Sau đó bỏ dao mổ ra ngoài, dùng panh (panh kẹp) đưa vào âm đạo để kẹp làm thủng tương mạc tử cung, rút panh ra ngoài và đưa tay phải vào, chụm năm
ngón tay lại đưa vào vết mổ, xé rộng vết mổ, đưa tay qua vết rạch âm đạo vào xoang chậu để tìm buồng trứng, kéo buồng trứng vào trong âm đạo, lúc này tay
trái người phẫu thuật đưa dụng cụ cắt buồng trứng (hình 3.4) vào trong âm đạo.
Dùng tay phải đưa buồng trứng vào thòng lọng xích của dụng cụ cắt chuyên dụng và ra hiệu cho người phụ mổ bắt đầu xiết bằng cách kéo ở bên ngoài. Người phụ
mổ thắt buồng trứng một cách từ từ đề vừa cắt vừa cầm máu, khi buồng trứng bị đứt và rơi vào lòng bàn tay phải người mổ chính. Sau khi cắt xong, người phụ mổ
tiến hành rút dụng cụ ra và tay phải người mổ chính đưa buồng trứng ra bên ngoài. Tiến hành cắt buồng trứng còn lại theo phương pháp tương tự. Sau khi cắt bỏ hai buồng trứng bên phải và bên trái, dùng bông cồn tẩm iod sát trùng vết mổ
trong âm đạo. Dùng kháng sinh 3 ngày liên tục phòng nhiễm trùng kế phát. Bảo quản mẫu buồng trứng trong dung dịch formol, dán nhãn ghi rõ thông tin.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Tiêm vitamin K (8 ml/con), amoxicillin 15% (0,1 ml/kg thể trọng) sau khi cắt buồng trứng, cho bò nghỉ ngơi chỗ yên tĩnh, sạch sẽ, không cho vận động
mạnh, chăm sóc ăn uống đầy đủ ngày 3 lần.
Phương pháp lấy mẫu máu
Buộc cao mũi bò vào gióng, chuẩn bị sẵn
xi lanh 5ml gắn kim 18G. Tay trái cầm đuôi bò
cách gốc khoảng 10cm dựng đuôi lên, tay phải dùng bông cồn sát trùng tại chính giữa đốt sống
thứ 2 và đốt thứ 3 của đuôi sau đó cầm xi lanh
rút cả xi lanh và kim ra khỏi bao kim, cắm vào vị trí lấy máu và chỉnh cho máu vào xi lanh, rút nhẹđể lấy khoảng 3-5 ml máu và bơm từ từ vào
Bảo quản lạnh trong hộp đá đựng mẫu, tránh ánh sáng và vận chuyển nhẹ nhàng về phòng thí nghiệm, ly tâm chắt huyết tương và bảo quản ở -200C
cho đến khi định lượng.
3.2.2.4. Phương pháp đặt và rút dụng cụ tẩm progesterone
Cố định bò vào gióng, cố định hai chân sau, cố định đuôi, vệ sinh sạch âm môn bằng cồn iod hoặc cồn 700. Lắp dụng cụ tẩm vào dụng cụđặt,
nhẹnhàng đưa vào âm đạo cho tới khi
chạm tới bên ngoài cổ tử cung (túi
cùng âm đạo), thả dụng cụ tẩm tại vị
trí này, để dây dụng cụ cong xuống
dưới và thò ra ngoài khoảng 3cm. Khi rút dụng cụ, cầm dây kéo ra nhẹ
nhàng.
Hình 3.6. Đặt dụng cụ ProB vào âm đạo bò
Phương pháp bố trí thí nghiệm so sánh hai loại dụng cụ ProB và CIDR
Thí nghiệm được phân thành ba nhóm, bao gồm hai nhóm thí nghiệm (ProB 1,3g; ProB 1,9g progesterone) và nhóm đối chứng thực hiện bằng dụng cụ CIDR (New Zealand) (hình 3.7).
Nhóm thí nghiệm 1: Thực hiện trên 03 bò bao gồm SL01, SL04 và bò SL05.
