Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của nhận thức về hỗ trợ xã hội đến nghiện internet ở sinh viên vai trò của trí tuệ cảm xúc (Trang 52 - 54)

Cụ thể quy trình nghiên cứu được xây dựng thông qua các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cùng với đó là việc sử dụng Internet càng trở nên phổ biến. Xuất phát từ thực tế trong sinh viên, Internet gần như chi phối và tác động đến nhiều mặt trong đời sống sinh hoạt cũng như học tập. Đồng thời, nhu cầu tìm hiểu và phát triển về các kỹ năng cũng như khả năng của từng cá nhân để nhận ra ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu biết và chấp nhận những điều vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ trong xã hội. Do vậy, mục tiêu nhóm nghiên cứu đặt ra khi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu và đưa ra các phân tích về các tác động ảnh hưởng đến hành vi nghiện Internet của sinh viên hiện nay nhằm đưa ra giải thích rằng việc bị thu hút quá mức bởi môi trường Internet có do tác nhân ảnh hưởng của các mối quan hệ gia đình, bạn bè, hành vi xã hội và sự khác biệt của từng khả năng bản thân mỗi người hay không.

Bước 2: Tổng quan nghiên cứu

Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tìm kiếm, chọn lọc, thống kê và tổng hợp các bài báo, công trình nghiên cứu trước với các tài liệu trong và ngoài nước phù hợp. Tiếp đó, dựa trên cơ sở lý thuyết nhằm khái quát thành các khái niệm và thang đo có liên quan.

Bước 3: Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Từ việc thống kê, tổng hợp cơ sở lý luận từ các nghiên cứu đi trước, nhóm đã phát hiện được “khoảng trống trong nghiên cứu” để thiết kế mô hình nghiên cứu. Dựa vào đó đặt ra các giả thuyết kiểm định để phân tích các nhân tố.

Bước 4: Nghiên cứu định tính sơ bộ

Dựa trên việc nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết và kết quả dựa trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, nhóm đã tiến hành xây dựng thang đo sơ bộ và hoàn thiện mẫu phiếu khảo sát.

Bước 5: Nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo

Tiếp đến, nhóm nghiên cứu thực hiện lấy các ý kiến xây dựng bằng hình thức phỏng vấn sâu từ 10 đối tượng sinh viên đến từ các trường Đại học – người sẽ trực tiếp tham gia khảo sát bằng cách phát bảng hỏi khảo sát thử nhằm củng cố và hoàn thiện lại các tiêu chí đo lường chính thức của các biến sao cho phù hợp. Sau khi chỉnh sửa, bảng hỏi được gửi đến 20 sinh viên để khảo sát thử và được đánh giá là dễ hiểu, có tính hấp dẫn, mới lạ cũng như thu hút.

Bước 6: Thực hiện khảo sát chính thức

Sau khi đã đưa ra được những tiêu chí đo lường phù hợp, nhóm tiến hành thiết kế bảng hỏi, làm mẫu phiếu khảo sát và điều tra trên diện rộng bằng hình thức tiếp cận online đến các sinh viên của từng trường Đại học trên các kênh xã hội của trường (chi tiết sẽ được nêu trong phần mẫu nghiên cứu).

Bước 7: Xử lý dữ liệu và phân tích kết quả

Sau khi tiến hành thu thập các dữ liệu, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0 để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết. Thông qua đó, phân tích các biến trong mô hình và đưa ra các kết quả tương ứng dựa trên số liệu thu về. Bên cạnh đó, nhóm cũng tiến hành phỏng vấn 15 sinh viên nhằm hiểu sâu hơn về kết quả nghiên cứu, củng cố và hoàn thiện lý thuyết từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với từng đối tượng từ kết quả nghiên cứu.

Bước 8: Luận bàn về kết quả nghiên cứu

Tổng kết lại các mục tiêu đạt được, dựa trên các nghiên cứu trước để so sánh và thảo luận. Đưa ra một số khuyến nghị thích hợp thông qua kết quả. Qua đó cũng nêu lên hạn chế và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tác động của nhận thức về hỗ trợ xã hội đến nghiện internet ở sinh viên vai trò của trí tuệ cảm xúc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w