Phương pháp chọn bò để cắt buồng trứng
Bò thí nghiệm được lựa chọn tại trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), có lý lịch rõ ràng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tương đối đồng đều, tiêm phòng
đầy đủ các bệnh truyền nhiễm và định kỳ tẩy ký sinh trùng. Bò được đưa về nuôi
tại trang trại của Học viện Edufarm (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội).
Các bò sau khi được lựa chọn đều được ghi chép đầy đủ thông tin, bấm số
tai theo mẫu từ SL01 đến SL05, được khám lâm sàng, đặc biệt khám cơ quan
sinh dục không dị dạng, không có nước tiểu đọng lại trong âm đạo, cơ quan sinh
dục phát triển bình thường và lý lịch bò được thể hiện tại bảng 3.2.
Để phục vụ quá trình thực hiện đề tài, các bò được xỏ mũi bằng vòng inox
và được chăm sóc tốt, chếđộchăm sóc hàng ngày như sau:
Chuẩn bị thức ăn hàng ngày: Thức ăn được chuẩn bị theo hai mùa, mùa
mưa (cỏ xanh: 35kg/con/ngày và cám hỗn hợp: 5kg/con/ngày) và mùa khô (cỏủ
chua: 15kg/con/ngày; cám hỗn hợp: 1,5 kg/con/ngày và bổ xung cỏ xanh nếu có).
Nước uống: Nước sạch uống tự do trong máng uống
Vận động: Mỗi ngày được cho ra bãi chăn thả 2-3h vào thời gian mát mẻ.
Làm quen: Hàng ngày, bò được tắm rửa sạch sẽ, tiếp xúc thường xuyên với bác sỹ thú y, sinh viên thực tập để thuận tiện cho công tác lấy máu phục vụ
nghiên cứu.
Vệ sinh chuồng trại: Phân và nước tiểu của bò được dọn 2 lần/ngày, toàn bộ
phân và nước tiểu được xử lý qua hệ thống biogas trước khi đưa xuống ao nuôi
cá.
Bảng 3.2. Lý lịch bò sử dụng cắt buồng trứng Số tai bò Giống Lứa đẻ Tình trạng sinh sản Điểm thể trạng Khối lượng SL - 01 F3 (75%HF) 3 Đã phối 2 lần, không có chửa BCS=2,5 500 kg SL - 02 F3 (75%HF) 1 Chưa động dục lại sau đẻ BCS=2,5 380 kg
SL - 03 F3 (75%HF) 1 Thiểu năng
buồng trứng. BCS=2,5 350 kg SL - 04 Lai Sind 3 Chưa chửa,
đã động dục 2 lần BCS=3,0 310 kg
SL - 05 Lai Sind 4 Chưa chửa, đã động
dục 2 lần sau đẻ BCS=3,0 520 kg
Phương pháp cắt buồng trứng bò thí nghiệm
Tạo pha thểvàng để cắt buồng trứng bò thí nghiệm
Gây động dục ở bò thí nghiệm bằng phương pháp Ovsynch, tính ngày động
dục là ngày 0, sau 11-14 ngày xác định sự hình thành của thể vàng bằng phương
pháp khám lâm sàng qua trực tràng. Tiến hành cắt bỏ buồng trứng trên những bò có thểvàng đểđảm bảo an toàn, không bị xuất huyết nội, do trong giai đoạn động
dục, cơ quan sinh dục hoạt động mạnh làm áp lực máu tăng mạnh đểđáp ứng nhu
cầu trao đổi chất, dẫn đến tăng nguy cơ nội xuất huyết khi thực hiện phẫu thuật
(Hình 3.3).
Chuẩn bị trước phẫu thuật
Cho bò vào gióng, sau đó treo cao mũi bò lên để hạn chế sự di chuyển, cố định bốn chân bò, cố định ngực, bụng bằng dây thừng to để bò không tiến lên
phía trước và lùi lại phía sau, bịt mắt bằng khăn rộng để đảm bảo phúc lợi động
vật, đuôi bò buộc lên phía trước để thuận tiện trong quá trình phẫu thuật.
Đeogăng tay sản khoa, bôi trơn bằng vaseline và tiến hành kích thích niêm
mạc trực tràng, loại bỏ phân ra hết khỏi trực tràng. Dùng nước và xà phòng rửa
sạch hậu môn và cơ quan sinh dục ngoài, sau đó lau khô và sát trùng bên ngoài
bằng cồn iod, tiến hành rửa âm đạo bằng dung dịch iod 2% qua ống rửa âm đạo.
Tay người mổ rửa bằng xà phòng kỹ sau đó sát trùng tay ba lần bằng cồn
trắng và ba lần bằng cồn iod.
