Phân tích môi trường vi mô

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH PR NÂNG CAO độ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 123 FARM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 32)

Quy mô ngành thực phẩm hữu cơ

- Thực phẩm an toàn là một khái niệm ra đời khá lâu ở các nước phương Tây từ những năm 40 của thế kỉ trước (Klonsky and Tourte, 1998). Theo đó, “thực phẩm an toàn có nguồn gốc từ các sản phẩm hữu cơ. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về thực phẩm an toàn nhưng vẫn chưa có một sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu về định nghĩa thực phẩm an toàn và thường được định nghĩa bởi các dấu hiệu, đặc tính về mặt sinh học, như: được sản xuất tự nhiên, sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, sản phẩm bền vững và sử dụng hữu hạn các chất hóa học nhân tạo.”

- Trên thực tế, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đã trở thành một xu hướng mới ở Việt Nam. Thậm chí, trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm hữu cơ đang tạo nên cơn sốt đối với một bộ phận người tiêu dùng. Theo báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý I/2018 do Nielsen thực hiện, 37% người tiêu dùng Việt nói rằng sức khỏe là mối bận tâm lớn nhất của họ. Bên cạnh đó, 4 trong 5 người tiêu dùng cho thấy họ quan tâm sâu sắc đến những tác động lâu dài mà các phụ chất nhân tạo có thể gây ra (80%) và mong muốn biết rõ chất cấu tạo nên thức ăn họ sử dụng hàng ngày (76%).

- Thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam được đánh giá và dự đoán là rất tiềm năng trong tương lai khi mọi nhu cầu của người tiêu dùng đều đang hướng về tiêu chí sức khỏe. Đó cũng là một trong những cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng về thực phẩm. Tuy nhiên, thị trường này cũng có rất nhiều rủi ro bởi các quy định về nuôi trồng các sản phẩm hữu cơ rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường vô cùng tiềm năng ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. ❖ Khách hàng

Nhóm khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp

- Ở thời điểm hiện tại, hình thức kinh doanh chủ yếu của 123 Farm vẫn là B2B. Vì vậy, nhóm khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp bán lẻ, các siêu thị, thương nhân tại chợ nông sản,...

Hình 12: Gian trưng bày sản phẩm tại các cửa hàng phân phối (Nguồn: Doanh nghiệp cung cấp)

ĐẠI HỌC HOA SEN 15

Nhóm khách hàng cá nhân

- Ngoài hình thức kinh doanh chủ yếu là B2B, 123 Farm vẫn có những điểm bán lẻ được đặt tại các điểm du lịch nhằm thu hút những khách hàng cá nhân ( chủ yếu là khách du lịch). Tuy nhiên, đứng trước các thương hiệu lớn và các sản phẩm thay thế, hình thức kinh doanh B2C này được đánh giá là kém hiệu quả hơn và chưa tiếp cận được nhiều khách hàng.

- Trong thời gian gần đây, với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, 123 Farm cũng đang nhanh chóng hòa nhập với việc tổ chức bán hàng trên các nền tảng Shopee, Tiki,... Đây hứa hẹn sẽ là một trong những cách thức để tiếp cận hiệu quả hơn với nhóm khách hàng cá nhân, đồng thời cũng gia tăng mức độ nhận diện của thương hiệu vẫn còn khá mới lạ đối với phần lớn người tiêu dùng.

Hình 13: Hình ảnh sản phẩm được bán tại Big C (Nguồn: Công ty cung cấp)

Hình 14: Sản phẩm được bán trên Shopee (Nguồn: Sinh viên tự thực hiện)

ĐẠI HỌC HOA SEN 16 ▪ Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ trực tiếp

- Ở thời điểm hiện tại, đánh giá về mặt chất lượng và định vị sản phẩm trên thị trường, đối thủ trực tiếp của 123 Farm là thương hiệu L’angfarm thuộc Công ty TNHH Quảng Thái. Đây là một trong những thương hiệu cung cấp những sản phẩm nông sản chế biến chất lượng ca với nguồn nguyên liệu trực tiếp từ Đà Lạt. Các sản phẩm nổi bật bao gồm: Trà Atiso, bánh mứt, cà phê, hạt, nước cốt,... Đăc biệt, sản phẩm Bưởi sấy dẻo được xem là các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu 123 Farm.

- Điểm mạnh: Đây là một thương hiệu lớn, lâu đời và có nhiều cửa hàng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Các sản phẩm của thương hiệu này cũng rất đa dạng, hình ảnh thương hiệu được xây dựng chỉnh chu và đã có độ nhận diện cũng như phủ sóng rất tốt trên thị trường.

- Điểm yếu: Hiện tại, so với mặt bằng chung các sản phẩm tương tự trên thị trường, thương hiệu L’angfarm gần như chưa có một điểm yếu nào đáng kể. Lợi thế cạnh tranh mà 123 Farm có thể tạo ra so với đối thủ chính là nguồn nguyên liệu được xuất xứ hữu cơ của mình.

Hình 16: Đối thử trực tiếp của công ty (Nguồn: Website của hai công ty) Hình 15: Sản phẩm được bán trên Tiki

ĐẠI HỌC HOA SEN 17 ▪ Đối thủ gián tiếp

- Ngoài đối thủ cạnh tranh trực tiếp là L’angfarm, công ty cũng xác định một số đối thủ gián tiếp, có cùng sản phẩm nhưng có sự khác biệt về giá cả cũng như định vị sản phẩm như sau

STT Thương hiệu Sản phẩm cạnh tranh Đánh giá

1

Ohla

Giá thành thấp hơn Hình ảnh thương hiệu được

xây dựng khá chỉnh chu Không có chứng chỉ

nguyên liệu hữu cơ

2

Bazanland

Giá thành cao hơn Đặc tính sản phẩm không

hoàn toàn giống Đã có mặt lâu trên thị

ĐẠI HỌC HOA SEN 18

Sản phẩm thay thế

- Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh với cùng loại sản phảm hoặc các sản phẩm tương tự, công ty 123 Farm cũng xác định một số sản phẩm thay thế bên ngoài thị trường có thể là những sản phẩm cạnh tranh của công ty bao gồm: các sản phẩm trái cây tươi tươi, các món ăn vặt khác như snack, bánh tráng trộn,...

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH PR NÂNG CAO độ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 123 FARM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)