Sử dụng dụng cụ tẩm ProB được tẩm 1,9g progesterone đặt vào âm đạo bò. Thực
hiện lấy máu ngay trước khi đặt dụng cụ tẩm (ngày 0), sau đó từ ngày thứ nhất
đến ngày thứ bảy sẽ thực hiện lấy máu mỗi ngày một lần (7-9 giờ sáng). Dụng cụ
tẩm được rút ra sau khi lấy máu ở ngày thứ bảy. Lần lấy máu cuối cùng được
thực hiện sau khi rút dụng cụ tẩm 24 giờ.
Nhóm thí nghiệm 2: Đặt dụng cụ ProB tẩm 1,3g progesterone vào âm đạo
bò SL01, SL04, SL05, sau đó bò được nghỉ hai tuần và tiến hành lặp lại lần hai
Hình 3.7. Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá sự thải trừ progesterone của dụng cụ ProB và dụng cụ CIDR
Nhóm đối chứng: Thực hiện lặp lại hai lần trên bò SL02 (lần thử nghiệm thứ hai thực hiện sau hai tuần kể từ thời điểm kết thúc của lần thí nghiệm thứ 1). Sử dụng dụng cụ CIDR (Controlled internal drug release, New Zealand, tẩm 1,38g progesterone), tiến hành lấy máu như ở nhóm 1.
Mẫu máu của ba nhóm được ly tâm, chắt huyết tương, bảo quản ở -200C và
gửi đến phòng thí nghiệm Medlatec để định lượng nồng độ progesterone trong
máu.
Thí nghiệm được thực hiện trên 05 bò thí nghiệm (SL01, SL02, SL03, SL04 và SL05) và được chia thành 02 đợt:
Đợt 1: Lấy mẫu máu vào các buổi sáng (7 - 9 giờ sáng) mỗi ngày một lần, trong 7 ngày (không đặt dụng cụ tẩm);
Đợt 2: Đặt mẫu dụng cụ tẩm ProB vào âm đạo bò trong 7 ngày, mỗi ngày
lấy máu một lần cũng vào thời điểm từ 7 - 9 giờ sáng. Đợt 2 được thực hiện cách
sau đợt 1 một tuần.
Toàn bộ mẫu máu của 02 đợt được ghi đầy đủ thông tin, mẫu máu được ly tâm chắt huyết tương và gửi về phòng thí nghiệm trong ngày, bảo quản mẫu trong tủ với nhiệt độ -20oC cho đến khi định lượng cortisol.
Thí nghiệm định lượng cortisol được mô tảở hình 3.8.
Hình 3.8. Phương pháp thiết kế thí nghiệm định lượng cortisol khi đặt dụng cụ ProB
Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá tính kích ứng của dụng cụ ProB
Tiến hành thí nghiệm đặt 50 mẫu dụng cụ ProB (lô thí nghiệm) và 50 mẫu dụng cụ CIDR (lô đối chứng) vào âm đạo bò trong 7 ngày. Sau 7 ngày, rút dụng cụ tẩm ở cả hai lô và đánh giá mức độ kích ứng của dụng cụ tẩm lên niêm mạc
âm đạo bằng cách quan sát dịch, mủ và máu bám trên thân và hai cánh dụng cụ
Bảng 3.3. Đánh giá kích ứng của dụng cụ tẩm progesterone
Mức độ Biểu hiện
Điểm 0
(bình
thường)
- Dịch nhày trong, không có vẩn lạ bám ở thân hoặc cánh của dụng cụ tẩm.
- Đường sinh dục của bò bình thường (không có dịch viêm, niêm mạc màu hồng nhạt).
Điểm 1
(kích ứng nhẹ)
- Dịch nhày trong, có vẩn lạ bám ở thân và một cánh của dụng cụ tẩm hoặc có trên cả hai cánh của dụng cụ tẩm.
- Đường sinh dục của bò bình thường (không có dịch viêm, niêm mạc màu hồng nhạt).
Điểm 2
(viêm nhẹ)
- Dịch màu trắng đục, có vẩn bám ở cả thân và hai cánh của dụng cụ tẩm.
