Hiện nay, việc ứng dụng các liệu pháp hormone trong kiểm soát sinh sản
đàn bò đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và không ngừng cải tiến
để phù hợp với điều kiện và mục đích chăn nuôi. Một số liệu pháp hormone được
ứng dụng phổ biến như sau:
Công thức Ovsynch
Sự phát triển ban đầu của chương trình ovsynch hay còn gọi là gây rụng trứng và cố định thời gian phối giống (TAI) được mô tả vào năm 1995. Công
thức này bắt đầu với GnRH (ngày 0) và tiêm PGF2alpha vào ngày thứ 7, tiêm nhắc lại GnRH 48h hoặc từ 30-36h sau đó. Khoảng thời gian thụ tinh cũng đã
giảm đáng kể trong các chương trình TAI nhưng tỷ lệ mang thai không có sự
khác nhau. Lợi thế của việc tiêm GnRH thứ hai là gây rụng trứng, hạn chế sự duy trì nang trội quá lâu sẽảnh hưởng đến hiệu quả thụ tinh.
Để giảm thời gian duy trì nang trứng trội, chiến lược sử dụng Ovsynch rút ngắn thời gian đã được phát triển. Khoảng thời gian giữa điều trị GnRH và PGF2alph giảm từ 7 xuống 5 ngày cùng với sựgia tăng thời kỳtrước động dục từ
48 lên 56 giờ (thời gian điều trị GnRH lần thứ hai) cho đến 72 giờ đã cải thiện
khảnăng sinh sản ở bò thịt (Bridges & cs., 2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu bổ
sung là cần thiết để xác định thời gian lý tưởng của động dục, thời gian thụ tinh và số lần xử lý PGF2alpha có thể khác nhau giữa hai phương pháp.
Một số phương pháp khác của Ovsynch đã được thay đổi, tập trung vào sự
phát triển nang trứng trong giai đoạn cuối khi bổ sung thêm eCG hoặc FSH. Ở bò
dục hoặc bò có điểm thể trạng thấp (Souza & cs., 2009; Ayres & cs., 2010; Pulley & cs., 2013). Điều trị với eCG được chứng minh có hiệu quả hơn là điều trị FSH ở bò thịt Nelore không động dục (SaFilho & cs., 2009; Sales & cs., 2011). Nghiên cứu của Vasconcelos & cs. (1999) đã cho thấy có sựđáp ứng khác nhau khi nhận GnRH lần đầu bởi các bò đang ở các giai đoạn ngẫu nhiên trong chu kỳđộng dục. Nếu GnRH điều trị vào ngày 5 đến ngày 9 của chu kỳ sẽ gây rụng trứng ở hầu hết các bò. Nghiên cứu khác cũng quan sát thấy bò sữa được
điều trị bằng Ovsynch vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 9 có khả năng sinh sản cao
hơn so với ứng dụng vào những ngày khác của chu kỳ (Keith & cs., 2005).
Colazo & Ambrose (2015) đã đánh giá công thức Ovsynch+PRID 5 ngày
so với 7 ngày trên 500 bò sữa. Kết quả cho thấy, công thức Ovsynch+PRID 5
ngày, bò có ít đáp ứng với PGF2alpha hơn nhưng tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân
tạo không có sự khác biệt với nhóm 7 ngày.
Công thức Pre-synch
Công thức Presynch hay còn gọi là chương trình đồng bộ hóa chu kỳtrước,
thường sử dụng hai lần PGF2alpha. Nghiên cứu với mục đích đánh giá liệu bò có
hay không có đáp ứng với công thức Presynch, cụ thể tiêm PGF2alpha hai mũi
cách nhau 14 ngày, sau 12 ngày tiếp theo sẽ bắt đầu sử dụng công thức Ovsynch. Một chuỗi các nghiên cứu khác đã báo cáo rằng chiến lược Presynch sử
dụng hai lần PGF2alpha từ 10 đến 14 ngày trước khi Ovsynch đã cải thiện tỷ lệ
thụ tinh khi so với chỉ sử dụng Ovsynch. Tiêm mũi đơn PGF2alpha trước Ovsynch 12 ngày và thụ tinh lần đầu không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu tiêm PGF2alpha vào ngày thứ12 trước khi Resynch (PGF2alpha vào ngày 34 sau lần
thụ tinh đầu tiên, Ovsynh thực hiện lại sau đó 12 ngày) không làm tăng tỷ lệ thụ
tinh (Silva & cs., 2007). Khoảng thời gian ngắn hơn từ lần điều trị PGF2alpha thứ hai của Presynch đã cải thiện khả năng sinh sản so với khoảng thời gian dài
hơn (11 ngày đạt 36,4% so với 14 ngày đạt 30,2%) (Galvao & cs., 2007). Một
trong những cách phổ biến nhất của Presynch-Ovsynch là kết hợp phát hiện động dục sau lần xử lý PGF2alpha thứ hai và sau đó đưa tất cả bò không được phát
hiện động dục trong thời kỳ Presynch đã làm giảm khả năng sinh sản đối với Ovsynch/AI theo thời gian.
