Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT 3 (Trang 61 - 68)

4.5.3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến:

Bảng 4. 19: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 - hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi

Hệ số Durbin Watson Hệ số R2 sau khi đổi Hệ số F khi đổi Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Hệ số Sig. F sau khi đổi 1 ,874 ,764 ,760 ,23821 ,764 180,107 6 333 ,000 1,527

Nguồn: Kết quả nghiên cứu – phụ lục 3

Bảng 4.19 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0,874 > 0,5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0,764 có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 76,4%. Nói cách khác, 76,4% động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác. Điểm khác biệt này cũng có thể giải thích do mô hình nghiên cứu không tập trung nghiên cứu vào những giá trị và đặc điểm cá nhân của từng nhân viên như tâm lý, tính cách, sở thích,… Vì vậy, các giá trị biến quan sát trong nghiên cứu chỉ có thể giải thích cho 76% động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT.

Hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0,760. Điều này cho biết khoảng 76% sự biến thiên về động lực làm việc của của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT, có thể giải thích được từ mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập.

4.5.3.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Điều này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không.

Đặt giả thuyết:

H0 là: a1 = a2 = a3 = a4 = a5 = 0. H1 là: a1 ≠ a2 ≠ a3 ≠ a4 ≠ a5 ≠ 0.

Bảng 4. 20: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ANOVA hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. Hôì quy 61,318 6 10,220 180,107 ,000b Phần dư 18,895 333 ,057 Tổng 80,213 339

Nguồn: Kết quả nghiên cứu – phụ lục 3

Bảng 4.20 cho thấy giá trị Sig. rất nhỏ (< 0,05) nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

4.5.3.3. Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố

Bảng 4. 21: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF (Hằng số) ,473 ,098 4,828 ,000 BCCV ,163 ,024 ,243 6,887 ,000 ,569 1,757 DKLV ,099 ,025 ,131 3,909 ,000 ,634 1,578 DTTT ,204 ,020 ,332 10,114 ,000 ,655 1,526 LTPL ,104 ,019 ,183 5,438 ,000 ,626 1,598 QHCV ,190 ,026 ,240 7,373 ,000 ,667 1,498 THVH ,104 ,029 ,125 3,560 ,000 ,575 1,740

Nguồn: Kết quả nghiên cứu – phụ lục 3

Trong bảng 4.21. khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập đều đạt yêu cầu do tstat > tα/2(6,333) = 1,967 (nhỏ nhất là 3,560) và giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao đều < 0,05.

Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 (lớn nhất là 1,757) và hệ số Tolerance đều > 0,5 (nhỏ nhất là 0,569) cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Mặt khác, mức ý nghĩa kiểm định 2 phía giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều thỏa điều kiện (Sig. 2-tailed = 0,000 < 0,05).

Từ kết quả ở bảng 4.24, phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng:

Động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT = 0,243* Bản chất công việc + 0,131* Điều kiện làm việc + 0,332* Đào tạo thăng tiến + 0,183* Lương thưởng phúc lợi + 0,240* Quan hệ trong công việc + 0,125* Thương

hiệu và văn hóa công ty

Như vậy, cả 6 yếu tố: Bản chất công việc, Điều kiện làm việc, Đào tạo thăng tiến, Lương thưởng phúc lợi, Quan hệ trong công việc, Thương hiệu và văn hóa công ty đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT. Tức là các yếu tố BCCV, DKLV, DTTT, LTPL, QHCV, THVH càng cao thì tác động đến động lực làm việc của nhân viên càng cao. Trong 6 yếu tố này thì 3 yếu tố có sự tác động đáng kể đến động lực nhân viên là Đào tạo thăng tiến, Bản chất công việc, Quan hệ trong công việc và yếu tố Đào tạo thăng tiến là quan trọng nhất trong mô hình hồi quy, thứ tự tiếp theo là Bản chất công việc, Quan hệ trong công việc, Lương thưởng phúc lợi, Điều kiện làm việc và Thương hiệu và văn hóa công ty.

