Buồng trứng không hoạt động

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng bò sữa và thử nghiệm dụng cụ tẩm progesterone của Việt Nam sản xuất trong điều trị (Trang 28)

Nguồn: Sử Thanh Long & Bùi Duy Quang (2017)

Hình 2.10. Động thái progesterone trong máu bò bị bệnh buồng trứng không hoạt động

Như vậy, có thểxác định bệnh buồng trứng không hoạt động qua việc khám buồng trứng, trên bề mặt buồng trứng trơn, nhẵn bóng, không có thể vàng, không có nang trứng. Ngoài ra, xét nghiệm hàm lượng progesterone trong máu hoặc trong sữa bằng phương pháp ELISA, nếu nồng độ progesterone đều dưới ngưỡng 1,0 ng/ml máu hoặc 5,0 ng/ml sữa thì bò bị bệnh buồng trứng không hoạt động

(SửThanh Long, 2018; Tăng Xuân Lưu & cs., 2015).

2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.4.1. Nghiên cứu ởtrong nước

Bò được thuần hóa và chăn nuôi ở Việt Nam từ rất lâu đời, đi cùng với sự

phát triển đấu tranh dựng nước và giữnước của dân tộc, chủ yếu là để cung cấp thịt và sức kéo cho người dân. Tới những năm 20 của thế kỷ XX (1920-1923) mới có sự xuất hiện của giống bò nhập ngoại (khoảng 300 bò Red Sindhi và bò Ongole) nuôi ở Sài Gòn và Hà Nội với mục đích cải tạo đàn bò nội hiện có. Sau

đó, trong giai đoạn năm 1937-1942, người Pháp đã nhập lại hai giống bò Ongole,

Red Shindhi cùng với bốn giống bò khác là Jersey, Tharpara, Sahiwal, Haryana về nuôi tại Sài Gòn Chợ Lớn và Bến Cát Bình Dương, hình thành khu vực nuôi bò cho sữa nhập ngoại đầu tiên tại Việt Nam (Hoàng Kim Giao & Hoàng Thiên

Hương, 2015). Tuy nhiên, do trình độ khoa học kỹ thuật còn chưa có, các trung

tâm này hoạt động kém hiệu quả và giải thể, để lại một hệ thống bò sữa lai giữa bò nhập ngoại và bò nội trong dân. Đến những năm 1959-1960, được sựgiúp đỡ

của Trung Quốc, giống bò sữa HF (Holstein Friesian) đã được đưa vào miền Bắc

để chăn nuôi tại Ba Vì (Hà Nội), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La) và Than

Uyên (Lai Châu). Cùng với đó, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng tinh lỏng sử dụng mỏ vịt trên bò sữa được chuyển giao và thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc (Đinh Văn Cải & Nguyễn Ngọc Tấn, 2007). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như thời tiết, khí hậu, chăm sóc,

dịch bệnh, đặc biệt là khoa học công nghệlúc đó chưa phát triển khiến dịch bệnh

trên bò xảy ra thường xuyên nên bò phát triển kém. Sau đó bò được gom lại và chuyển lên Mộc Châu - Sơn La (1969 - 1970) và tồn tại tới ngày nay với tên gọi là Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu. Năm 1970-1971, Việt Nam tiếp tục nhập 1.000 bò HF từ Cu Ba về nông trường Mộc Châu và nông trường Sao Đỏ,

Sơn La để bổ sung đàn. Năm 1976, bò HF đã được chuyển vào miền Nam nuôi

tại Lâm Đồng. Song song với việc chăn nuôi bò thuần, bò lai giữa bò sữa đực HF

ngoại và bò cái nội hay bò cái lai Shindhi cũng được đẩy mạnh và phát triển để

cung cấp bò cho người nuôi (Hoàng Kim Giao & Hoàng Thiên Hương, 2015).

