Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT 3 (Trang 35 - 40)

Nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát và kiểm định mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát chính thức. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với phần mềm SPSS. Phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng là phân tích ANOVA để kiểm tra sự khác biệt về hiệu quả công việc của người lao động theo các đặc điểm cá nhân.

3.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi thảo luận nhóm, mô hình tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH phần mềm FPT được đề xuất bao gồm 6 nhân tố với 40 biến quan sát và 5 biến quan sát đo lường mức độ động viên chung.

Các biến quan sát được xây dựng để phân tích các yếu tố tạo động lực làm việc dựa trên thang đo Likert 5 điểm (1= Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý). Thang điểm từ 1 đến 5 thể hiện mức độ đồng ý tăng dần, điểm càng cao thì thể hiện sự đồng ý cao.

3.2.2.2 Diễn đạt và mã hoá thang đo

Bảng câu hỏi gồm có 40 câu hỏi tương ứng với 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc. (Phụ lục 2)

Mã hoá Biến đo lường

Bản chất công việc gồm 8 biến quan sát

BCCV1 Công việc hiện tại phù hợp với ngành nghề Anh/Chị được đào tạo. BCCV2 Anh/chị cảm thấy công việc hiện tại thú vị.

BCCV3 Anh/Chị không lo lắng bị mất công việc hiện tại. BCCV4 Anh/chị được chủ động thực hiện công việc của mình. BCCV5 Anh/chị có được quyền hạn tương đương với vị trí làm việc.

BCCV6 Anh/Chị được công nhận, khen ngợi khi hoàn thành công việc đúng hạn/ trước thời hạn. BCCV7 Anh/Chị được ghi nhận thành tích, thưởng khi tham gia vào các chương trình cấp công ty. BCCV8 Được công nhận về thành tích, năng lực, thâm niên đóng góp tại công ty.

DKLV1 Anh/Chị được cung cấp PC/Laptop hoặc các công cụ khác có cấu hình phù hợp để làm việc. DKLV2 Thời gian và môi trường tại công ty giúp Anh/Chị làm việc tốt.

DKLV3 Anh/Chị thường xuyên phải làm việc ngoài giờ để đảm bảo tiến độ dự án.

DKLV4 Anh/Chị được hỗ trợ các thủ tục hành chính ( nhân sự, công tác, bảo hiểm, …) nhanh chóng. DKLV5 Anh/Chị được chú trọng việc nâng cao sức khỏe, tinh thần.

Đào tạo và thăng tiến bao gồm 6 biến quan sát

DTTT1 Công ty có bộ phận chuyên trách về đào tạo.

DTTT2 Chương trình đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng được tổ chức định kỳ. DTTT3 Anh/Chị được tạo điều kiện tham gia các khóa học công ty tổ chức.

DTTT4 Anh/Chị được hỗ trợ chi phí tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế phục vụ cho công việc. DTTT5 Công ty có định hướng và chính sách phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho Anh/Chị.

DTTT6 Anh/Chị được định kỳ đánh giá kết quả, năng lực làm việc và định hướng phát triển nghề nghiệp.

Lương thưởng phúc lợi bao gồm 5 biến quan sát

LTPL1 Anh/Chị hài lòng về mức lương tương xứng với công việc hiện tại. LTPL2 Công ty có chính sách tăng lương hợp lý cho nhân viên.

LTPL3 Công ty luôn trả lương hàng tháng đúng hạn cho nhân viên. LTPL4 Anh/Chị được nhận khoản thu nhập thêm tương xứng ngoài lương.

LTPL5 Anh/Chị được đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội (bảo hiểm, ngày phép, chế độ du lịch, thù lao làm ngoài giờ, …)

Quan hệ công việc bao gồm 7 biến quan sát

QHCV1 Người quản lý trực tiếp tận tình hướng dẫn, hỗ trợ công việc cho Anh/Chị. QHCV2 Người quản lý trực tiếp tôn trọng và đối xử công bằng.

QHCV3 Người quản lý trực tiếp tin tưởng và bảo vệ quyền lợi cho nhân viên. QHCV4 Người quản lý trực tiếp có năng lực quản lý.

QHCV5 Người quản lý trực tiếp quan tâm đến đời sống nhân viên. QHCV6 Đồng nghiệp tại công ty thân thiện, vui vẻ, hòa đồng.

QHCV7 Đồng nghiệp tại công ty sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Thương hiệu và văn hoá công ty bao gồm 4 biến quan sát

THVH1 Anh/Chị cảm thấy tự hào vì đang làm việc tại Công Ty FPT Software.

THVH3 Sản phẩm dịch của của Công Ty FPT Software có chất lượng tốt. THVH4 Công Ty FPT Software có văn hóa đặc trưng.