- Đường sinh dục của bò có hiện tượng viêm nhẹ.
Điểm 3
(viêm nặng)
- Dịch viêm có lẫn máu bám ở bất kỳ vị trí nào của dụng cụ
tẩm.
- Đường sinh dục của bò vị viêm có dịch viêm chảy ra đôi khi
lẫn máu.
3.2.3. Các phương pháp cho nội dung: Nghiên cứu ứng dụng dụng cụ tẩm ProB vào điều trị bệnh chậm động dục ở bò sữa ProB vào điều trị bệnh chậm động dục ở bò sữa
Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả gây động dục khi sử dụng dụng cụ ProB
Hiệu quảgây động dục khi sử dụng dụng cụ ProB và dụng cụ CIDR ngoài
trang trại được đánh giá thông qua sử dụng kết hợp với công thức gây rụng trứng chủđộng Ovsynch trên đàn bò sữa.
Đàn bò sữa tơ hoặc sinh sản bao gồm 202 bò được lựa chọn ngẫu nhiên tại
Ba Vì và Mộc Châu và được chia làm hai nhóm (nhóm thí nghiệm và nhóm đối
Nhóm thí nghiệm (n = 100, trong đó tại Ba Vì có 49 bò và Mộc Châu có 51 bò): Đặt dụng cụ ProB tẩm 1,3g progesterone kết hợp tiêm GnRH (2ml, Ovurelin®, Bayer Việt Nam) và vitamin ADE (5ml, Vigantol E®, Bayer Việt Nam). Bảy ngày sau, rút dụng cụ ProB, tiêm PGF2alpha (1ml, Ovuprost®, Bayer Việt Nam). Tiêm GnRH lần 2 sau 24 giờ, sau đó theo dõi động dục và ghi chép kết quả.
Nhóm đối chứng (n = 102, trong đó tại Ba Vì có 50 bò và tại Mộc Châu có 52 bò): Thí nghiệm trên nhóm đối chứng được làm tương tự như nhóm thí
nghiệm nhưng sử dụng cụ CIDR (New Zealand).
Hình 3.9. Phương pháp gây rụng trứng chủđộng khi kết hợp đặt dụng cụ ProB so với dụng cụ CIDR
Phương pháp phát hiện bò động dục
Quan sát bằng các biểu hiện ngoài bãi chăn thả, biểu hiện khác thường của bò, biểu hiện của cơ quan sinh dục ngoài và hiện tượng chảy dịch nhờn từâm đạo
ra để phát hiện bò động dục. Bò động dục có biểu hiện giảm ăn, giảm sữa, hay
nhớn nhác nhìn ngó, kêu rống, thích gần gũi, ngửi hít âm hộ và nhảy lên lưng con
khác hoặc để con khác nhảy lên lưng (nếu con ởdưới đứng yên thì bản thân con đó
chạy thì con nhảy là con động dục). Âm hộ sưng đỏ, chảy dịch nhờn, trong, lỏng
sau đó đặc dần, kiểm tra bên trong thấy tử cung co thắt và cứng hơn bình thường.
3.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và xử lý thống kê
Số liệu thu thập được được tổng hợp bằng phầm mềm Microsoft Exel, phân tích số liệu bằng phầm mềm Minitab 16.
Phương pháp phân tích số liệu cho nội dung 1: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh
hưởng đến chức năng hoạt động buồng trứng bò sữa
Sử dụng công cụ kiểm định Pearson và Likelihood Ratio để kiểm định khi
bình phương (Chi-square test) để xác định mối liên quan của các số liệu thống kê
theo các yếu tố vùng chăn nuôi, lứa đẻ, thể trạng bò sữa, loại chuồng nuôi, ảnh
hưởng của việc sử dụng thảm cao su cho bò nằm, ảnh hưởng của việc sử dụng đá
liếm cho bò đến bệnh buồng trứng. Sựsai khác có ý nghĩa thống kê nếu P<0,05.
