Kiến nghị Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đƣờng phố hà nội 2 (Trang 91 - 93)

Chỉ đạo các Cục, Vụ, Viện có các văn bản dƣới Luật phù hợp, tạo điều kiện cho các địa phƣơng triển khai thực hiện trong các lĩnh vực đạt hiệu quả cao.

Xem xét và điều chỉnh tăng chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề và chế độ bồi dƣỡng đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 94/2006/TTLT-BVHTTDL- BNV-BTC.

Để thực hiện tốt Chiến lƣợc phát triền du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, có chiều sâu, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu, khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển du lịch bền vững,Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu một số đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch nhƣ sau:

Về cơ chế chính sách thu hút khách, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy kinh doanh du lịch:cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến chính sách cấp visa cho khách quốc tế đến Việt Nam trong đó có thế mở rộng các quốc gia đƣợc Việt Nam miễn visa đơn phƣơng (hiện nay đã có Nga và 4 nƣớc Bắc Âu) nhằm thu hút khách từ các thị trƣờng trọng điểm; Thủ tục cấp visa tại cửa khẩu cần đƣợc tiếp tục cải tiến; Sớm ban hành chƣơng trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013 và cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng

Việt Nam”, là cơ sở để các tỉnh/thành xây dựng và triển khai chƣơng trình kích cầu du lịch tại địa phƣơng; Nghiên cứu có chính sách miễn gỉảm thuế đối với xe chuyên dùng cho vận chuyển khách du lịch từ 30 chỗ ngồi trở lên để góp phần chuẩn hoá phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch, khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tƣ phát triển du lịch.

Về quảng bá xúc tiến du lịch: Nghiên cứu cơ chế thành lập Văn phòng đại diện của du lịch Việt Nam tại một số thị trƣờng trọng điểm (Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật, Hàn Quốc…) để thực hiện có hiệu quả công tác giới thiệu hình ảnh điểm đến Hà Nội; Kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch Hà Nội của năm.. Ngoài ra, cần nghiên cứu các thị trƣờng trọng điểm và thị trƣờng mới để xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch dài hạn; đồng thời xem xét, phân cấp và chuyển kinh phí cho các địa phƣơng làm đầu mối cho các hoạt động xúc tiến du lịch của ngành cho từng thị trƣờng nƣớc ngoài mà địa phƣơng đang có thế mạnh.

Về quản lý lữ hành: Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch tổng thể trên cả nƣớc về phát triển, nâng cao chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch; Nghiên cứu, có phƣơng án đề xuất Chính phủ xem xét, kiến nghị sửa đổi tiêu chuẩn để góp phần truyền bá du lịch ẩm thực Hà Nội (chủ yếu hƣớng dẫn viên tiếng Anh, rất ít hƣớng dẫn viên các ngôn ngữ đang có nhu cầu cao nhƣ Nga, Hàn, Thái…).

Về môi trƣờng du lịch: Chỉ đạo các ngành, địa phƣơng tăng cƣờng phối hợp trong công tác chấn chỉnh môi trƣờng du lịch, giải quyết triệt để tình trạng chèo kéo, chèn ép, lợi dụng, lừa đảo khách du lịch tại các trung tâm du lịch và công tác vệ sinh môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch, trạm dừng chân trong đó nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Về thống kê du lịch: Sớm ban hành tiêu chí thống kê khách du lịch nội địa trên phạm vi toàn quốc. Đây là một bất cập, ảnh hƣớng không nhỏ đến việc đánh giá tình hình hoạt động, xây dựng chỉ tiêu phát triển ngành du lịch tại các tỉnh/thành.

Bên cạnh đó, thành phố cũng kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch Việt Nam xem xét, phân cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội quản lý số lƣợng hƣớng dẫn viên trên 1.000 ngƣời thì đƣợc phối hợp với các cơ sở đào tạo đủ trình độ để tổ chức kỳ kiểm tra cấp chứng nhận đạt trình độ nghiệp vụ hƣớng dẫn du lịch và tổ chức kiểm tra trình độ ngoại ngữ du lịch. Việc này sẽ tạo điều kiện để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành chủ

động trong việc tổ chức bồi dƣỡng nâng cao nguồn nhân lực hƣớng dẫn viên du lịch nhằm đáp ứng theo yêu cầu của địa phƣơng; Nghiên cứu ban hành các quy định về việc cấp biển hiệu cho các doanh nghiệp lữ hành có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa đặt trƣớc trụ sở, giúp du khách nhận biết, lựa chọn đúng, đảm bảo quyền lợi của du khách và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đƣờng phố hà nội 2 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w