(1) Yếu tố “Đào tạo thăng tiến” có hệ số hồi quy lớn nhất là 0,332 thể hiện mức độ tác động mạnh nhất. Nếu như mức ảnh hưởng của các yếu tố khác không đổi thì khi yếu tố Đào tạo thăng tiến tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0,332 đơn vị.

(2) Yếu tố “Bản chất công việc” có hệ số hồi quy lớn thứ 2 là 0,243 thể hiện mức độ tác động nhiều thứ 2. Nếu như mức ảnh hưởng của các yếu tố khác không đổi thì khi yếu tố Bản chất công việc tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0,243 đơn vị.

(3) Yếu tố “Quan hệ trong công việc” có hệ số hồi quy lớn thứ 3 là 0,240 thể hiện mức độ tác động nhiều thứ 3. Nếu như mức ảnh hưởng của các yếu tố khác không đổi thì khi yếu tố Quan hệ trong công việc tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0,240 đơn vị.

(4) Yếu tố “Lương thưởng phúc lợi” có hệ số hồi quy lớn thứ 4 là 0,183 thể hiện mức độ tác động nhiều thứ 4. Nếu như mức ảnh hưởng của các yếu tố khác không đổi thì khi yếu tố Lương thưởng phúc lợi tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0,183 đơn vị.

(5) Yếu tố “Điều kiện làm việc” có hệ số hồi quy lớn thứ 5 là 0,131 thể hiện mức độ tác động nhiều thứ 5. Nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác không đổi thì khi yếu tố Điều kiện làm việc tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0,131 đơn vị.

(6) Yếu tố “Thương hiệu và văn hóa công ty” có hệ số hồi quy lớn thứ 6 là 0,125 thể mức độ tác động nhiều thứ 6. Nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác không đổi thì khi yếu tố Thương hiệu và văn hóa công ty tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0,125 đơn vị.”

Sau khi phân tích EFA, mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức điều chỉnh gồm 7 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT được hình thành. Từ đó, xây dựng mô hình hồi quy đa biến. Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, có mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như sau:

Bản chất công việc 0.243

Điều kiện công việc 0,131

Đào tạo và thăng tiến 0,332

Lương thưởng phúc lợi 0,183

Động lực làm việc của nhân viên công ty TNHH phần mềm FPT

Quan hệ công việc 0,240

Thương hiệu và văn hóa công 0,125

Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu chính thức điều chỉnh

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Như vậy, giả thuyết H1CT, H2CT, H3CT, H4CT, H5CT, H6CT cho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận.

4.5.3.4. Kết quả đánh giá mức độ tác động của nhân viên trong từng nhân tố

Để thuận tiện cho việc đánh giá, tác giả quy ước như sau: Trung bình từ 1 – 1,8 : mức kém

Trung bình từ 1,8 – 2,6 : mức yếu Trung bình từ 2,6 – 3,4 : mức trung bình Trung bình từ 3,4 – 4,2 : mức khá Trung bình từ 4,2 – 5,0 : mức tốt

Bảng 4. 22: Mức độ tác động chung của nhân viên

Nhân tố Trung bình Mức độ BCCV 3,2524 Trung bình DKLV 3,6551 Khá DTTT 3,9200 Khá LTPL 2,9985 Trung bình QHCV 3,4088 Khá THVH 3,2426 Trung bình

Nhân tố Bản chất công việc

Bảng 4. 23: Mức độ tác động của nhân viên về nhân tố Bản chất công việc Nhân tố Điểm trung bình Mức độ

BCCV1 3,32 Trung bình BCCV2 3,19 Trung bình BCCV4 3,00 Trung bình BCCV5 3,33 Trung bình BCCV8 3,43 Khá BCCV 3,2524 Trung bình

Nguồn: Kết quả nghiên cứu – phụ lục 3

Từ bảng 4.22 cho thấy, nhân tố Bản chất công việc có có giá trị trung bình =3,2524 đứng thứ tư trong bảng đánh giá. Trong đó, theo bảng 4.23, biến quan sát BCCV8 có mức độ tác động cao nhất là 3,43 và thấp nhất là biến quan sát BCCV4 có mức độ tác động là 3,00.