Sau 1985, đàn bò được chuyển cho tư nhân nuôi, có sự hỗ trợ của các nhà

khoa học trong nước và quốc tế. Song song với việc phát triển đàn bò, trình độ kỹ

thuật và tay nghề của bác sỹ thú y bò sữa cũng được nâng cao dần bằng những khóa tập huấn và đào tạo, từđó đàn bò sữa có cơ hội phát triển tốt cả về sốlượng và chất lượng cho đến ngày nay. Năm 1997, Hoàng Kim Giao & Nguyễn Thanh

Dương công bố công trình: Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò, tác giả đã

đưa ra 2 phác đồ điều trị bò chậm động dục: phác đồ 1) tiêm progesterone với

liều tăng dần vào ngày 1 (25mg P4), 3 (50 mg P4), 5 (75 mg P4), ngày 7 tiêm

huyết thanh ngựa chửa. Phác đồ 2) tiêm progesterone với liệu tăng dần vào ngày 1 (30mg P4), 4 (60mg P4), 7 (90mg P4), ngày 9 tiêm huyết thanh ngựa chửa. Cả

hai phác đồ trên đều cho kết quả động dục sau 2 ngày kể từ ngày tiêm huyết

thanh ngựa chửa. Ngoài ra, một số công trình của các tác giả khác cũng được công bố như: Dùng huyết thanh ngựa chửa gây động dục đồng loạt cho bò cái

của Lê Xuân Cương & Vũ Sĩ Nhàn (1997); Nghiên cứu động thái Luteinizing (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hormone (LH) tiền rụng trứng ở bò lai hướng sữa F1 và ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo nhằm đạt tỷ lệ thụ thai cao của Phan Văn Kiểm (1998).

Sau năm 2000, phát triển chăn nuôi bò sữa được đánh dấu bằng quyết định

167/2001/QĐ/TTg về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa

ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Ngay sau đó, Việt Nam nhập thêm 10.000 bò sữa HF và Jersey thuần từ Australia, Mỹ, New Zealand và phân bổcho các vùng chăn nuôi bò sữa tại Tuyên Quang, Hà Nam, Sơn La (từnăm 2001 đến 2005) thúc đẩy

phong trào chăn nuôi bò sữa trên cảnước. Thành tựu nổi bật trong giai đoạn này

là sự kiện cho ra đời 2 bê thụ tinh trong ống nghiệm tại Vĩnh Phúc năm 2002, hai

bê sinh đôi bằng công nghệ cắt đôi phôi đầu tiên tại Việt Nam năm 2002 (Hoàng

chậm sinh ở bò lai hướng sữa (Nguyễn Thị Tú & Đặng Thái Hải, 2004); cải tiến và thích nghi các kỹ thuật gây động dục và rụng trứng trên bò sữa Hà Lan nhằm giải quyết vấn đề chậm sinh và rút ngắn khoảng cách giữa hai lần sinh bê (Lê

Văn Ty, 2007).

Từ năm 2010 trở lại đây là giai đoạn khởi sắc của ngành chăn nuôi bò sữa

với sự phát triển mạnh mẽ của một loạt các doanh nghiệp lớn như TH True milk,

Vinamilk, Mộc Châu milk, Cô gái Hà Lan (Friesland Campina Vietnam)... Bò sữa cao sản được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như New Zealand, Australia, Mỹ,

Hà Lan... Trong giai đoạn này, một số sản phẩm khoa học được ra đời như:

Những bê đầu tiên được ra đời từ phôi phân ly giới tính của Công ty TH True

Milk; Bê BBB thuần chủng đầu tiên được ra đời bằng công nghệ mang thai hộ

(Sử Thanh Long & cs., 2019a); Dụng cụ tẩm progesterone đầu tiên của Việt Nam

được sản xuất (ProB) (Sử Thanh Long, 2018), và một số kết quả nghiên cứu về

thực trạng bệnh buồng trứng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh buồng trứng bò sữa được công bố. Theo SửThanh Long & cs. (2014) khi đánh giá ảnh

hưởng của các yếu tố viêm tử cung, mùa vụ và thể trạng bò sữa đến chức năng

hoạt động của buồng trứng trên 58 bò sữa sau đẻ 90 ngày tại các hộchăn nuôi bò

xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả cho thấy bò bị mắc

3 bệnh buồng trứng là bệnh thể vàng tồn lưu (42,27%), u nang buồng trứng (15,51%) và buồng trứng không hoạt động (36,2%), bệnh chủ yếu sảy ra vào mùa Hè và mùa Xuân, bệnh viêm tử cung ảnh hưởng lớn đến bệnh thể vàng tồn lưu

