q fi = g GA
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy còn hạn chế về mặt số lượng nhưng từ những năm 2000 cũng có thể kể ra một số nghiên cứu liên quan đến trạng thái làm việc của kết cấu trong điều kiện chịu lửa như sau:
- GS.TS Phạm Văn Hội (Trường Đại học Xây dựng) thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu trạng thái làm việc của khung nhà thép trong điều kiện chịu lửa khi cháy và các biện pháp cấu tạo kết cấu để nâng cao khả năng chịu lửa của chúng”
[6]. Đề tài nghiên cứu phương pháp tính toán về khả năng chịu lực của kết cấu thép, kết cấu bê tông trong điều kiện cháy và thực hiện tính khả năng chịu lực của các cấu kiện cơ bản (sàn, dầm, cột) theo các chỉ dẫn trong tiêu chuẩn Châu Âu.
- PGS.TS Chu Thị Bình (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) thực hiện đề tài NCKH cấp trường “Thiết kế kết cấu công trình theo điều kiện an toàn cháy” [3]. Đề tài trình bày các bước thiết kế kết cấu thép, bê tông cốt thép và liên hợp thép-bê tông đảm bảo điều kiện an toàn cháy theo hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt
30
Nam. Đề tài tìm hiểu phương pháp thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu và có áp dụng tính toán theo tiêu chuẩn và mô phỏng số một số cấu kiện sử dụng phần mềm SAFIR.
- NCS Nguyễn Đức Việt (Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy) bảo vệ luận án tiến sỹ “Nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc của cột thép chịu nén đúng tâm được bọc bảo vệ bằng tấm thạch cao chống cháy bọc dạng hộp chịu tác động của lửa” [14]. Luận án đưa ra được sự ảnh hưởng của các tham số chính đến sự truyền nhiệt và khả năng chịu lực cho mô hình cột thép có và không có lớp bảo vệ bằng tấm thạch cao chống cháy và thực hiện thí nghiệm trường hợp cột chịu nén đúng tâm được bọc bảo vệ bằng tấm thạch cao chống cháy phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- NCS Trương Quang Vinh (Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy) bảo vệ luận án tiến sỹ “Phân tích kết cấu liên hợp thép-bê tông trong điều kiện cháy có xét đến quá trình tăng nhiệt và giảm nhiệt” [15]. Luận án đề xuất mô hình nhiệt học và cơ học cho vật liệu bê tông để mô phỏng kết cấu liên hợp thép-bê tông trong điều kiện cháy có xét đến quá trình tăng và giảm nhiệt. Luận án khảo sát sự làm việc của khung phẳng liên hợp thép-bê tông trong điều kiện cháy bằng mô phỏng số và phát triển ý tưởng về việc dùng chỉ số DHP (giới hạn thời gian của kết cấu chịu được nhiệt độ tăng trong đám cháy và bị phá hoại ở giai đoạn giảm nhiệt) để đánh giá kết cấu trong điều kiện cháy.
- NCS Hoàng Anh Giang (Viện Khoa học công nghệ Xây dựng) bảo vệ luận án tiến sỹ “Nghiên cứu sự làm việc của panel sàn rỗng bê tông ứng lực trước đúc sẵn chịu lửa” [5]. Luận án nghiên cứu tập trung vào cấu kiện đơn làm việc chịu uốn theo sơ đồ dầm đơn giản, chịu tải trọng theo thiết kế và chịu lửa tiêu chuẩn theo ISO 834-1; làm rõ về phân bố nhiệt độ trong quá trình chịu lửa của kết cấu và ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến cường độ chịu nén và ứng suất bám dính với cốt thép của bê tông cường độ cao cốt liệu cát nghiền được sử dụng để chế tạo panel sàn rỗng.
- Bản thân nghiên cứu sinh cũng đã thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ “Các giải pháp kết cấu ứng dụng tấm chắn cách nhiệt dạng màng để bảo vệ cấu kiện thép chịu lực”. Đề tài trình bày các biện pháp ứng dụng tấm thạch cao chống cháy bọc kết cấu thép để nâng cao khả năng chịu lực trong điều kiện chịu lửa, đặc biệt là đối với các
31
công trình nhà ở Việt Nam. Đề tài đưa ra thuật toán tính toán nhiệt độ, áp dụng tiêu chuẩn Châu Âu thiết kế các cấu kiện thép cơ bản được bọc thạch cao chống cháy.
Ngoài ra còn có các bài báo đăng trong các Tạp chí khoa học và Kỷ yếu hội nghị [2,12] cũng đề cập đến vấn đề này.