Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của nhận thức về hỗ trợ xã hội đến nghiện internet ở sinh viên vai trò của trí tuệ cảm xúc (Trang 48 - 52)

Với phạm vi nghiên cứu đã nêu, nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa các biến “nhận thức về hỗ trợ xã hội”, “trí tuệ cảm xúc” và “nghiện Internet”. Vì vậy mô hình nghiên cứu sau đây được đề xuất:

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Để có thể kiểm soát tốt được sự tác động của các biến trong mô hình, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng các biến: giới tính, năm học, khối ngành, kinh nghiệm sử dụng Internet, tần suất sử dụng Internet, tình trạng việc làm, điều kiện sống hiện tại và mức độ gắn kết các mối quan hệ của sinh viên để kiểm soát.

Nhiều nghiên cứu đã quan tâm tới việc xác định các đặc điểm cá nhân như giới tính, tuổi tác, giáo dục, nghề nghiệp có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân trong tổ chức. Những nghiên cứu hầu như đều sử dụng các đặc điểm nhân khẩu học để bước đầu xác định có hay không sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng đến nghiện Internet (Esen và Gündoğdu, 2010; Fabio và Kenny, 2012; Jamir và cộng sự, 2019; Wang và Zhang, 2020).

Giới tính: Trong nghiên cứu của Tran và cộng sự (2017) về phiên bản ngắn của kiểm tra nghiện Internet cũng đã thu thập các thông tin nhân khẩu học để xác định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng. Trong các nghiên cứu của Korkeila và cộng sự (2010); Pawlikowski và cộng sự (2013); Widyanto và cộng sự (2011) đã cho thấy nam giới có tình trạng nghiện Internet cao hơn so với nữ. Bên cạnh đó, Ahmad và cộng sự (2009) cũng chỉ ra nam giới có trí tuệ cảm xúc cao hơn, đặc biệt là việc quản lý cảm xúc trong các mối quan hệ. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Pooja và Kumar (2016) lại chỉ ra nữ giới có điểm trung bình về trí tuệ cảm xúc cao hơn so với nam. Do vậy nhóm sử dụng các đặc điểm cá nhân của sinh viên như một yếu tố để kiểm soát sự tác động của các biến trong mô hình.

Khối ngành: Trong đề tài “Trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Thị Thu Mai (2013) đã so sánh mức độ trí tuệ cảm xúc giữa sinh viên các khoa Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh và Tâm lí – Giáo dục và cho kết quả mức độ trí tuệ cảm xúc của SV Khoa Tiếng Anh có điểm trung bình cao nhất. Xếp thứ hai là SV Khoa Tâm lí – Giáo dục, thứ ba là Khoa Ngữ văn và xếp cuối cùng là Khoa Vật Lí. SV Khoa Tiếng Anh cũng là nhóm chiếm tỷ lệ trí tuệ cảm xúc ở mức “rất cao” nhiều nhất trong tất cả các khoa.

Năm học: Tuổi và năm học đều thường nằm trong nhóm các yếu tố quyết định đến việc dự báo và đánh giá tình trạng nghiện Internet. Yen và cộng sự (2007) đã nghiên cứu tình trạng nghiện Internet ở học sinh trung học với biến kiểm soát nhân khẩu học trong đó có sự phân biệt giữa học sinh trung học năm nhất, năm hai và năm cuối. Ehsan và cộng sự (2019) cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi tác đến trí tuệ cảm xúc nhưng chưa phát hiện ra được mối liên hệ giữa hai nhân tố này. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở sinh viên của Trần Thị Thu Mai (2013) cũng chỉ ra điểm trung bình mức độ trí tuệ cảm xúc của SV năm 2 cao hơn so với điểm trung bình của SV năm 4.