(67,85%), bò có thể trạng bình thường ít bị mắc các bệnh buồng trứng hơn. Ở

một nghiên cứu khác trên 513 bò sữa chậm động dục sau đẻ đến 90 ngày tại Mộc Châu, Sử thanh Long & Bùi Duy Quang (2017) công bố tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng chiếm 55,56% tổng số bò được khám, trong những ca bệnh đó, bệnh thể

vàng tồn lưu chiếm 16,42%, bệnh u nang buồng trứng chiếm 22,39% và bệnh buồng trứng không hoạt động chiếm 56,72%. Bệnh buồng trứng xảy ra ở các mùa khác nhau có tỷ lệ cũng khác nhau, mùa Xuân (40% bò bị bệnh u nang buồng trứng), mùa Hạ (20% bò bị bệnh u nang buồng trứng), mùa Thu (23,68% bò bị

bệnh buồng trứng không hoạt động) và mùa Đông (54,54% bò bị bệnh thể vàng

hoạt động, bò đẻ lứa thứ 3 bị bệnh thể vàng tồn lưu nhiều hơn. Bò có thể trạng gầy hay mắc bệnh buồng trứng không hoạt động, bò có thể trạng béo lại hay mắc bệnh u nang buồng trứng trong khi đó bò có thể trạng bình thường hay mắc bệnh buồng trứng không hoạt động và thể vàng tồn lưu. Đối với vùng chăn nuôi bò lâu đời khác tại Ba Vì, Sử Thanh Long & Nguyễn Thị Thúy (2015) theo dõi trên 156 bò mắc bệnh buồng trứng, phát hiện ra 98 bò không động dục sau đẻ 120 ngày

(62,82%), trong đó bệnh thể vàng tồn lưu chiếm 58,17%, bệnh u nang buồng trứng

chiếm 7,14% và bệnh buồng trứng không hoạt động chiếm 34,69%.

Sử Thanh Long & Trần Văn Vũ (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của lứa đẻ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tuổi và điểm thể trạng tới hiệu quả gây động dục bằng phương pháp Ovsynch kết

hợp dụng cụCIDR trên đàn bò sữa nuôi tại Phù Đổng, Hà Nội trên 54 bò lai HF ở

các lứa đẻ bằng công thức Ovsynch + CIDR kết hợp tiêm GnRH vào ngày đặt vòng (ngày 0); tiêm PGF2alpha vào ngày thứ 7 và rút vòng, ngày thứ 8 tiêm GnRH. Kết quả cho thấy tổ hợp hormone GnRH và PGF2alpha kết hợp vòng CIDR cho hiệu quảgây động dục tốt (84,21%). Bò đẻ lứa 1, lứa 2 và lứa 3 có tỷ

lệ động dục cao hơn bò đẻ lứa 4 và lứa 5. Lứa tuổi không ảnh hưởng đến kết quả

gây động dục trong nghiên cứu này (P>0,05), bò có điểm thể trạng 2,75-3,0 đáp

ứng tốt với phương pháp gây động dục.

Tăng Xuân Lưu & cs. (2014a) nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, lứa đẻ và

thể trạng đến hoạt động của buồng trứng bò sữa sau đẻ 120 ngày nuôi tại Ba Vì,

Hà Nội, trên 746 bò không có biểu hiện động dục sau đẻ 120 ngày bằng phương

pháp khám buồng trứng qua trực tràng, kết quả có 16,75% bò mắc bệnh buồng trứng ở 3 thể bệnh gồm bệnh thể vàng tồn lưu, u nang buồng trứng và buồng trứng không hoạt động. Vào mùa Xuân và Hè, tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng cao hơn mùa

Thu và Đông, bệnh buồng trứng tăng dần theo lứa đẻ, thể trạng bò quá gầy hay quá

béo cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của buồng trứng.

