Phối liệu Nạp liệu Nạp liệu Nấu chảy Nấu chảy Rót thép và ra Rót thép và ra xỉxỉ

Một phần của tài liệu Đồ án lựa chọn vật liệu bánh xe ô tô (Trang 30 - 34)

Chuẩn bị lò và

đóng). Cung cấp nhiệt bổ sung bằng nhiệt hồ quang khi mở nắp lò để giúp ổn định nhiệt độ trong quá trình nấu luyện.

B3: Nấu chảy

Khi bắt đầu quá trình nấu chảy cần lưu ý sử dụng công suất điện thấp để phòng ngừa sự phá hủy tường lò và nắp lò do bức xạ nhiệt. Khi hồ quang bị bao che bởi sắt thép phế xung quanh thì có thể nâng công suất điện cho đến khi nấu chảy hoàn toàn. Các vòi phun oxy ngày nay cũng được sử dụng để cường hóa quá trình nấu luyện.

Ngoài điện, quá trình nấu chảy còn sử dụng nhiên liệu là khí thiên nhiên và dầu nhằm rút ngắn quá trình nấu luyện.

Oxi có thể được phun vào thép lỏng bằng những vòi phun đặc biệt ở dưới hoặc từ hông lò. Oxi trong luyện thép lò điện hồ quang được sử dụng ngày càng nhiều vì có thể tăng năng suất. Việc sử dụng oxi có thể từ bình oxi lỏng hoặc từ trạm sản xuất oxi Về luyện kim, oxi được dùng để khử cacbon của thép lỏng và khử các chất không mong muốn như P, Mn, Si, S. Hơn nữa, oxi còn phản ứng với cacbua hydro tạo nên các phản ứng tỏa nhiệt, hỗ trợ cường hóa.

Cần lưu ý việc thổi oxi có thể tăng khí và khỏi lò. Khí CO và CO2, hạt oxit sắt cực mịn và các sản phẩm khói khác có thể được tạo thành. Trong trường hợp cháy sau (post composting), hàm lượng CO là dưới (0.5 % thể tích Argon và các khí trơ khác có thể được phun vào trong thép lòng để khuấy đảo bể thép làm đồng đều thành phần hoá học và nhiệt độ của thép.

B4: Rót thép và ra xỉ

Khi thẻp lỏng đạt yêu cầu thì cần tháo xỉ trước khi rót thép vào thùng để đưa sang lò tinh luyện.

Lò được nghiêng về phía cửa tháo xỉ để xỉ chảy vào thùng xỉ. Sau đó thẻp lỏng được rót vào thùng chứa thép.

Hiện nay thường áp dụng công nghệ ra thép ở đáy lệch tâm ( Eccentric Bottom Tapping - EBT ) với lượng xỉ phủ trên bề mặt của thùng thép lỏng là ít nhất.

3.2. Quy trình công nghệ tinh luyện-LF.

Lò tinh luyện, trông giống như phiên bản nhỏ hơn của lò EAF, cũng có ba điện cực than chì kết nối với một biến áp hồ quang được sử dụng để làm nóng thép.

Thông thường, dưới cùng của lò tinh luyện có một đường ống dẫn mà qua đó khí argon được thổi để khuấy và đồng nhất thép lỏng trong lò. Bằng cách cho thuốc khử lưu huỳnh (như Ca, Mg, CaSi,CaC2) thông qua một cây thương, nồng độ lưu huỳnh trong thép có thể được giảm xuống còn 0,0002%. Các oxit sau được hấp thụ bởi xỉ được tạo ra trong quá trình tinh luyện. Ngoài ra, để điều chỉnh chính xác các thành phần hóa học của thép để sản xuất các mác thép khác nhau, các hợp kim cần thiết được thêm vào thép nóng chảy thông qua một phễu hợp kim được kết nối với lò tinh luyện.

Lò thùng tinh luyện LF có các chức năng chính như sau: Nung nóng thép lỏng và điều chỉnh nhiệt độ. Khử Oxy, S trong thép lỏng, loại bỏ các tạp chất phi kim loại và thay đổi tình trạng tạp chất. Điều chỉnh chính xác TPHH của thép lỏng… Bằng cách tinh luyện trong lò tinh luyện, chất lượng nước thép được nâng cao để máy đúc liên tục có thể cho các phôi không bị khuyết tật và đảm bảo có thể luyện các thép chất lượng cao theo yêu cầu sau này. Lò tinh luyện có thể hoạt động như 1 thiết bị đệm giữa lò điện và máy đúc liên tục để đảm bảo hoạt động đúc liên tục mẻ tiếp mẻ.

3.2.1. Thiết bị: LF (Ladle Furnace)

Tính năng:

- Điều kiện khử khí tốt

- Khả năng điều chỉnh chính xác nhiệt độ thép lỏng tốt - Thép lỏng tinh luyện có thành phần ổn định, đồng đều - Điều kiện hợp kim hóa ưu việt

- Có khả năng bổ xung chất tạo xỉ hoặc các chất khử S để tinh luyện thép yêu cầu S thấp và siêu thấp. Thiết bị: - Thùng thép (Ladle) - Mặt thoáng (Freeboard) - Xe vận chuyển thùng thép - Bộ phận nối - Nắp lò - Nước làm mát nắp lò

Hình 3.4: Thiết bị lò thùng LF

3.2.2 Quy trình công nghệ3.2.2.1. Thông số kĩ thuật 3.2.2.1. Thông số kĩ thuật

- Lò tinh luyện: Kiểu LF

- Dung tích danh định: 12 tấn/mẻ

- Dung tích bình quân: 12 tấn/mẻ

- Dung tích nước thép tối đa: 14 tấn/mẻ

- Thời gian tinh luyện bình quân: 40 phút

- Tốc độ gia tăng nhiệt độ thép lỏng : ≥ 30C/phút

- Đường kính điện cực: 250mm

- Tốc độ nâng hạ điện cực: 4/3 m/phút

- Nắp lò: làm mát bằng nước

- Xe goong vận hành kiểu cơ (điều khiển tần số)

- Tuổi thọ nắp lò/thùng lò: ≥ 5000 mẻ/ ≥50 mẻ

- Công suất máy biến áp: 3.200 MVA

- Điện sơ cấp: 6/0,28 – 0,12 Kv

Hình 3.5 : Sơ đồ công nghệ lò tinh luyện LF a, Công nghệ tạo xỉ

Lò tinh luyện dùng vôi, huỳnh thạch, silicarbon, gạch cao nhôm vụn để làm chất tạo xỉ. Việc tạo xỉ chia thành 2 bước:

Bước 1: Trong quá trình lò hồ quang điện ra thép lợi dụng điều kiện động lực học rất tốt khi ra thép nạp vào 1/3 lượng vôi, huỳnh thạch và chất tạo xỉ.

Bước 2: nạp của 2/3 lượng vôi tôi, huỳnh thạch, silicarbon, gach vào nhôm vụn tại vị trí gia nhiệt của lò LF

Một phần của tài liệu Đồ án lựa chọn vật liệu bánh xe ô tô (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w