Nhân tố Điều kiện làm việc

Bảng 4. 24: Mức độ tác động của nhân viên về nhân tố Điều kiện làm việc Nhân tố Điểm trung bình Mức độ

DKLV2 3,71 Khá

DKLV3 3,59 Khá

DKLV4 3,29 Trung bình

DKLV5 4,03 Khá

DKLV 3,6551 Khá

Nguồn: Kết quả nghiên cứu – phụ lục 3

Từ bảng 4.22 cho thấy, nhân tố Điều kiện làm việc có giá trị Mean = 3,6551 xếp thứ hai trong bảng đánh giá. Trong đó, theo bảng 4.24, biến quan sát DKLV5 có mức độ tác động cao nhất là 4,03 và thấp nhất là biến quan sát DKLV4 có mức độ tác động là 3,29..

Nhân tố Đào tạo và thăng tiến

Bảng 4. 25: Mức độ tác động của nhân viên về nhân tố Đào tạo thăng tiến Nhân tố Điểm trung bình Mức độ

DTTT1 4,06 Khá DTTT2 4,07 Khá DTTT4 3,94 Khá DTTT5 3,77 Khá DTTT6 3,76 Khá DTTT 3,9200 Khá

Từ bảng 4.22 cho thấy, nhân tố Đào tạo thăng tiến có giá trị Mean = 3,92 xếp thứ nhất trong bảng đánh giá. Trong đó, theo bảng 4.25, biến quan sát DTTT2 có mức độ tác động cao nhất là 4,07 và thấp nhất là biến quan sát DTTT6 có mức độ tác động là 3,76.

Nhân tố Lương thưởng phúc lợi

Bảng 4. 26: Mức độ tác động của nhân viên về nhân tố Lương thưởng phúc lợi Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

LTPL2 3,01 Trung bình

LTPL3 2,86 Trung bình

LTPL4 2,92 Trung bình

LTPL5 3,20 Trung bình

LTPL 2,9985 Trung bình

Nguồn: Kết quả nghiên cứu – phụ lục 3

Từ bảng 4.22 cho thấy, nhân tố Lương thưởng phúc lợi có giá trị Mean = 2,9985 xếp thứ sáu trong bảng đánh giá Trong đó, theo bảng 4.26, biến quan sát LTPL5 có mức độ tác động cao nhất là 3,20 và thấp nhất là biến quan sát LTPL3 có mức độ tác động là 2,86.

Nhân tố Quan hệ trong công việc

Bảng 4. 27: Mức độ tác động của nhân viên về nhân tố Quan hệ trong công việc Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

QHCV1 3,04 Trung bình QHCV2 3,56 Khá QHCV3 3,36 Trung bình QHCV4 3,53 Khá QHCV5 3,56 Khá QHCV 3,4088 Khá

Nguồn: Kết quả nghiên cứu – phụ lục 3

Từ bảng 4.22 cho thấy, nhân tố Quan hệ công công việc có giá trị Mean = 3,4088 xếp thứ ba trong bảng đánh giá. Trong đó, theo bảng 4.27, biến quan sát QHCV2 và QHCV5 có mức độ tác động cao nhất là 3,56 và thấp nhất là biến quan sát QHCV1 có mức độ tác động là 3,04.

Nhân tố Thương hiệu và văn hóa công ty

Bảng 4. 28: Mức độ tác động của nhân viên về nhân tố Thương hiệu và văn hóa công ty

Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

THVH1 3,26 Trung bình

THVH2 3,30 Trung bình

THVH3 3,26 Trung bình

THVH4 3,15 Trung bình

THVH 3,2426 Trung bình

Nguồn: Kết quả nghiên cứu – phụ lục 3

Từ bảng 4.22 cho thấy, nhân tố Thương hiệu và văn hóa công ty có giá trị Mean = 3,2425 xếp thứ năm trong bảng đánh giá. Trong đó, theo bảng 4.28, biến quan sát THVH2 có mức độ tác động cao nhất là 3,30 và thấp nhất là biến quan sát THVH4 có mức độ tác động là 3,15.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT 3 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w