Đo lường nghiện Internet

Một phần của tài liệu Tác động của nhận thức về hỗ trợ xã hội đến nghiện internet ở sinh viên vai trò của trí tuệ cảm xúc (Trang 30 - 31)

Young (1998) đã phát triển thang đo gồm 20 câu hỏi để đo lường mức độ nghiện Internet ở học sinh Tây Ban Nha, bao gồm yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội. Thang đo này cũng được áp dụng trong một loạt nghiên cứu sau này của Young, và được sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu gần đây của Marta Beranuy và cộng sự (2009), Khoshakhlagh và Faramarzi (2012), Hamissi và cộng sự (2013). Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu ngoài nước về nghiện Internet đều sử dụng thang đo này. Pawlikowski và cộng sự (2013) đã rút ngắn phép đo lường của Young xuống còn 12 câu hỏi, gọi là s-IAT. Nghiên cứu cho rằng thang đo này sở hữu các thuộc tính tâm lý tốt và bao gồm đủ chỉ báo chính của nghiện Internet. Thang đo s-IAT cũng đã được dịch sang tiếng Việt theo hướng dẫn của WHO và được sử dụng trong loạt nghiên cứu năm 2017 tại Việt Nam bởi Tran và cộng sự.

Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng thang đo s-IAT ở trong loạt nghiên cứu của Tran và cộng sự (2017) vì thang đo này đã từng được sử dụng trong bối cảnh Việt Nam và thời điểm sử dụng cũng gần hơn thang đo gốc của Young (1998). Trong đó,

12 câu hỏi còn được nhóm thành hai yếu tố chính là “quản lý thời gian sử dụng

Internet” “vấn đề xã hội khi sử dụng Internet”.

Yếu tố “quản lý thời gian sử dụng Internet” được phát hiện trong nghiên cứu của Korkeila và cộng sự (2010). Yếu tố này có sự tương đồng với yếu tố “mất kiểm soát về thời gian sử dụng Internet trong bài nghiên cứu một năm sau của Widyanto và cộng sự (2011). Nghiên cứu của Pawlikowski và cộng sự (2013) đã kiểm định lại và khẳng định “quản lý thời gian sử dụng Internet” là 1 trong 2 yếu tố cấu thành nên hành vi nghiện Internet.

Yếu tố “vấn đề xã hội khi sử dụng Internet” được tìm thấy trong các nghiên cứu của Chang và Law (2008), Korkeila và cộng sự (2010). Nghiên cứu của Pawlikowski và cộng sự (2013) cho rằng “vấn đề xã hội khi sử dụng Internet” là yếu tố còn lại hình thành nên hành vi nghiện Internet. Nghiên cứu của Tran và cộng sự (2017) cũng chỉ ra kết quả tương tự.

Bởi vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng thang đo với hai yếu tố chính là “quản lý thời gian sử dụng Internet” “vấn đề xã hội khi sử dụng Internet” có thể sử dụng để

đo lường và phản ảnh đầy đủ các thành phần chính của nghiện Internet khi nghiên cứu ở sinh viên Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của nhận thức về hỗ trợ xã hội đến nghiện internet ở sinh viên vai trò của trí tuệ cảm xúc (Trang 30 - 31)