Động lực chung bao gồm 5 biến quan sát

DL1 Lãnh đạo truyền được cảm hứng cho Anh/Chị trong công việc. DL2 Anh/Chị cảm thấy hứng thú khi làm việc tại Công Ty FPT Software. DL3 Anh/Chị thường xuyên làm việc với trạng thái tốt nhất.

DL4 Anh/Chị sẵn sàng làm ngoài giờ để dự án kịp thời hạn bàn giao.

DL5 Công ty FPT Software là môi trường tốt để Anh/Chị phát triển sự nghiệp.

3.2.2.3 Phương pháp chọn mẫu

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa trên yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến. Theo Hair và cộng sự (1998), để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích EFA cỡ quan sát tối thiểu N>5*x (với x: là tổng số biến quan sát). Theo Tabachnick và Fideel (1996) để tiến hành phân tích hồi quy của một cách tốt nhất thì cỡ quan sát tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N> 50+8m (trong đó m là biến độc lập)

Trong nghiên cứu này, để thỏa mãn cả hai điều kiện theo đề nghị của phương pháp EFA và phương pháp hồi quy bội N > max (cỡ mẫu theo yều cầu EFA, cỡ mẫu theo yêu cầu của hồi quy bội), ứng với thang đo lý thuyết gồm 40 biến quan sát, và 6 biến độc lập số mẫu yêu cầu tối thiểu là N > max (5*40 ; 50 + 8*6) = 200 mẫu. Trên cơ sở đó, bảng câu hỏi khảo sát được gởi online đến 400 email. Bên cạnh đó, 50 bảng được gởi trực tiếp đến nhân viên làm việc tại công ty. Kết quả nhận lại 50 bảng trả lời từ phỏng vấn trực tiếp và 357 bảng từ khảo sát online, tổng cộng là 407 bảng. Sau khi chọn lọc, kiểm tra có 67 bảng không đạt yêu cầu do bỏ trống nhiều câu hỏi, trả lời giống nhau ở hầu hết các câu hỏi, do vậy kết quả số bảng câu hỏi thu được là 340 bảng hợp lệ.

Bảng 3.1: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng Mô tả Số lượng(bảng) Tỷ lệ(%)

Số bảng khảo sát phát ra 450 -

Số bảng khảo sát thu về 407 90,4

Trong đó Số bảng câu hỏi hợp lệSố bảng câu hỏi không hợp lệ 34067 75,614,9

3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động? Xác định mức độ tác động của các yếu tố? Các phương pháp phân tích dữ liệu sau được áp dụng:

3.3.1 Đánh giá thang đo

3.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Thang đo được chọn khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,7 (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008) hay Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally & Burnstein, 1994). Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thang đo càng có độ tin cậy.

3.3.1.2 Phân tích giá trị của thang đo – Phân tích nhân tố (EFA)

Nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp trích hệ số Principal component với phép quay Varimax tại điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1. Thang đo nào có tổng phương sai trích từ 50% trở lên là được chấp nhận (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Tại mỗi khái niệm có chênh lệch trọng số (Factor loading) lớn nhất và bất kỳ phải đạt ≥ 0,3 (Jabnoun & AL-Tamini, 2003). Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải có giá trị lớn (0,5 ≤ KMO ≤ 1), điều này thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Theo Kaiser (1974), KMO ≥ 0,9 là rất tốt; 0,9 > KMO ≥ 0,8 là tốt; 0,8 > KMO ≥ 0,7 là được; 0,7 > KMO ≥ 0,6 là tạm được, 0,6 > KMO ≥ 0,5 là xấu và KMO < 0,5 là không thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2008).

3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Xem xét hệ số tương quan (Pearson) giữa động lực làm việc chung và các yếu tố tạo động lực. Sau đó phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS), trong đó biến phụ thuộc là động lực làm việc

chung, biến độc lập là bản chất công việc, điều kiện làm việc, đào tạo và thăng tiến, lương thưởng phúc lợi, quan hệ công việc, thương hiệu và văn hoá công ty.

Tiến hành phương pháp lựa chọn biến Enter. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số của hồi quy của tổng thể bằng 0.

Sau cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Sprearman), phân phối chuẩn của phần dư ( dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu sơ bộ và chính thức, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức, đồng thời trình bày phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu.

Chương 4 sẽ giới thiệu thực trạng về Công ty TNHH phần mềm FPT và trình bày kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 4 sẽ giới thiệu về Công ty TNHH phần mềm FPT, thực trạng về công tác quản trị nhân sự và trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: (1) Mô tả mẫu, (2) Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha,

(3) Phân tích nhân tố khám phá EFA, (4) Phân tích hồi quy đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố, (5) Kiểm định Levene.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT 3 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w