Kết quả đánh giá tác dụng chống giảm tiểu cầu của các phân đoạn cao chiết lá Đu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống suy giảm tiểu cầu của carpain và flavonoid từ lá đu đủ trên mô hình gây suy giảm tiểu cầu bằng cyclophosphamid (Trang 40 - 42)

lá Đu đủ khác nhau.

3.1.2.1. Ảnh hưởng của các phân đoạn cao chiết lá Đu đủ đến số lượng tiểu cầu

Số lƣợng tiểu cầu đo đƣợc qua các ngày đƣợc trình bày ở hình dƣới đây.

Hình 3.5. Ảnh hƣởng của các phân đoạn cao chiết lá Đu đủ đến số lƣợng tiểu cầu.

Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, DCM, BuOH, H2O lần lượt là ký hiệu các lô chuột sinh lý, lô chuột bệnh lý, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn DCM 400 mg/kg TT, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn n-butanol 400 mg/kg TT, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn nước 800 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn; với *p < 0,05; **p < 0,01; ***p <0,001 khi so sánh với lô bệnh lý.

Nhận xét:

Ngày 4, số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý giảm rõ rệt so với lô sinh lý (453,125 ± 31,303 so với 729,167 ± 36,070), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Lô dùng cao DCM 400 mg/kg TT có số lƣợng tiểu cầu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (332,06 ± 40,36 so với 453,125 ± 31,303 ; p < 0,05). Số lƣợng tiểu cầu lô dùng cao n-butanol 400 mg/kg TT và cao chiết nƣớc 800 mg/kg TT cao hơn số lƣợng tiểu cầu lô sinh lý, song sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ngày 6, số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý giảm rõ rệt so với lô sinh lý (284,63 ± 27,84 so với 707,00 ± 41,35), sự sụt giảm này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

33

Trong khi đó số lƣợng tiểu cầu hai lô dùng cao DCM 400 mg/kg TT và cao chiết nƣớc 800 mg/kg TT không có sự khác biệt đáng kể so với lô bệnh lý (p > 0,05). Chuột đƣợc dùng cao chiết n-butanol 400 mg/kg TT có số lƣợng tiểu cầu 406,5 ± 41,7, tăng lên có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý 284,63 ± 27,84 (p < 0,05)

Ngày 8, số lƣợng tiểu cầu lô bệnh lý vẫn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lô sinh lý (382,3 ± 35,00 so với 742,25 ± 38,80; p < 0,001). Lô cao chiết phân đoạn DCM 400 mg/kg TT và phân đoạn nƣớc 800 mg/kg TT không có sự khác biệt về số lƣợng tiểu cầu so với lô bệnh lý (p > 0,05). Cao chiết n-butanol 400 mg/kg TT thể hiện tác dụng chống giảm tiểu cầu rõ rệt ở chuột, thể hiện qua số lƣợng tiểu cầu 548,6 ± 34,3 lớn hơn có ý nghĩa so với lô bệnh lý 382,3 ± 35,00 (p < 0,01).

3.1.2.2. Ảnh hưởng của các phân đoạn cao chiết lá Đu đủ đến thời gian chảy máu

Hình 3.6. Ảnh hƣởng của các cao chiết phân đoạn lá Đu đủ đến thời gian chảy máu trên chuột

Ghi chú: Sinh lý, bệnh lý, DCM, n-butanol, nước lần lượt là ký hiệu các lô chuột sinh lý, lô chuột bệnh lý, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn DCM 400 mg/kg TT, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn n-butanol 400 mg/kg TT, lô chuột được uống cao chiết phân đoạn nước 800 mg/kg TT. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung vị và các tứ phân vị 25 %, 75 %; *p < 0,05; **p < 0,01 khi so sánh với lô bệnh lý.

* Th i g ia n ch ảy m á u (s) Bệnh lý PĐ nƣớc PĐ n-butanol PĐ DCM Sinh lý **

34

Nhận xét:

Lô bệnh lý có thời gian chảy máu (743,9 ±80,2) kéo dài hơn so với lô sinh lý (267,9 ± 84,7), sự kéo dài này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Hai lô phân đoạn nƣớc 800 mg/kg TT và phân đoạn DCM 400 mg/kg TT không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian chảy máu so với lô bệnh lý (p > 0,05). Cao phân đoạn n-butanol 400 mg/kg TT thể hiện tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Cụ thể, lô n-butanol có thời gian chảy máu nhỏ hơn có ý nghĩa so với lô bệnh lý (425,1 ± 70,8 so với 743,9 ±80,2; p < 0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống suy giảm tiểu cầu của carpain và flavonoid từ lá đu đủ trên mô hình gây suy giảm tiểu cầu bằng cyclophosphamid (Trang 40 - 42)