- Hệ thống xử lý dữ liệu: Tín hiệu từ các đầu thu sẽ được chuyển đến một
b) Thiết bị đo giãn nở nhiệt: PC Y-
Máy đo hệ giãn nở nhiệt được sử dụng để phát hiện các đặc tính giãn nở nhiệt bởi nhiệt độ cao của vật liệu.
Thông số kỹ thuật:
- Nhiệt độ lò cao nhất: 1400 độ C
- Tốc độ gia nhiệt: 0-100 độ/phút điều chỉnh, điều khiển nhiệt độ chương trình máy tính
- Máy tính tự động tính toán hệ số giãn nở, hệ số giãn nở cơ thể, lượng giãn nở tuyến tính và độ giãn nở nhiệt nhanh
- Tự động tính hệ số bù và tự động bù, hoặc sửa thủ công (trực tuyến)
- Tự động ghi, lưu trữ, số in, nhiệt độ in - đường cong hệ số mở rộng. Khoảng cách nhiệt độ được đặt tự do với khoảng cách tối thiểu 1 độ C
- Phạm vi đo giá trị mở rộng 5mm
- Đo độ phân giải giá trị mở rộng 0,1-1 um, tự động sửa phạm vi`
- Thiết bị được trang bị giao diện máy tính đa năng. Tất cả các thao tác có thể kết nối với máy tính đa năng. Tất cả các thao tác kiểm tra được hoàn thiện bởi giao diện máy tính, dễ vận hành và cung cấp một bộ phần mềm đầy đủ.
Hình 4.12: Máy đo độ giãn nở nhiệt
c) Kết quả:
Hệ số giãn nở nhiệt sau khi đo của vật liệu là 11.5* 4.2.3 Kiểm tra tổ chức tế vi
4.2.3.1 Thiết bị: Hiển vi quang học (OM)
Kính hiển vi quang học là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát hình ảnh các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh. Kính hiển vi quang học là dạng kính hiển vi đơn giản, lâu đời nhất và cũng là phổ biến nhất. Các kính hiển vi quang học cũ thường phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt nhìn qua thị kính, nhưng các kính hiện đại hiện nay còn được gắn thêm các CCD camera hoặc các phim ảnh quang học để chụp ảnh.
Hình 4.12: Kính hiển vi quang học OM
Kính hiển vi quang học OM gồm:
1. Thị kính: Có thể từ một đến 2 thấu kính thủy tinh cho phép tạo ra ảnh cuối cùng của vật qua hệ quang học. Độ phóng đại của thị kính khá nhỏ, thường chỉ dưới 10x, và được lắp đặt trong một ống trụ, cho phép thay đổi dễ dàng.
2. Giá điều chỉnh vật kính.
3. Vật kính: là thấu kính quan trọng nhất của các hệ tạo ảnh nhờ thấu kính, là một (hoặc có thể là hệ nhiều thấu kính) có tiêu cự ngắn, cho phép phóng đại vật với độ phóng đại lớn. Nhờ có giá điều chỉnh, các vật kính khác nhau có thể xoay để thay đổi trị số phóng đại. Trên vật kính có thể ghi các trị số phóng đại 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x hay 100x. Trong một số vật kính đặc biệt, người ta có thể sử dụng dầu nhằm tăng độ phân giải của hệ thống.
4, 5. Giá vi chỉnh, cho phép điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh.
6. Giá đặt mẫu vật
7. Hệ thống đèn, gương... tạo ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật.
8. Hệ thống khẩu độ, và các thấu kính hội tụ để hội tụ và tạo ra chùm sáng song song chiếu qua mẫu vật.
9. Vi chỉnh cho phép dịch chuyển mẫu vật theo chiều ngang để quan sát các phần khác nhau theo ý muốn.
b) Nguyên lý hoạt động
Kính hiển vi quang học hoạt động hoàn toàn trên nguyên tắc khúc xạ ánh sáng qua hệ các thấu kính thủy tinh. Vật kính, là loại thấu kính có tiêu cự ngắn, là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại ảnh của mẫu vật. Ảnh tạo ra qua thấu kính này là ảnh thật, và ngược chiều so với vật mẫu ban đầu. Ảnh được quan sát ở thị kính chỉ được lật đúng chiều nhờ hệ thấu kính (hoặc lăng kính) trung gian đóng vai trò hệ lật ảnh. Tùy theo cách thức quan sát, ghi nhận ảnh mà ảnh được tạo ra ở thị kính có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo. Ảnh này sẽ là ảnh ảo khi hệ thị kính được thiết kế để quan sát trực tiếp bằng mắt thường, hoặc sẽ là ảnh thật khi hệ thị kính được ghép vào các thiết bị ghi nhận như phim quang học hoặc CCD camera.
4.2.3.2. Phương pháp phân tích
Hình 4.13: Sơ đồ các bước tiến hành