Kết quả nghiên cứu đánh giá thời gian động dục trở lại ở bò sữa sau điều trị

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng bò sữa và thử nghiệm dụng cụ tẩm progesterone của Việt Nam sản xuất trong điều trị (Trang 115 - 118)

điều trị bằng dụng cụ ProB và CIDR

Tại các trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, việc xác định thời điểm động

dục để thụ tinh nhân tạo thường bị bỏ lỡ do một số đặc tính động dục của bò

(động dục ngầm, động dục vào ban đêm, biểu hiện động dục diễn ra nhanh và không rõ ràng). Do đó, sau khi kết thúc phác đồđiều trị, chúng tôi tiến hành theo

dõi động dục, ghi chép và phân tích số liệu thu được để xác định thời điểm mà bò

có tỷ lệ động dục cao nhất. Mục đích của nghiên cứu nhằm đưa ra các kiến nghị

giúp tăng hiệu quả phát hiện động dục cho người chăn nuôi khi sử dụng dụng cụ

ProB.

Trong tổng số 202 bò chậm động dục được điều trị và xuất hiện động dục ở

hai địa điểm nghiên cứu là Ba Vì và Mộc Châu, chúng tôi thu được kết quả ở

hình 4.22.

Hình 4.22. Tỷ lệđộng dục theo thời gian sau khi kết thúc phác đồ điều trị trên bò chậm động dục

Chú thích: Giá trị P ởcác ngày động dục sau khi rút dụng cụ tẩm thể hiện sự so sánh giữa nhóm dụng cụ CIDR và nhóm ProB, Các ký hiệu trên đỉnh của cột thể hiện sự so sánh thống kê giữa giá trị tỷ lệ động dục với nhau, nếu các chữ cái hoặc số trên đỉnh cột giống nhau thì giá trị tỷ lệđộng là tương đương nhau với P>0,05.

Từ kết quả trên, nhận thấy tỷ lệ động dục giữa nhóm bò sử dụng dụng cụ

ProB và dụng cụ CIDR là tương đương nhau theo từng thời điểm động dục (P>0,05) và bò chủ yếu động dục vào ngày thứ hai sau khi kết thúc phác đồđiều

trị. Đối với nhóm bò sử dụng dụng cụ CIDR để điều trị, tỷ lệ động dục cao nhất

vào ngày thứ hai với 50,73% (35/69 bò), tiếp đến là ngày thứ ba và trên 4 ngày (23,19%, 18,84%), chỉ có 7,25% bò động dục ở ngày thứ nhất sau khi kết thúc

phác đồ điều trị. Kết quả tương tự ở nhóm bò sử dụng dụng cụProB để điều trị

với tỷ lệđộng dục lần lượt đạt cao nhất ở ngày thứ hai, tiếp đến là ngày thứ ba và

trên bốn ngày, thấp nhất ở ngày đầu. So sánh sự khác biệt về thời gian xuất hiện

động dục trong mỗi nhóm bò điều trị đều có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05), ngoại trừ nhóm bò động dục vào ngày thứ ba và trên bốn ngày sau điều trị

(P>0,05).

Kết quảthu được trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu

của Harpreet & cs. (2006), thấy rằng đối với nhóm bò đã sinh sản, tỷ lệ bò động dục cao nhất ở ngày thứ 2 (53,3%) sau rút dụng cụ CIDR. Thời gian biểu hiện

động dục sau khi rút dụng cụ tẩm progesterone trong nghiên cứu của Juan & Melvyn (2013) khi điều trị bằng phương pháp ovsynch kết hợp dụng cụ CIDR

đặt trong 7 và 9 ngày, lần lượt là 56,3±17,2 giờ và 59,4±17,9 giờ với P = 0,19.

Các trường hợp không thấy xuất hiện động dục đều có dấu hiệu bị viêm tử cung,

dịch chảy ra ngoài âm hộ chứa mủ hoặc máu.

