23,38 so với 680,71 ± 32,42; p < 0,001). Cao giàu flavonoid 25 mg/kg TT thể hiện tác dụng chống giảm tiểu cầu do lô chuột đƣợc uống cao giàu flavonoid 25
36
mg/kg TT có số lƣợng tiểu cầu tăng có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (420,25 ± 44,09 so với 289,75 ± 23,38; p < 0,05).
Đến ngày 8, số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý vẫn nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so với lô sinh lý (397,38 ± 41,63 so với 719,38 ± 36,97; p < 0,001). Lô cao giàu flavonoid có số lƣợng tiểu cầu lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (589,00 ± 47,58 so với 397,38 ± 41,63 p < 0,05).
3.1.4.2.Ảnh hưởng của cao giàu flavonoid từ lá Đu đủ đến thời gian chảy máu
Hình 3.9. Ảnh hƣởng của cao chiết giàu flavonoid từ lá Đu đủ đến thời gian chảy máu trên động vật thí nghiệm
Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, flavonoid lần lượt biểu diễn các lô chuột sinh lý, lô chuột bệnh lý, lô chuột được uống cao giàu flavonoid 25mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung vị và các tứ phân vị 25 %, 75 %; với *p < 0,05 khi so sánh với lô bệnh lý.
Nhận xét:
Chuột lô bệnh lý có thời gian chảy máu kéo dài có ý nghĩa thống kê so với chuột lô sinh lý (612,1 ± 88,7 so với 254,4 ± 70.7; p < 0,05). Cao chiết giàu flavonoid với liều 25 mg/kg TT từ lá Đu đủ làm giảm một nửa thời gian chảy máu ở chuột so với lô bệnh lý, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( 295,1 ± 80,5 so với 612,1 ± 88,7; p < 0,05). Th ờ i g ia n ch ảy m á u * Sinh lý Bệnh lý Flavonoid Lô *
37
3.2. Bàn luận.
3.2.1. Về đánh giá tác dụng chống giảm tiểu cầu của cao chiết toàn phần lá Đu đủ
Mrinal Saraf và cộng sự năm 2017 đã tiến hành đánh giá tác dụng kích thích tiểu cầu của cao chiết cồn lá đu đủ ở hai mức liều là 100 mg/kg TT và 200 mg/kg TT nhƣng kết quả là cao chiết cồn lá Đu đủ không thể hiện tác dụng kích thích sinh tiểu cầu ở hai mức liều trên. Sau đó, mức liều đƣợc nâng lên là 400 mg/kg TT và cao chiết cồn thể hiện rõ tác dụng tại mức liều này (lƣợng tiểu cầu tại lô chuột đƣợc uống cao chiết cồn lá Đu đủ liều 400 mg/kg TT gấp 2,7 lần lô bệnh lý) [53]. Do đó, chúng tôi lựa chọn 2 mức liều 400 mg/kgTT và 800 mg/kg TT cao chiết ethanol toàn phần lá Đu đủ để đánh giá tác dụng chống giảm tiểu cầu của lá Đu đủ trên mô hình chuột gây giảm tiểu cầu bằng CPA.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lô chuột đƣợc uống cao ethanol 800mg/kg TT có sự gia tăng số lƣợng tiểu cầu gấp rƣỡi so với lô bệnh lý (p < 0,05). Tuy nhiên, ngày thứ 8, sự tăng tiểu cầu của lô cao ethanol 800mg/kg TT so với lô bệnh lý lại không có sự khác biệt có nghĩa, mặc dù lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý vẫn giảm có ý nghĩa so với lô sinh lý. Nhƣ vậy, cao chiết toàn phần lá Đu đủ liều 800 mg/kg TT có tác dụng chống