Sử dụng phương pháp kiểm định 1 proportion test trên phần mềm Minitab
16 để kiểm định mối tương quan tỷ lệ mắc từng bệnh buồng trứng với các yếu tố
vùng chăn nuôi, lứa đẻ, thể trạng bò sữa, loại chuồng nuôi, ảnh hưởng của việc
sử dụng thảm cao su cho bò nằm, ảnh hưởng của việc sử dụng đá liếm cho bò với
độ tin cậy P = 0,05. Sựsai khác có ý nghĩa thống kê nếu P<0,05.
Phương pháp phân tích số liệu cho nội dung 2: Nghiên cứu thử nghiệm dụng cụ tẩm progesterone của Việt Nam sản xuất trên bò
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tốđể so sánh nồng độ
hormone progesterone, cortisol huyết tương của bò ở các thời điểm trước, trong và sau khi đặt dụng cụ tẩm.
Yij = µ + Ai + eij
µ là nồng độ hormone cortisol trung bình của toàn thí nghiệm
Ai là nồng độ hormone cortisol trong huyết tương của ngày thứ i (i = 8:
ngày 0 (trước đặt dụng cụ tẩm), ngày 1…ngày 7)
eij là sai sốdư thừa ngẫu nhiên với giả thiết N(0, 2
e
)
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố với mô hình tuyến
tính tổng quát trong Minitab 16.
Sử dụng phương pháp Chi-square để đánh giá mức kích ứng khi đặt dụng
cụ ProB và dụng cụ CIDR. Sựsai khác có ý nghĩa thống kê nếu P<0,05.
Phương pháp phân tích số liệu cho nội dung 3: Ứng dụng dụng cụ tẩm ProB
vào điều trị bệnh chậm động dục ở bò sữa
Sử dụng phương pháp Chi-Square để kiểm tra kết quảgây động dục trên bò
sữa tại Ba Vì, Mộc Châu khi sử dụng dụng cụ ProB và dụng cụ CIDR và đánh
giá tỷ lệ động dục theo điểm thể trạng. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi P<0,05.
Sử dụng phương pháp kiểm định 1 proportion test và 2 proportion test trên
phần mềm Minitab 16 để so sánh tỷ lệ bò động dục theo ngày sau rút dụng cụ
tẩm giữa hai nhóm bò đặt dụng cụ CIDR và ProB tại Ba Vì và Mộc Châu. Sự sai
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH BUỒNG TRỨNG BÒ SỮA
Đàn bò sữa có biểu hiện chậm động dục được các bác sỹ Thú y đánh giá
chức năng hoạt động của buồng trứng. Thu thập số liệu và ghi chép lại những
trường hợp bò bị bệnh buồng trứng được phát hiện khi khám buồng trứng quan trực tràng ở các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại 03 vùng chăn nuôi,
bao gồm vùng Hà Nội - Hà Nam (đại diện cho vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng), Vĩnh Phúc (đại diện cho vùng trung du Bắc Bộ) và Sơn La (đại diện
cho vùng núi phía Bắc).
Nghiên cứu tập trung đánh giá một số yếu tốảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng như yếu tốvùng chăn nuôi, lứa đẻ, thể trạng bò, loại chuồng nuôi, sử
dụng thảm cao su, bổsung đá liếm.
4.1.1. Kết quảđánh giá một số yếu tố liên quan đến các bệnh buồng trứng cụthể trên các bò mắc bệnh được điều tra thể trên các bò mắc bệnh được điều tra
Nghiên cứu đánh giá sự tác động của sáu yếu tố là vùng miền (818 bò), lứa đẻ (777 bò), điểm thể trạng (601 bò), loại chuồng nuôi (449 bò), thảm cao su (449 bò) và đá liếm (444 bò) đến tỷ lệ mắc ba bệnh buồng trứng gồm bệnh thể vàng tồn lưu, bệnh u nang buồng trứng và bệnh buồng trứng không hoạt động trong số các bò bị mắc bệnh buồng trứng qua khám lâm sàng. Kết quảthu được được trình bày ở bảng 4.1.