Điều kiện sống hiện tại: Chất lượng cuộc sống cũng từ việc xác định được các nhu cầu giúp đỡ từ những người xung quanh cũng là một nhân tố kiểm soát sự khác biệt giữa các nhóm đến hành vi sử dụng Internet cũng được xác định trong nghiên cứu của Tran và cộng sự (2017). Do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa thêm việc xác định điều

kiện sinh sống hiện tại của sinh viên vào nhằm kiểm soát các biến trong mô hình để cho thấy sự khác biệt của nơi ở đối với biến. Những nơi ở chủ yếu gắn liền với sinh viên đó là (ở cùng bố mẹ, ở trọ, ở KTX và sống cùng với họ hàng).

Tình trạng việc làm: Đã có nghiên cứu chỉ ra tình trạng công việc có tác động đến hành vi sử dụng Internet, một trong những điều dự đoán về tình trạng nghiện Internet (Johansson và Götestam, 2004). Theo đó những người làm việc toàn thời gian có tần suất sử dụng Internet cao hơn. Đối với sinh viên, hầu hết các bạn đều trong thời gian đi học nên việc tác động của tình trạng việc làm lên nghiện Internet đối với sinh viên chủ yếu là các công việc part time.

Ngoài sự tác động của các nguyên nhân khách quan, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất sử dụng các câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm sử dụng Internet, tần suất sử dụng Internet, thời điểm và mục đích sử dụng Internet nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng cũng như xác định được ảnh hưởng của các cách tiếp cận Internet đối với hành vi sử dụng.

Tần suất sử dụng Internet: Đã có nghiên cứu chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa tần suất sử dụng mạng xã hội và các tiêu chí để đánh giá mức độ nghiện Internet (Müller và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, nghiên cứu của Johansson và Götestam (2004) lại chỉ ra mối tương quan tương đối thấp giữa tần suất sử dụng (trong tuần) và nghiện Internet, trái với quan niệm rằng tần suất sử dụng Internet thường xuyên sẽ gây ra nhiều rủi ro.

Kinh nghiệm sử dụng Internet: Trong nghiên cứu của Johansson và Götestam (2004) chỉ ra rằng đối với những người mới sử dụng Internet, các vấn đề liên quan đến tình trạng nghiện thường phát triển khá nhanh, những người không phụ thuộc vào Internet lại có kinh nghiệm sử dụng Internet lâu hơn so với những người phụ thuộc.

Mức độ gắn kết các mối quan hệ của sinh viên: Gunuc (2017) khi tìm hiểu về ảnh hưởng đồng trang lứa trong nghiện Internet và trò chơi kỹ thuật số ở thanh thiếu niên đã đề ra một số lý thuyết giải thích sự ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội. Lý thuyết học tập xã hội cho thấy các hành vi được phát triển thông qua hình mẫu là các thành viên gia đình, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông và các nguồn xã hội khác. Lý thuyết mạng xã hội tập trung vào sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong một hệ thống xã hội như trường học và các mối quan hệ. Theo đó, các cá nhân

sống trong một hệ thống xã hội tương tác với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau về hành vi, thái độ và các quyết định mà họ đưa ra. Trong thang đo môi trường gia đình Moos (FES; Moos, 1974), các yếu tố như sự gắn kết, biểu đạt cũng đã được sử dụng như một chỉ số nhận thức về hỗ trợ.

Dựa vào cơ sở lý luận và việc tìm hiểu các biến kiểm soát trên, nhóm nghiên cứu đưa ra các giả thuyết:

H1: Nhận thức về hỗ trợ xã hội có tác động ngược chiều đến nghiện Internet. H2: Nhận thức về hỗ trợ xã hội có tác động thuận chiều đến trí tuệ cảm xúc. H3: Trí tuệ cảm xúc có tác động ngược chiều đến nghiện Internet.

H4: Có sự khác biệt về nghiện Internet theo các đặc điểm cá nhân của sinh viên H5: Có sự khác biệt về nhận thức về hỗ trợ xã hội theo mức độ gắn kết các mối quan hệ của sinh viên

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

Nhóm đã thực hiện quy trình nghiên cứu được mô tả chi tiết trong Hình 3.1:

Một phần của tài liệu Tác động của nhận thức về hỗ trợ xã hội đến nghiện internet ở sinh viên vai trò của trí tuệ cảm xúc (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w