Nguồn: Palomares & cs. (2015)
Công thức Resynch
Resynch hay còn gọi là gây động dục lại cho phép rút ngắn thời gian giữa lần thụ tinh thất bại cho đến lần thụ tinh lại tiếp theo. Hiện nay, đã có nhiều phác
đồ nghiên cứu và TAI cũng là một trong những chiến lược kết hợp ở các phác đồ
này nhằm khắc phục được những nhược điểm của phát hiện động dục thông
thường. Bên cạnh việc thụ tinh sớm nhất có thểsau khi sinh và tăng tỷ lệ thụ thai
lần đầu cao. Thụ tinh lại cho bò không mang thai là một trong những khía cạnh
quan trọng quyết định sự thành công trong sinh sản của bò. Các phương pháp
Resynch mô tả các can thiệp nội tiết trong kỳtrước động dục và kỳyên tĩnh, sau
khi thụ tinh nhân tạo không thành công. Hầu hết tất cảcác chương trình Resynch đều dựa trên việc tiêm PGF2alpha và GnRH vào một thời điểm với liều lượng thích hợp.
Do việc gây động dục lại trên bò sẽ kém hiệu quả nếu thời điểm tiêm GnRH
lần đầu hoặc PGF2alpha không có thể vàng trong phác đồ Resynch. Vì vậy, các
phác đồ điều trị thường phải xem xét theo giai đoạn chu kỳ động dục của bò để
đoạn yên tĩnh của chu kỳđộng dục, tác giảđã sử dụng Resynch trên 156 bò hoặc công thức “Modified Quicksynch” trên 142 bò (PGF2alpha, ngày 0; estradiol
cypionate (ECP), ngày 1; AI khi bò động dục (AIDE), ngày 2; và Ovsynch ngày
4 nếu bò không động dục). Đối với bò đang ở giai đoạn sau động dục sẽ áp dụng
Resynch (n=68), Heatsynch (GnRH, ngày 0; PGF2alpha, ngày 7; ECP, ngày 8; AIDE, ngày 9; hoặc TAI, ngày 10; n=62), hoặc GnRH + Resynch (GnRH, ngày 0; Resynch, ngày 8; n=64). Trên đàn bò ở giai đoạn yên tĩnh, tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo vào ngày 55 không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Nhưng ởđàn
bò điều trị tại giai đoạn sau động dục cho kết quả tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân
tạo cao hơn ởnhóm GnRH + Resynch. Đối với bò mắc bệnh u nang buồng trứng
(n=97) cho tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo của nhóm Resynch + GnRH (27%)
cao hơn so với nhóm sử dụng Resynch (19%). Vì vậy, việc thiết kế công thức
gây động dục lại trên bò dựa theo tình trạng sinh sản, giai đoạn chu kỳđộng dục
của bò sẽ giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh.
* Resynch sau khi xác định tình trạng buồng trứng
Herudzińska & cs. (2018) đã thử nghiệm chương trình Resynch ngắn (SR)
và Resynch dài (LR) dựa theo có thể vàng và không có thể vàng. Bò cái ở nhóm
thứ nhất được tiêm cloprostenol (CLO) và thụ tinh khi các biểu hiện động dục
xuất hiện sau 80h (CLO-80). Ở nhóm bò thứ hai được thụ tinh theo kích thước của các nang Graafian lúc 16-23h (PG-16) hoặc 24-36h (PG-24) sau khi tiêm GnRH. Tỷ lệ mang thai cao nhất ở nhóm (CLO-80) và PG-16. Tỷ lệ mang thai cao nhất ở bò không có thể vàng (do đặt progesterone, tiêm 500μg cloprostenol
và 105μg buserelin 48 giờ sau đó). Hai nhóm bò không mang thai tiếp tục được
gây động dục lại bằng ứng dụng công thức Resynch 32h (SR). Bò có thể vàng
lớn (D>15mm) và nang Graafian với (D>10 mm) sẽ được tiêm PG. PG được tiêm nhắc lại sau 24h và tiêm GnRH vào 32h sau đó. Thực hiện thụ tinh nhân tạo trong khoảng từ 16 đến 18h sau khi tiêm GnRH. Chương trình SR áp dụng cho bò cái mang thai với sự có mặt của thểvàng đã rút ngắn thời gian mang thai tiếp theo do giảm khoảng thời gian giữa các lần phối tinh, trong khi ở bò cái không mang thai, không có thể vàng thì tỷ lệ chửa trên mỗi lần thụtinh cao hơn (Wijma
2.5. CÁC LOẠI DỤNG CỤ TẨM PROGESTERONE TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VIỆT NAM
Việc bổ sung progeseterone đã được ứng dụng để gây động dục trên bò từ
những năm 1970 với các công thức dược lý và đường đưa thuốc khác nhau gồm
đường tiêu hoá, tiêm bắp và cấy dưới da. Hiện nay, phương pháp đặt dụng cụ tẩm progesterone vào âm đạo bò được sử dụng phổ biến hơn, những ưu điểm về thao tác thực hiện dễ dàng, khảnăng kiểm soát mức độ thải trừ progeseterone tốt hơn
và đã được công nhận trong điều trị bò không rụng trứng và giảm số lượng bò
sinh sản hoặc bò tơ có biểu hiện động dục sớm trong các phác đồ kết hợp thụ tinh nhân tạo cố định thời gian, giúp cải thiện khảnăng sinh sản trên cả bò có chu kỳ
hoặc không có chu kỳđã thúc đẩy các nghiên cứu về phát triển loại thiết bị này
để tối ưu hóa chất lượng.
Cho đến nay, trên thế giới đã có 11 loại dụng cụ tẩm progesterone được sản
xuất với kiểu dáng và nồng độ tẩm progesterone khác nhau. Việt Nam là nước
tiếp theo đã sản xuất thành công dụng cụ tẩm này (dụng cụ ProB).
2.5.1. Dụng cụ tẩm progesterone do nước ngoài sản xuất
Dụng cụ PRID (Progesterone Releasing Intravaginal Device)
Dụng cụ PRID được sản xuất và phân phối bởi công ty Ceva Santé Animale-Pháp. PRID có 2 loại gồm dạng xoắn (PRID) và dạng tam giác (PRID Delta). Trong đó, dạng xoắn là hình ống lõi bằng thép bọc silicone tẩm 1,55g progesterone, phía đầu có thiết kế khe cài thuốc đểcài viên đặt estrogen.