Thời gian xuất hiện động dục liên quan nhiều đến quá trình điều tiết và chuyển hóa các hormone sinh sản trong cơ thể bò. Hàm lượng progesterone trong

máu cao được duy trì bởi việc đặt dụng cụ tẩm progesterone vào âm đạo trong

khoảng 7 ngày và đây được coi là tác nhân đủ lớn để kích thích những bò cái không theo chu kỳ quay trở về chu kỳđộng dục bình thường. Mức độ cần thiết của progesterone cơ bản trong máu thấp trong giai đoạn trước động dục (khoảng ngày thứ 9 đến ngày 10 kể từkhi đặt dụng cụ tẩm) là một yếu tố quan trọng thúc

nhưng có 8 bò ở trạng thái buồng trứng không hoạt động (hàm lượng progesterone trong máu dưới ngưỡng 0,5 ng/ml). Hàm lượng progesterone trong máu tăng nhanh (P<0,05) đạt đỉnh 13,94±1,41,0 ng/ml ở bò đã đẻ sau khi đặt dụng cụ tẩm trong vòng 24 giờ và 19,15±3,30 ng/ml ở bò tơ vào ngày đặt dụng cụ tẩm progesterone vào âm đạo thứ 2, sau đó giảm dần cho đến ngày thứ 7 trước khi rút dụng cụ tẩm ra khỏi âm đạo. Nhưng sau rút dụng cụ tẩm ra trong vòng 24h, nồng độ progesterone mặc dù có giảm nhưng vẫn cao

hơn ngưỡng cơ bản với 1,19±0,53 ng/ml ở bò đã đẻ và 1,27±0,68 ng/ml ở bò

tơ. Cho đến ngày thứ 2 và thứ 3 sau khi rút dụng cụ tẩm ra khỏi âm đạo, nồng

độ progesterone mới giảm xuống thấp dưới ngưỡng cơ bản (0,24 ng/ml; 0,37 ng/ml) và (0,13 ng/ml; 0,14 ng/ml). Nồng độ estrogen đạt đỉnh 53 pg/ml vào ngày thứ nhất và thứ 2 sau khi rút dụng cụ tẩm ra khỏi âm đạo - giai đoạn này

có đến 80% bò động dục. Kết quả tương tự được báo cáo bởi nghiên cứu gần

đây của Armağan & cs. (2019) khi kiểm tra hàm lượng progesterone trong

máu bò được đặt dụng cụ PRIDs (progesterone-releasing intravaginal devices

- PRID Delta®) vào âm đạo trong 7 ngày, mức progesterone thấp nhất ghi

nhận được vào ngày thứ 9 (tức ngày thứ hai sau khi rút dụng cụ tẩm ra khỏi

âm đạo) thí nghiệm được lặp lại 3 lần (lần 1 sử dụng dụng cụ tẩm

progesterone mới, lần 2 và 3, sử dụng lại dụng trên). Kết quả kiểm tra hàm

lượng progesterone trong máu bò thí nghiệm thu được lần lượt là 0,71±0,33 ng/ml; 0,68±0,16 ng/ml và 0,68±0,17 ng/ml.

Các nghiên cứu trước cho thấy, sự sụt giảm nhanh của progesterone trong máu có thể xảy ra trong vòng 60 giờ sau khi rút dụng cụ tẩm ra khỏi âm đạo và gây rụng trứng ởbò cái tơ. Sau khi thể vàng bị thoái hóa hoàn toàn thì hàm lượng progesterone trong máu giảm tới dưới ngưỡng 0,5 ng/ml để thụ tinh và mang thai thành công (Armağan & cs., 2019). Vì vậy, tỷ lệđộng dục trong nghiên cứu này

cũng chủ yếu tập trung ở ngày thứ hai và thứ ba, tương ứng với kết quảthu được

4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thể trạng bò sữa đến tỷ lệ động dục sau điều trị bằng dụng cụ ProB và CIDR

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng bò sữa và thử nghiệm dụng cụ tẩm progesterone của Việt Nam sản xuất trong điều trị (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)