Công thức Heatsynch
Công thức Heatsynch hay còn gọi là công thức gây động dục chủ động
được phát triển bằng cách sử dụng estradiol thay thế cho hormone gonadotropin (GnRH) lần đầu trong công thức Ovsynch. Việc tiêm estradiol có thể gây ra sự
gia tăng LH, kích thích rụng trứng và hình thành thể vàng cũng như biểu hiện
động dục giữa việc tiêm PGF2alpha và thời điểm TAI. Mielke & cs. (2016) đã
đánh giá hiệu quả giữa việc tiêm GnRH (167 bò) so với estradiol (158 bò) trong
công thức Heatsynch, kết hợp đặt dụng cụ CIDR trong 7 ngày. Thụ tinh nhân tạo
được thực hiện sau khi phát hiện động dục 12h, kết quả cho thấy sử dụng GnRH hoặc estradiol ở lần đầu tiên trong công thức không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai.
Ahmadi & cs. (2016) cũng đã đánh giá thời gian tiêm estradiol không ảnh hưởng
đến tỷ lệ thụ thai khi bò ở các lứa đẻ khác nhau, nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiêm estradiol 24 giờ sau khi tiêm prostaglandin ở bò kết hợp với CIDR
trường hợp có hoặc không có thể vàng trên buồng trứng cho tỷ lệ có chửa cao
hơn ở lứa hai. Trong khi tiêm estradiol 48h sau khi dùng prostaglandin có thể cải
thiện tỷ lệ mang thai ở bò cái đẻ lứa đầu.
Công thức Cosynch
Công thức Cosynch hay còn gọi là đồng bộ hóa rụng trứng dựa vào thúc
đẩy phát triển một sóng nang mới thông qua bổ sung GnRH trước khi gây thoái hóa thể vàng bằng PGF2alpha, nang trứng trưởng thành mới nổi buộc rụng trứng
bởi tác động của việc tiêm nhắc lại GnRH lần hai, bò thụ tinh được thực hiện
cùng thời điểm tiêm GnRH lần hai.
Hiệu quả công thức Cosynch được đánh giá ở nhiều nghiên cứu khác
nhau. Orkun & cs. (2006) đã thực hiện công thức Cosynch bằng việc tiêm nhắc
lại GnRH lần hai sau PGF2alpha 2 ngày đã cho tỷ lệ có chửa ở bò đẻ nhiều lứa (bò rạ) và bò tơ đạt 41% và 51%. DeJarnette & cs. (2003) cũng đã thực hiện công
thức tương tự ngoại trừ tiêm GnRH lần hai vào 72 giờ sau mũi PGF2alpha và đạt
quan đến sự xuất hiện thể vàng và nang trứng trưởng thành hoặc nồng độ
progesterone lúc bắt đầu và trong suốt quá trình thực hiện công thức.
Công thức Cosynh cũng đã được thay đổi trong một số nghiên cứu trước
đây bằng cách giảm sốngày điều trị với mục đích rút ngắn thời gian nang trứng
trưởng thành và kéo dài thời gian giai đoạn trước động dục. Bridges & cs.