Bên cạnh đó, nhiều sách tham khảo, chuyên khảo được như Giản yếu sinh sản và Thụ tinh nhân tạo bò (SửThanh Long & Dương Đình Long, 2017); Công nghệ

điểm cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nghệ sản xuất dụng cụ

tẩm progesterone đặt âm đạo góp phần nâng cao năng suất sinh sản ở bò sữa do

PGS.TS. Sử Thanh Long chủ trì.

Với tiến trình hơn 60 năm phát triển và nghiên cứu, các nhà khoa học trong

nước đã có những bước tiến nhanh chóng trong việc làm chủ công nghệ sinh sản

bò, từng bước đưa ngành chăn nuôi bò sữa trở thành lĩnh vực nông nghiệp mũi

nhọn ở Việt Nam.

2.4.2. Nghiên cứu ngoài nước

Hiện nay, việc ứng dụng các liệu pháp hormone trong kiểm soát sinh sản

đàn bò đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và không ngừng cải tiến

để phù hợp với điều kiện và mục đích chăn nuôi. Một số liệu pháp hormone được

ứng dụng phổ biến như sau:

Công thc Ovsynch

Sự phát triển ban đầu của chương trình ovsynch hay còn gọi là gây rụng trứng và cố định thời gian phối giống (TAI) được mô tả vào năm 1995. Công

thức này bắt đầu với GnRH (ngày 0) và tiêm PGF2alpha vào ngày thứ 7, tiêm nhắc lại GnRH 48h hoặc từ 30-36h sau đó. Khoảng thời gian thụ tinh cũng đã

giảm đáng kể trong các chương trình TAI nhưng tỷ lệ mang thai không có sự

khác nhau. Lợi thế của việc tiêm GnRH thứ hai là gây rụng trứng, hạn chế sự duy trì nang trội quá lâu sẽảnh hưởng đến hiệu quả thụ tinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để giảm thời gian duy trì nang trứng trội, chiến lược sử dụng Ovsynch rút ngắn thời gian đã được phát triển. Khoảng thời gian giữa điều trị GnRH và PGF2alph giảm từ 7 xuống 5 ngày cùng với sựgia tăng thời kỳtrước động dục từ

48 lên 56 giờ (thời gian điều trị GnRH lần thứ hai) cho đến 72 giờ đã cải thiện

khảnăng sinh sản ở bò thịt (Bridges & cs., 2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu bổ

sung là cần thiết để xác định thời gian lý tưởng của động dục, thời gian thụ tinh và số lần xử lý PGF2alpha có thể khác nhau giữa hai phương pháp.

Một số phương pháp khác của Ovsynch đã được thay đổi, tập trung vào sự

phát triển nang trứng trong giai đoạn cuối khi bổ sung thêm eCG hoặc FSH. Ở bò

dục hoặc bò có điểm thể trạng thấp (Souza & cs., 2009; Ayres & cs., 2010; Pulley & cs., 2013). Điều trị với eCG được chứng minh có hiệu quả hơn là điều trị FSH ở bò thịt Nelore không động dục (SaFilho & cs., 2009; Sales & cs., 2011). Nghiên cứu của Vasconcelos & cs. (1999) đã cho thấy có sựđáp ứng khác nhau khi nhận GnRH lần đầu bởi các bò đang ở các giai đoạn ngẫu nhiên trong chu kỳđộng dục. Nếu GnRH điều trị vào ngày 5 đến ngày 9 của chu kỳ sẽ gây rụng trứng ở hầu hết các bò. Nghiên cứu khác cũng quan sát thấy bò sữa được

điều trị bằng Ovsynch vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 9 có khả năng sinh sản cao

hơn so với ứng dụng vào những ngày khác của chu kỳ (Keith & cs., 2005).

Colazo & Ambrose (2015) đã đánh giá công thức Ovsynch+PRID 5 ngày

so với 7 ngày trên 500 bò sữa. Kết quả cho thấy, công thức Ovsynch+PRID 5

ngày, bò có ít đáp ứng với PGF2alpha hơn nhưng tỷ lệ có chửa sau thụ tinh nhân

tạo không có sự khác biệt với nhóm 7 ngày.