Dùng vải gạc vô trùng quấn chặt đầu dao và cán dao mổ chỉđể hở một phần
nhỏ mũi dao tránh nguy hiểm cho tay người mổ và âm đạo bò trong quá trình
phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt buồng trứng bò
Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái mở mép âm môn, tay phải cầm dao và
cán dao đã được cuốn vải gạc vô trùng, cầm gọn trong lòng bàn tay, khi đưa tay
phải và dao mổvào trong âm đạo, tiến hành ngửa lòng bàn tay dùng mũi dao rạch
một đường dài khoảng 3-4cm phía trên âm đạo gần cổ tử cung (rạch một đường
âm đạo theo chiều dọc dài khoảng 2cm).
Sau đó bỏ dao mổ ra ngoài, dùng panh (panh kẹp) đưa vào âm đạo để kẹp làm thủng tương mạc tử cung, rút panh ra ngoài và đưa tay phải vào, chụm năm
ngón tay lại đưa vào vết mổ, xé rộng vết mổ, đưa tay qua vết rạch âm đạo vào xoang chậu để tìm buồng trứng, kéo buồng trứng vào trong âm đạo, lúc này tay
trái người phẫu thuật đưa dụng cụ cắt buồng trứng (hình 3.4) vào trong âm đạo.
Dùng tay phải đưa buồng trứng vào thòng lọng xích của dụng cụ cắt chuyên dụng và ra hiệu cho người phụ mổ bắt đầu xiết bằng cách kéo ở bên ngoài. Người phụ
mổ thắt buồng trứng một cách từ từ đề vừa cắt vừa cầm máu, khi buồng trứng bị đứt và rơi vào lòng bàn tay phải người mổ chính. Sau khi cắt xong, người phụ mổ
tiến hành rút dụng cụ ra và tay phải người mổ chính đưa buồng trứng ra bên ngoài. Tiến hành cắt buồng trứng còn lại theo phương pháp tương tự. Sau khi cắt bỏ hai buồng trứng bên phải và bên trái, dùng bông cồn tẩm iod sát trùng vết mổ
trong âm đạo. Dùng kháng sinh 3 ngày liên tục phòng nhiễm trùng kế phát. Bảo quản mẫu buồng trứng trong dung dịch formol, dán nhãn ghi rõ thông tin.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Tiêm vitamin K (8 ml/con), amoxicillin 15% (0,1 ml/kg thể trọng) sau khi cắt buồng trứng, cho bò nghỉ ngơi chỗ yên tĩnh, sạch sẽ, không cho vận động
mạnh, chăm sóc ăn uống đầy đủ ngày 3 lần.
Phương pháp lấy mẫu máu
Buộc cao mũi bò vào gióng, chuẩn bị sẵn
xi lanh 5ml gắn kim 18G. Tay trái cầm đuôi bò
cách gốc khoảng 10cm dựng đuôi lên, tay phải dùng bông cồn sát trùng tại chính giữa đốt sống
thứ 2 và đốt thứ 3 của đuôi sau đó cầm xi lanh
rút cả xi lanh và kim ra khỏi bao kim, cắm vào vị trí lấy máu và chỉnh cho máu vào xi lanh, rút nhẹđể lấy khoảng 3-5 ml máu và bơm từ từ vào
Bảo quản lạnh trong hộp đá đựng mẫu, tránh ánh sáng và vận chuyển nhẹ nhàng về phòng thí nghiệm, ly tâm chắt huyết tương và bảo quản ở -200C
cho đến khi định lượng.
3.2.2.4. Phương pháp đặt và rút dụng cụ tẩm progesterone
Cố định bò vào gióng, cố định hai chân sau, cố định đuôi, vệ sinh sạch âm môn bằng cồn iod hoặc cồn 700. Lắp dụng cụ tẩm vào dụng cụđặt,
nhẹnhàng đưa vào âm đạo cho tới khi
chạm tới bên ngoài cổ tử cung (túi
cùng âm đạo), thả dụng cụ tẩm tại vị
trí này, để dây dụng cụ cong xuống
dưới và thò ra ngoài khoảng 3cm. Khi rút dụng cụ, cầm dây kéo ra nhẹ
nhàng.
Hình 3.6. Đặt dụng cụ ProB vào âm đạo bò
Phương pháp bố trí thí nghiệm so sánh hai loại dụng cụ ProB và CIDR
Thí nghiệm được phân thành ba nhóm, bao gồm hai nhóm thí nghiệm (ProB 1,3g; ProB 1,9g progesterone) và nhóm đối chứng thực hiện bằng dụng cụ CIDR (New Zealand) (hình 3.7).