Kiểm định Khi bình phương của cả hai trường phái kiểm định là Pearson và
Likelihood Ratio đều cho có kết quảP<0,05, như vậy có thể chắc chắn rằng cả 6 yếu tốđược khảo sát trên đều ảnh hưởng đến bệnh buồng trứng. Cho đến nay, đã
có nhiều nghiên cứu đánh giá về những yếu tốlàm tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng bao gồm lứa đẻ, điểm thể trạng, mùa vụ và yếu tố gen di truyền. Yếu tố
dinh dưỡng, quản lý, loại chuồng (Youngquist & cs., 2006; Simensen & cs.,
2010; Vanholder & cs., 2006) cũng đã được xác định có liên quan.
Bảng 4.1. Kết quảảnh hưởng của sáu yếu tốđến các bệnh buồng trứng ở bò sữa STT Yếu tố Phương pháp kiểm định Chi- square DF P-Value 1 Vùng chăn nuôi (n=818) Pearson 70,766 4 0,000 Likelihood Ratio 69,292 4 0,000 2 Lứa đẻ (n=777) Pearson 23,029 4 0,000 Likelihood Ratio 24,317 4 0,000 3 BCS (n=601) Pearson 25,914 4 0,000 Likelihood Ratio 25,938 4 0,000 4 Loại chuồng nuôi (n=449) Pearson 42,478 2 0,000 Likelihood Ratio 41,998 2 0,000 5 Sử dụng thảm cao su (n=449) Pearson 70,585 2 0,000 Likelihood Ratio 72,216 2 0,000 6 Khẩu phần bổ sung đá liếm (n=444) Pearson 6,212 2 0,045 Likelihood Ratio 7,012 2 0,030 4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố vùng đến tỷ lệ bò mắc các bệnh buồng trứng
Bò sữa qua thăm khám lâm sàng đã được chẩn đoán mắc bệnh buồng trứng
nuôi tại ba địa điểm đại diện cho 3 khu vực có đặc điểm vềđịa lý và khí hậu khác nhau của miền Bắc Việt Nam gồm vùng châu thổ sông Hồng (Hà Nội, Hà Nam),
vùng trung du (Vĩnh Phúc) và vùng cao nguyên (Sơn La), được tổng hợp và đánh
giá theo (1) tỷ lệ bò mắc các bệnh buồng trứng cụ thể trên tổng số bò mắc bệnh
được khám trong cùng khu vực; (2) Tỷ lệ bò mắc 1 loại bệnh buồng trứng cụ thể
trên tổng số bò mắc bệnh được khám giữa các khu vực nghiên cứu. Kết quả thu
được được trình bày ở bảng 4.2.
Trong tổng số 818 bò được xác định mắc bệnh buồng trứng qua khám lâm sàng, có 412 bò được xác định ở vùng Vĩnh Phúc, chiếm nhiều nhất với tỷ lệ
50,37%, tiếp đó là bò được nuôi ở vùng Hà Nội - Hà Nam, có 221 bò, chiếm tỷ
lệ 27,02% và Sơn La với 185 bò, chiếm tỷ lệ 22,62%. Kiểm định tỷ lệ bò mắc bệnh giữa các vùng cho kết quả P<0,05. Theo Sindre & cs. (2010), sự khác biệt về tỷ lệ bò mắc bệnh buồng trứng giữa các vùng địa lý có liên quan đến thay
đổi khí hậu giữa các khu vực nghiên cứu. Sơn La (huyện Mộc Châu) nằm ở
vùng cao nguyên có độ cao lớn nên mùa hè có khí hậu mát mẻ nhiệt độ trung
bình từ 18-23oC, nhiệt độ xuống thấp đến khoảng 4°C vào mùa đông. Trong khi
đó, cả Hà Nội (huyện Ba Vì và huyện Gia Lâm) - Hà Nam (huyện Duy Tiên) và
Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Tường) có nền nhiệt độ cao hơn, trung bình 24-25°C.
Độdài ngày đêm có sựthay đổi theo mùa.
Sự khác biệt về khí hậu theo mùa dẫn tới có sựthay đổi về khoảng thời gian bò tiếp xúc với ánh sáng cũng như nhiệt độở những cường độ khác nhau. Chu kỳ