Công thc Pre-synch

Công thức Presynch hay còn gọi là chương trình đồng bộ hóa chu kỳtrước,

thường sử dụng hai lần PGF2alpha. Nghiên cứu với mục đích đánh giá liệu bò có

hay không có đáp ứng với công thức Presynch, cụ thể tiêm PGF2alpha hai mũi

cách nhau 14 ngày, sau 12 ngày tiếp theo sẽ bắt đầu sử dụng công thức Ovsynch. Một chuỗi các nghiên cứu khác đã báo cáo rằng chiến lược Presynch sử

dụng hai lần PGF2alpha từ 10 đến 14 ngày trước khi Ovsynch đã cải thiện tỷ lệ

thụ tinh khi so với chỉ sử dụng Ovsynch. Tiêm mũi đơn PGF2alpha trước Ovsynch 12 ngày và thụ tinh lần đầu không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu tiêm PGF2alpha vào ngày thứ12 trước khi Resynch (PGF2alpha vào ngày 34 sau lần

thụ tinh đầu tiên, Ovsynh thực hiện lại sau đó 12 ngày) không làm tăng tỷ lệ thụ

tinh (Silva & cs., 2007). Khoảng thời gian ngắn hơn từ lần điều trị PGF2alpha thứ hai của Presynch đã cải thiện khả năng sinh sản so với khoảng thời gian dài

hơn (11 ngày đạt 36,4% so với 14 ngày đạt 30,2%) (Galvao & cs., 2007). Một

trong những cách phổ biến nhất của Presynch-Ovsynch là kết hợp phát hiện động dục sau lần xử lý PGF2alpha thứ hai và sau đó đưa tất cả bò không được phát

hiện động dục trong thời kỳ Presynch đã làm giảm khả năng sinh sản đối với Ovsynch/AI theo thời gian.

Công thc Heatsynch

Công thức Heatsynch hay còn gọi là công thức gây động dục chủ động

được phát triển bằng cách sử dụng estradiol thay thế cho hormone gonadotropin (GnRH) lần đầu trong công thức Ovsynch. Việc tiêm estradiol có thể gây ra sự

gia tăng LH, kích thích rụng trứng và hình thành thể vàng cũng như biểu hiện

động dục giữa việc tiêm PGF2alpha và thời điểm TAI. Mielke & cs. (2016) đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đánh giá hiệu quả giữa việc tiêm GnRH (167 bò) so với estradiol (158 bò) trong

công thức Heatsynch, kết hợp đặt dụng cụ CIDR trong 7 ngày. Thụ tinh nhân tạo

được thực hiện sau khi phát hiện động dục 12h, kết quả cho thấy sử dụng GnRH hoặc estradiol ở lần đầu tiên trong công thức không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai.

Ahmadi & cs. (2016) cũng đã đánh giá thời gian tiêm estradiol không ảnh hưởng

đến tỷ lệ thụ thai khi bò ở các lứa đẻ khác nhau, nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiêm estradiol 24 giờ sau khi tiêm prostaglandin ở bò kết hợp với CIDR

trường hợp có hoặc không có thể vàng trên buồng trứng cho tỷ lệ có chửa cao

hơn ở lứa hai. Trong khi tiêm estradiol 48h sau khi dùng prostaglandin có thể cải

thiện tỷ lệ mang thai ở bò cái đẻ lứa đầu.

Công thc Cosynch

Công thức Cosynch hay còn gọi là đồng bộ hóa rụng trứng dựa vào thúc

đẩy phát triển một sóng nang mới thông qua bổ sung GnRH trước khi gây thoái hóa thể vàng bằng PGF2alpha, nang trứng trưởng thành mới nổi buộc rụng trứng

bởi tác động của việc tiêm nhắc lại GnRH lần hai, bò thụ tinh được thực hiện

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng bò sữa và thử nghiệm dụng cụ tẩm progesterone của Việt Nam sản xuất trong điều trị (Trang 28)