(2008) đã đề xuất giảm khoảng thời gian giữa tiêm GnRH lần đầu và
PGF2alpha từ 7 ngày xuống còn 5 ngày trong công thức Cosynch+CIDR trên
đàn bò thịt và thực hiện TAI vào thời điểm 72h sau rút dụng cụ tẩm đã cho tỷ lệ
có chửa trên mỗi lần thụ tinh cao hơn so với nhóm Cosynch 7 ngày kết hợp dùng CIDR và TAI vào 60h sau rút dụng cụ tẩm. Việc hai lần tiêm PGF2alpha cách nhau từ 6 đến 24h là cần thiết để thể vàng thoái hóa hoàn toàn trong công thức Cosynch + CIDR. Cùng với thí nghiệm trên, Santos & cs. (2010) thực hiện trên 933 bò sữa, kết quả cho thấy tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo cao hơn
trong nhóm Cosynch 5 ngày (38%) so với nhóm 7 ngày (31%).
Rabaglino & cs. (2010) cũng đã đánh giá hiệu quả của công thức Cosynch
+ CIDR với một hoặc hai lần tiêm PGF2alpha trên bò sữa, kết quả tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo ở hai nhóm này lần lượt đạt 53% và 59%. Như vậy, chỉ cần tiêm 1 lần PGF2alpha là đủ điều kiện để gây thoái hóa thể vàng trong công thức Cosynch + CIDR 5 ngày.
Hình 2.11. Công thức Cosynch 5 ngày trên bò sữa
Nguồn: Bridges & cs. (2008)
Colazo & Ambrose (2011) đã xác định không cần thiết tiêm GnRH lần đầu
trong công thức Cosynch 5 ngày + PRID khi tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo
dụng tinh giới tính trong công thức trên có phù hợp hay không, các bò tơ được phân thành hai nhóm với nhóm 1 được tiêm hai mũi PGF2alpha cách nhau 14 ngày và thụ tinh 12h sau khi phát hiện động dục, nhóm hai sử dụng công thức Cosynch + PRID kết hợp TAI 72h sau rút dụng cụ tẩm progesteone. Bò cái tơ được thụ tinh bằng tinh thông thường hoặc tinh giới tính từhai bò đực giống. Kết quả cho thấy tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo ở nhóm thứ nhất cao hơn 10% so
với nhóm thứ hai. Tuy nhiên, thụ tinh nhân tạo cốđịnh thời gian trên bò tơ có tỷ
lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo đạt 59% và 69% khi sử dụng tinh giới tính hoặc
tinh thông thường.
Các công thức Cosynch gần đây tiếp tục được rút xuống 1 ngày, Roberto & cs. (2015) đã kiểm tra tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo khi so sánh công thức
Cosynch 4 ngày + CIDR và Cosynch 5 ngày + CIDR trên 120 bò HF tơ, GnRH
lần hai thực hiện sau khi rút dụng cụ tẩm progesterone 72h và khám thai vào ngày thứ 32 sau TAI. Tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo không có sự khác biệt giữa hai nhóm với tỷ lệ lần lượt đạt 55% và 63,3%. Nồng độprogesterone khi đặt dụng cụ CIDR hoặc nồng độ estrogen lúc TAI không ảnh hưởng đến tỷ lệ có
chửa nhưng nồng độ estrogen ở nhóm Cosynch 4 ngày + CIDR cao hơn
(P<0,01).
Hình 2.12. Công thức Cosynch 5 ngày trên bò tơ
Nguồn: Colazo & Ambrose (2011)
Heidi & cs. (2019) cũng đã kiểm tra động thái phát triển nang trứng cùng
hormone progesterone và estrogen trong công thức Cosynch + CIDR 4 ngày trên
đàn bò tơ và so sánh với điều trị 5 ngày. Tác giả đã cho thấy nhóm 4 ngày có
nang trứng với đường kính nhỏhơn khi kiểm tra vào các thời điểm 0; 30; 36; 42 và 48h sau khi rút dụng cụ tẩm, khoảng thời gian từ khi rút dụng cụ tẩm cho đến
rụng trứng dài hơn, nồng độ estrogen cao hơn lúc TAI và nồng độ đạt đỉnh LH
thấp hơn so với nhóm điều trị 5 ngày.