Nhóm thí nghiệm 1: Thực hiện trên 03 bò bao gồm SL01, SL04 và bò SL05.
Sử dụng dụng cụ tẩm ProB được tẩm 1,9g progesterone đặt vào âm đạo bò. Thực
hiện lấy máu ngay trước khi đặt dụng cụ tẩm (ngày 0), sau đó từ ngày thứ nhất
đến ngày thứ bảy sẽ thực hiện lấy máu mỗi ngày một lần (7-9 giờ sáng). Dụng cụ
tẩm được rút ra sau khi lấy máu ở ngày thứ bảy. Lần lấy máu cuối cùng được
thực hiện sau khi rút dụng cụ tẩm 24 giờ.
Nhóm thí nghiệm 2: Đặt dụng cụ ProB tẩm 1,3g progesterone vào âm đạo
bò SL01, SL04, SL05, sau đó bò được nghỉ hai tuần và tiến hành lặp lại lần hai
Hình 3.7. Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá sự thải trừ progesterone của dụng cụ ProB và dụng cụ CIDR
Nhóm đối chứng: Thực hiện lặp lại hai lần trên bò SL02 (lần thử nghiệm thứ hai thực hiện sau hai tuần kể từ thời điểm kết thúc của lần thí nghiệm thứ 1). Sử dụng dụng cụ CIDR (Controlled internal drug release, New Zealand, tẩm 1,38g progesterone), tiến hành lấy máu như ở nhóm 1.
Mẫu máu của ba nhóm được ly tâm, chắt huyết tương, bảo quản ở -200C và
gửi đến phòng thí nghiệm Medlatec để định lượng nồng độ progesterone trong
máu.
Thí nghiệm được thực hiện trên 05 bò thí nghiệm (SL01, SL02, SL03, SL04 và SL05) và được chia thành 02 đợt:
Đợt 1: Lấy mẫu máu vào các buổi sáng (7 - 9 giờ sáng) mỗi ngày một lần, trong 7 ngày (không đặt dụng cụ tẩm);
Đợt 2: Đặt mẫu dụng cụ tẩm ProB vào âm đạo bò trong 7 ngày, mỗi ngày
lấy máu một lần cũng vào thời điểm từ 7 - 9 giờ sáng. Đợt 2 được thực hiện cách
sau đợt 1 một tuần.
Toàn bộ mẫu máu của 02 đợt được ghi đầy đủ thông tin, mẫu máu được ly tâm chắt huyết tương và gửi về phòng thí nghiệm trong ngày, bảo quản mẫu trong tủ với nhiệt độ -20oC cho đến khi định lượng cortisol.
Thí nghiệm định lượng cortisol được mô tảở hình 3.8.
Hình 3.8. Phương pháp thiết kế thí nghiệm định lượng cortisol khi đặt dụng cụ ProB
Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá tính kích ứng của dụng cụ ProB
Tiến hành thí nghiệm đặt 50 mẫu dụng cụ ProB (lô thí nghiệm) và 50 mẫu dụng cụ CIDR (lô đối chứng) vào âm đạo bò trong 7 ngày. Sau 7 ngày, rút dụng cụ tẩm ở cả hai lô và đánh giá mức độ kích ứng của dụng cụ tẩm lên niêm mạc
âm đạo bằng cách quan sát dịch, mủ và máu bám trên thân và hai cánh dụng cụ
Bảng 3.3. Đánh giá kích ứng của dụng cụ tẩm progesterone
Mức độ Biểu hiện
Điểm 0
(bình
thường)
- Dịch nhày trong, không có vẩn lạ bám ở thân hoặc cánh của dụng cụ tẩm.
- Đường sinh dục của bò bình thường (không có dịch viêm, niêm mạc màu hồng nhạt).
Điểm 1
(kích ứng nhẹ)
- Dịch nhày trong, có vẩn lạ bám ở thân và một cánh của dụng cụ tẩm hoặc có trên cả hai cánh của dụng cụ tẩm.
- Đường sinh dục của bò bình thường (không có dịch viêm, niêm mạc màu hồng nhạt).
Điểm 2
(viêm nhẹ)
- Dịch màu trắng đục, có vẩn bám ở cả thân và hai cánh của dụng cụ tẩm.
- Đường sinh dục của bò có hiện tượng viêm nhẹ.
Điểm 3
(viêm nặng)
- Dịch viêm có lẫn máu bám ở bất kỳ vị trí nào của dụng cụ
tẩm.
- Đường sinh dục của bò vị viêm có dịch viêm chảy ra đôi khi
lẫn máu.