Hình 2.13. Công thức Cosynch + CIDR 4 ngày và 5 ngày
Nguồn: Palomares & cs. (2015)
Công thức Resynch
Resynch hay còn gọi là gây động dục lại cho phép rút ngắn thời gian giữa lần thụ tinh thất bại cho đến lần thụ tinh lại tiếp theo. Hiện nay, đã có nhiều phác
đồ nghiên cứu và TAI cũng là một trong những chiến lược kết hợp ở các phác đồ
này nhằm khắc phục được những nhược điểm của phát hiện động dục thông
thường. Bên cạnh việc thụ tinh sớm nhất có thểsau khi sinh và tăng tỷ lệ thụ thai
lần đầu cao. Thụ tinh lại cho bò không mang thai là một trong những khía cạnh
quan trọng quyết định sự thành công trong sinh sản của bò. Các phương pháp
Resynch mô tả các can thiệp nội tiết trong kỳtrước động dục và kỳyên tĩnh, sau
khi thụ tinh nhân tạo không thành công. Hầu hết tất cảcác chương trình Resynch đều dựa trên việc tiêm PGF2alpha và GnRH vào một thời điểm với liều lượng thích hợp.
Do việc gây động dục lại trên bò sẽ kém hiệu quả nếu thời điểm tiêm GnRH
lần đầu hoặc PGF2alpha không có thể vàng trong phác đồ Resynch. Vì vậy, các
phác đồ điều trị thường phải xem xét theo giai đoạn chu kỳ động dục của bò để
đoạn yên tĩnh của chu kỳđộng dục, tác giảđã sử dụng Resynch trên 156 bò hoặc công thức “Modified Quicksynch” trên 142 bò (PGF2alpha, ngày 0; estradiol
cypionate (ECP), ngày 1; AI khi bò động dục (AIDE), ngày 2; và Ovsynch ngày
4 nếu bò không động dục). Đối với bò đang ở giai đoạn sau động dục sẽ áp dụng
Resynch (n=68), Heatsynch (GnRH, ngày 0; PGF2alpha, ngày 7; ECP, ngày 8; AIDE, ngày 9; hoặc TAI, ngày 10; n=62), hoặc GnRH + Resynch (GnRH, ngày 0; Resynch, ngày 8; n=64). Trên đàn bò ở giai đoạn yên tĩnh, tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo vào ngày 55 không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Nhưng ởđàn
bò điều trị tại giai đoạn sau động dục cho kết quả tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân
tạo cao hơn ởnhóm GnRH + Resynch. Đối với bò mắc bệnh u nang buồng trứng
(n=97) cho tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân tạo của nhóm Resynch + GnRH (27%)
cao hơn so với nhóm sử dụng Resynch (19%). Vì vậy, việc thiết kế công thức
gây động dục lại trên bò dựa theo tình trạng sinh sản, giai đoạn chu kỳđộng dục
của bò sẽ giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh.
* Resynch sau khi xác định tình trạng buồng trứng
Herudzińska & cs. (2018) đã thử nghiệm chương trình Resynch ngắn (SR)
và Resynch dài (LR) dựa theo có thể vàng và không có thể vàng. Bò cái ở nhóm
thứ nhất được tiêm cloprostenol (CLO) và thụ tinh khi các biểu hiện động dục
xuất hiện sau 80h (CLO-80). Ở nhóm bò thứ hai được thụ tinh theo kích thước của các nang Graafian lúc 16-23h (PG-16) hoặc 24-36h (PG-24) sau khi tiêm GnRH. Tỷ lệ mang thai cao nhất ở nhóm (CLO-80) và PG-16. Tỷ lệ mang thai cao nhất ở bò không có thể vàng (do đặt progesterone, tiêm 500μg cloprostenol
và 105μg buserelin 48 giờ sau đó). Hai nhóm bò không mang thai tiếp tục được
gây động dục lại bằng ứng dụng công thức Resynch 32h (SR). Bò có thể vàng
lớn (D>15mm) và nang Graafian với (D>10 mm) sẽ được tiêm PG. PG được tiêm nhắc lại sau 24h và tiêm GnRH vào 32h sau đó. Thực hiện thụ tinh nhân tạo trong khoảng từ 16 đến 18h sau khi tiêm GnRH. Chương trình SR áp dụng cho bò cái mang thai với sự có mặt của thểvàng đã rút ngắn thời gian mang thai tiếp theo do giảm khoảng thời gian giữa các lần phối tinh, trong khi ở bò cái không mang thai, không có thể vàng thì tỷ lệ chửa trên mỗi lần thụtinh cao hơn (Wijma
2.5. CÁC LOẠI DỤNG CỤ TẨM PROGESTERONE TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM